Xây dựng nội dung chất lượng đang trở thành xu thế tất yếu trong kế hoạch phát triển website hiện nay. Tuy nhiên, tài nguyên trên mạng rất dễ bị đánh cắp. Bởi vậy đăng ký DMCA là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền tác giả cho website của bạn. Vậy DMCA là gì và cách thức hoạt động của thuật ngữ này ra sao?
Cùng Bizfly tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề này theo nội dung dưới đây.
DMCA (tên viết tắt của Digital Millennium Copyright Act) là luật bảo vệ quyền tác giả cho các sản phẩm công nghệ trên Internet. Bộ luật này được chính thức ban hành ở Mỹ vào năm 1998 và được áp dụng đến hiện nay.
DMCA là gì?
Đi kèm với quy định về bảo vệ quyền tác giả, DMCA đồng thời buộc tội các hành vi cố ý vi phạm bản quyền như bẻ khóa, sao chép,... Nhờ bộ luật này, các nội dung đã đăng ký bản quyền số hóa trên website sẽ được bảo vệ, việc đánh cắp thông tin được hạn chế tối đa.
Sử dụng DMCA là xu hướng chung của hầu hết các website khi bắt đầu hoạt động. Khả năng bảo vệ quyền tác giả của bộ luật này khiến các doanh nghiệp không còn phải lo lắng về vấn đề bản quyền nữa. Những gì họ cần làm chỉ là sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ, còn việc bảo vệ có thể giao cho bên thứ ba.
DMCA quy định rất rõ về các nội dung bảo vệ bản quyền. Khi đăng ký quyền tác giả cho website, DMCA sẽ giúp bạn bảo vệ tất cả các sản phẩm số bạn tạo ra và đăng ký bản quyền, ví dụ:
Sau khi đăng ký bản quyền cho website, DMCA sẽ giúp bạn phạt các trang web khác nếu họ sử dụng các sản phẩm của bạn và không ghi nguồn. Lưu ý, DMCA sẽ chỉ bảo vệ bản quyền cho các sản phẩm kỹ thuật số được đăng ký. Vậy nên, để tránh bị đánh cắp tài nguyên, hãy đăng ký DMCA sớm nhất có thể.
Để bảo vệ quyền tác giả của các website, tránh gây nên các tranh chấp về vấn đề nội dung, DMCA xây dựng cho mình cách thức hoạt động riêng. Cụ thể:
Cách thức hoạt động của DMCA
Tùy từng mức độ vi phạm mà DMCA sẽ đưa ra những hình thức phạt khác nhau cho website đánh cắp thông tin. Những trường hợp vi phạm nhẹ, luật bản quyền sẽ bảo vệ tác giả bằng cách xóa nội dung vi phạm trên công cụ tìm kiếm. Với trường hợp vi phạm nặng, DMCA có thể sẽ xóa toàn bộ website khỏi các công cụ tìm kiếm.
Có thể bạn quan tâm: Quản trị nội dung website như thế nào để phát triển website hiệu quả?
Để kiểm tra xem website có bị dính DMCA không, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Cách kiểm tra website có dính DMCA
Với các nhà quản trị website, đăng ký DMCA là cần thiết bởi việc này vừa giúp bạn bảo vệ nội dung website, tránh bị đánh cắp chất xám, đồng thời bảo vệ website không bị “report DMCA” bởi các SEO blackhat.
Để việc đăng ký DMCA trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn đăng ký và sử dụng luật bản quyền này trong phần nội dung phía dưới.
Hướng dẫn sử dụng DMCA cho website
Để đăng ký DMCA cho website, bạn cần tiến hành theo các bước sau:
Trong quá trình hoạt động, nếu bạn phát hiện website của mình bị đánh cắp thông tin, hãy báo cáo vi phạm bản quyền cho DMCA bằng cách thực hiện các thao tác sau:
Sau khi nhận được báo cáo của bạn, DMCA sẽ tiến hành xác minh thông tin và đưa ra xử phạt nếu cần thiết.
Bạn đã đăng ký DMCA cho website của mình chưa? Nếu chưa thì nhanh chóng làm theo các hướng dẫn trên để bảo vệ quyền tác giả cho trang web của mình ngay nhé. Trong quá trình đăng ký, nếu gặp phải khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Bizfly bất cứ lúc nào.
Đừng quên Bizfly vẫn đang cung cấp gói giải pháp thiết kế website toàn diện với công nghệ nền tảng Cloud giúp bảo mật tối ưu, chống hacker xâm phạm với giá vô cùng ưu đãi. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 64 65 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Tạo dựng dấu ấn thương hiệu với website đẳng cấp từ BizWebsite
Uy tín - Chuyên nghiệp - Thân thiện với người dùng