Hợp tác với Influencer là hình thức marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những tiêu chí đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing. Bài viết dưới đây, Bizfly sẽ chia sẻ vấn đề này.
Influencer Marketing là hình thức marketing phổ biến khi doanh nghiệp kết hợp cùng với những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội để họ giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo nghiên cứu, việc thực hiện Influencer Marketing mang lại hiệu quả khá tốt cho doanh nghiệp và giúp tăng trưởng doanh số, mức độ nhận diện sản phẩm tốt hơn.
Influencer là những người ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng mục tiêu. Đa phần khách hàng đã biết và yêu thích, đặt niềm tin tuyệt đối vào Influencer nên khả năng cao, họ cũng bị thuyết phục và quan tâm đến sản phẩm của thương hiệu.
Mặt khác, kho doanh nghiệp muốn mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, việc hợp tác với nhiều Influencer sẽ lan toả thương hiệu mạnh mẽ hơn bất kì kênh truyền thông nào.
Một trong những tiêu chí đầu tiên để đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing là chỉ số về lợi nhuận đầu tư (ROI). Chỉ số này có được khi doanh nghiệp lấy tổng doanh thu trừ đi chi phí đầu tư ban đầu.
Khi ROI dương, chứng tỏ kế hoạch có hiệu quả và doanh nghiệp có thể triển khai tiếp chiến dịch. Ngược lại, khi chỉ số này âm, hãy phân tích những yếu tố nào chưa đạt hiệu quả để cải thiện.
Để phân tích được chỉ số về lợi nhuận đầu tư, mọi người có thể trả lời các câu hỏi: chiến dịch đã tạo ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng, chỉ số traffic là bao nhiêu, đạt doanh số ra sao…. Khi trả lời được vấn đề này, doanh nghiệp sẽ biết được yếu tố nào chưa hiệu quả và cải thiện ở chiến dịch sau.
Không thể phủ nhận rằng, Influencer tác động khá nhiều đến hành vi mua hàng của đối tượng mục tiêu. Do đó, để đo lường hiệu quả chiến dịch, doanh nghiệp có thể quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng để đo lường mức độ ảnh hưởng của Influencer.
Bằng cách kiểm tra xem có bao nhiêu người dùng mã giảm giá của chiến dịch, link bán hàng phân phối, số lượng người điền form đăng kí…. doanh nghiệp có thể đo lường chính xác hiệu quả của Influencer.
Chí phí trên lượt click (CPC), được tính dựa trên số tiền thực tế phải trả cho Influencer hoặc số lượt click vào website trong khoảng thời gian nhất định thông qua bài giới thiệu của họ.
Để đo lường chỉ số này rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần gắn UTM tags cho link đó sẽ biết được chi phí đã bỏ ra. CPC còn cho phép xem mức độ ảnh hưởng của từng Influencer khác nhau trong cùng thời điểm của toàn bộ chiến dịch.
Tỷ lệ click chuột (CTR) cũng là chỉ số có khả năng đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing. Người dùng đa phần sẽ bị thu hút bởi những quảng cáo có sự thúc đẩy mua hàng từ người nổi tiếng, với nhiều hình thức tiếp cận khác nhau.
Với chỉ số CTR, doanh nghiệp dễ dàng xác minh được có bao nhiêu người thật sự quan tâm đến nội dung quảng cáo có hình ảnh của Influencer.
Xây dựng website dành cho doanh nghiệp và thương hiệu là điều cần thiết. Để tối ưu hoá, mọi người cần tăng traffic bằng cách đo lượt truy cập vào website thông qua backlink.
Sử dụng Google Analytics sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing khi kết hợp cùng Influencer. Đây cũng là bằng chứng cho thấy số lượng người dùng đăng ký nhận thông tin, điền form liên hệ, tương tác cùng chatbox có chính xác không. Hãy thu hút thật nhiều khách hàng truy cập vào website của bạn.
Có nhiều doanh nghiệp khi hợp tác với Influencer không chỉ sử dụng hình ảnh của họ mà còn dưới dạng các video hướng dẫn, tổ chức chương trình hội thảo, sự kiện. Khi hợp tác với hình thức này, mọi người có thể đo lường hiệu quả bằng danh sách đăng kí người tham gia.
Chỉ số này mang giá trị cao hơn nhiều so với những lượt truy cập thông thường. Nếu thương hiệu thu hút được số lượng người tham gia đông, cho thấy hiệu quả của chiến dịch vượt trên cả mong đợi và có thể áp dụng nhiều lần sau đó.
Sử dụng Influencer cũng giúp doanh nghiệp có đa dạng hơn các dạng nội dung, hình thức truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu hấp dẫn hơn với người dùng. Việc của đội ngũ marketer là đo lường chỉ số gia tăng của danh sách đăng kí làm KPI cho chiến dịch.
Để đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing, có một chỉ số nữa mà doanh nghiệp có thể dùng là lượng người hâm mộ của Influencer. Có một thực tế là không ai thích xem quảng cáo hay bị gián đoạn nội dung bằng những bức hình hay video quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, nếu là Influencer tài trợ hoặc giới thiệu nhãn hàng thì khán giả lại yêu thích nó.
Nguyên nhân là bởi khi nhận lời quảng cáo cho bất kì nhãn hàng nào, Influencer cũng cần xem xét để phù hợp với cá nhân và những người hâm mộ của họ. Khi giới thiệu sản phẩm, Influencer cũng đưa ra một cách tự nhiên, giúp người xem không có cảm giác bị làm phiền.
Đa phần những người hâm mộ trung thành sẽ tin và sử dụng sản phẩm mà Influencer giới thiệu dù trước đó không hề biết về sản phẩm đó. Lòng trung thành của khách hàng giờ đây đối với sản phẩm cũng như đối với Influencer mà họ hâm mộ.
Không chỉ vậy, Influencer sẽ là đối tượng kể những câu chuyện về thương hiệu một cách tự nhiên và gần gũi nhất. Những thông điệp về sản phẩm sẽ được lan toả rộng rãi và lấy được cảm tình của khách hàng. Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ trước khi đưa ra thông điệp cho Influencer.
Trước khi quyết định lựa chọn Influencer, hãy xem xét những nền tảng mà họ đang sử dụng, có phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Hãy chắc chắn rằng, đối tượng trên những kênh đó có lượng khán giả giống với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Các nền tảng phổ biến hiện nay có thể kể đến như Youtube, Facebook, Instagram….
Mức độ tương tác cũng được coi là yếu tố khá quan trọng đối với bất kì chiến dịch marketing nào. Influencer càng có mức độ uy tín cao thì lời quảng cáo của họ càng có giá trị và được nhiều khán giả làm theo.
Suy cho cùng, mục tiêu của nhãn hàng là khiến khách hàng quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm của mình.
Do đó, xác định mức độ tương tác đến bài quảng cáo của Influencer giúp đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing. Tỷ lệ bình luận, lượt hiển thị… là những con số cụ thể có khả năng đo lường chính xác nhằm xem mức độ ảnh hưởng của sản phẩm đến khách hàng.
Những chỉ số thể hiện mức độ tương tác phổ biến gồm có: clicks, likes, shares, reactions, comments…. Doanh nghiệp nên theo dõi tỷ lệ này ngay cả khi chiến dihcj chưa được thực hiện để so sánh mức độ ảnh hưởng của Influencer.
Đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing là việc làm cần thiết để xác định chiến dịch có thành công hay không. Qua bài viết này, Bizfly hy vọng doanh nghiệp sẽ có chiến lược và mục tiêu đúng đắn để lan toả thương hiệu của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại