Nostalgia Marketing và cách sử dụng chiến lược tiếp thị ''hoài niệm'' hiệu quả cho doanh nghiệp

Nhật Lệ 21/03/2024

Giữa sự phát triển như vũ bão của công nghệ trong xã hội hiện đại, chiến lược marketing mang tên Nostalgia vẫn tồn tại và được nhiều người quan tâm. Vậy Nostalgia Marketing là gì, hãy cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nostalgia Marketing là gì?

Nostalgia là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên vào năm 1688 bởi Johannes Hofer - một chuyên gia y khoa người Thuỵ Sĩ. Nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là trở về nỗi đau bản quán.

Đây cũng là thuật ngữ có nhiều nghĩa, nhằm ám chỉ một trạng thái cảm xúc liên quan đến quá khứ. Thường là nỗi đau đáu, cảm giác luyến tiếc khi hoài niệm về những ký ức đã xảy ra.

Ứng dụng vào xã hội hiện đại, Nostalgia Marketing là chiến lược tiếp thị mà doanh nghiệp đánh vào những cảm xúc về tuổi thơ, tuổi thanh xuân tươi đẹp mà ai cũng từng trải qua. 

Với cách tiếp thị này, người làm marketing sẽ thường xuyên sử dụng những hình ảnh, âm thanh liên quan đến quá khứ mà ai cũng có để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Chính điều này là cốt lõi để thôi thúc khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Theo nghiên cứu, hình thức marketing này phù hợp với những thế hệ 8x, 9x đời đầu. Khi mà họ là lứa tuổi có sự cảm nhận sâu nhất về tuổi thơ mà không lệ thuộc vào công nghệ hay chuyển đổi số. Nó cũng giúp người xem cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của xã hội và nhớ về thời quá khứ đã qua.

Hầu hết những đối tượng được tiếp cận hình thức tiếp thị này đều là khách hàng tiềm năng cho nhiều ngành sản phẩm, dịch vụ. Và dù ở thời gian nào, Nostalgia Marketing cũng có thể đạt được thành công vang dội.

Vì sao thương hiệu nên lựa chọn Nostalgia Marketing

Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp lựa chọn Nostalgia Marketing làm hình thức tiếp thị cho chiến dịch của mình. Trong đó, lớn nhất phải kể đến là khả năng tạo ra kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu.

Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn khách hàng sẽ bỏ tiền dùng dịch vụ khi nó khơi gợi được cảm xúc, đặc biệt là xúc cảm hoài niệm quá khứ, về những gì thân thuộc. Chiến dịch marketing này mang lại cảm giác thoải mái, thay thế những tiêu cực do mạng xã hội mang lại ở khắp mọi nơi. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, thương hiệu sẽ xây dựng được vị trí và hình ảnh sản phẩm với họ.

Ngoài ra, khi ưu tiên sử dụng những âm thanh, hình ảnh mang tính lịch sử cũng giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy hơn, khiến người dùng tin tưởng doanh nghiệp sẽ mang đến giá trị bền vững. Niềm tin là điều khó xây dựng nhất, nhưng bằng Nostalgia Marketing, thương hiệu sẽ dễ dàng khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng, muốn gắn bó.

Nostalgia Marketing tạo nên mối liên hệ cảm xúc với khách hàng
Nostalgia Marketing tạo nên mối liên hệ cảm xúc với khách hàng

Những điểm chạm hoài niệm

Xét theo khía cạnh khoa học, cảm giác hoài niệm sẽ được kích thích bởi 4 điểm chạm:

  • Âm thanh: Não bộ rất kì diệu và nhanh nhạy trong việc phát hiện âm thanh mà con người đã từng nghe. Chính vì lẽ đó mà âm nhạc là cầu nối của cảm xúc, kích hoạt nỗi nhớ có trong não bộ nhờ tác động đến võ não thị giác.
  • Khứu giác: Khứu giác là bộ phận xử lý mùi hương và truyền đến não bộ. Đó là nguyên nhân tại sao khi con người ngửi thấy mùi hương quen thuộc sẽ có cảm giác nhớ hoặc nỗi buồn khó diễn tả.
  • Nỗi buồn: Đây là cảm xúc nghe có vẻ cô đơn nhưng nó lại tác động mạnh mẽ đến nỗi nhớ. Khi nhớ về những kỉ niệm trong quá khứ, dù là buồn hay vui cũng sẽ giúp con người có thêm động lực để chống lại sự tiêu cực của hiện tại và cải thiện cảm xúc đáng kể.
  • Thị giác: Thị giác luôn là thứ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ nhất với con người. Não bộ của con người được lập trình để có niềm tin mạnh mẽ vào những gì chúng ta thấy. Hầu hết những kí ức đều được ghi lại bằng thị giác.

Những điểm chạm này sẽ là bắt nguồn cho sáng tạo và trở thành những gợi ý hay ho cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Những bài hát được sử dụng lâu đời, những thiết kế mang phong cách hoài cổ sẽ là điểm chạm ấn tượng đến khách hàng mục tiêu. 

Có rất nhiều ý tưởng để doanh nghiệp có thể lựa chọn nhưng hãy lấy một điểm chạm gần nhất với khách hàng để triển khai chiến dịch hiệu quả nhất.

Các bước áp dụng Nostalgia Marketing

Bước 1: Thấu hiểu mục tiêu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu về đặc điểm, hành vi của đối tượng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến. Đây là bước quan trọng nhất để xác định được chiến lược Nostalgia Marketing hiệu quả. Khi tìm hiểu được đặc điểm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết rõ nền tảng văn hoá, quá khứ và những hoài niệm của họ.

Bước 2: Xác định những phạm trù thuộc kí ức

Khi đã hiểu rõ khách hàng, không khó để doanh nghiệp thống kê và lựa chọn chiến lược marketing của riêng mình. Bằng cách quyết định một sự kiện, ý tưởng hoặc điểm chạm liên quan đến quá khứ của khách hàng, doanh nghiệp sẽ khơi gợi nên những xúc cảm tích cực nhất.

Bước 3: Kết hợp với đặc điểm của sản phẩm và thương hiệu

Khi đã hiểu rõ khách hàng và lựa chọn được điểm chạm, hãy kết hợp những thông tin này với đặc tính của sản phẩm một cách hiệu quả. Nếu không xây dựng được mối liên kết với sản phẩm thì dù điểm chạm của doanh nghiệp có thú vị đến mấy thì chiến lược Nostalgia Marketing cũng coi là thất bại.

Hãy thuyết phục khách hàng rằng, thương hiệu và sản phẩm đáng tin cậy, có độ uy tín cao, mang lại những giá trị bền vững lâu dài chứ không chỉ là hiện tại thì khi đó chiến dịch đã thành công.

Bước 4: Cân bằng giữa hoài niệm và sự đổi mới

Bí quyết làm nên thành công của chiến dịch còn nằm ở việc kết hợp giữa các yếu tố của hoài niệm với yếu tố hiện đại để phù hợp với thị hiếu của khán giả. Nếu chỉ chăm chăm nhìn về quá khứ, rất khó để mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Lắng nghe khách hàng

Khi doanh nghiệp biết lắng nghe và thấu hiểu những nhu cầu của đối tượng mục tiêu sẽ giúp xây dựng nên chiến lược marketing hiệu quả. Bằng cách nghiên cứu, tổng hợp những gì khách hàng quan tâm trên mạng xã hội, chia sẻ những khảo sát, đánh giá về thương hiệu, doanh nghiệp sẽ tạo ra những giá trị tích cực cho khách hàng.

Tạo ra những sản phẩm mới trên nền giá trị cũ để là một cách gây sự chú ý của khách hàng và khiến họ quan tâm hơn đến sản phẩm của mình.

Bước 6: Sử dụng mạng xã hội

Trong thời buổi công nghệ hiện đại, nếu không tận dụng mạng xã hội để lan toả chiến dịch sẽ là bất lợi lớn của doanh nghiệp. Khi bắt gặp những hoài niệm quá khứ, con người sẽ có nhu cầu chia sẻ nó rộng rãi một cách tự nhiên. Từ đó, chiến dịch Nostalgia Marketing tạo được sức lan toả lớn.

Doanh nghiệp có thể tạo ra một hashtag cụ thể và kêu gọi chia sẻ cũng là cách tận dụng mạng xã hội tích cực không thể bỏ qua.

Các cách ứng dụng Nostalgia Marketing

Định hình phong cách thập niên

Định hình phong cách thập niên và gọi tên chúng vào concept sản phẩm là một phương thức của Nostalgia Marketing. 

Có rất nhiều ví dụ về việc ứng dụng thành công phương thức này, nổi bật nhất phải kể đến ông lớn Adidas với những sản phẩm cổ điển như Stan Smiths và Superstar từ những năm 70, 80. Đây đã trở thành dòng sản phẩm nổi trội và không bao giờ lỗi mốt của thương hiệu này suốt nhiều năm.

Gắn nỗi nhớ đối với ngày kỉ niệm

Ví dụ lớn nhất về sự thành công của phương thức này là thương hiệu Coca Cola khi sử dụng hình ảnh hoài cổ, màu đỏ và gắn với những lễ kỉ niệm lớn trong năm như dịp Noel. 

Thương hiệu đã xuất sắc trong việc gắn hình ảnh sản phẩm với những kí ức thời thơ ấu về gia đình, bạn bè, kỉ niệm vui vẻ….

Thành công của Coca Cola khi ứng dụng thành công Nostalgia Marketing
Thành công của Coca Cola khi ứng dụng thành công Nostalgia Marketing

Nhắc về những thói quen từng sử dụng

Những thói quen của quá khứ, dù hiện tại không còn sử dụng thường xuyên nhưng khi nhắc lại vẫn khiến cảm xúc con người xao động. Điển hình là thương hiệu bánh ngọt Donuts từng không ngừng nhấn mạnh họ sử dụng công thức nấu ăn từ những năm 1920.

Nhờ đó, khách hàng sẽ có cảm nhận sâu sắc về hương vị món ăn cùng chất lượng bền vững của sản phẩm.

Sử dụng dòng sản phẩm cũ

Dùng những sản phẩm cũ từng được yêu thích, trở thành kí ức đối với khách hàng và biến nó quay trở lại với một diện mạo mới là hình thức Nostalgia Marketing thường được sử dụng.

Một ví dụ về thương hiệu PepsiCo trong năm 2022, đó là hồi sinh sản phẩm Crystal Pepsi sau 30 kể từ lần đầu ra mắt vào năm 2012. Đây đã trở thành cú hích lớn, thu hút không ít khách hàng quan tâm và mua sản phẩm.

Pepsi lan toả thương hiệu đến đông đảo khách hàng
Pepsi lan toả thương hiệu đến đông đảo khách hàng

Sử dụng những bản nhạc bất hủ

Như đã nói ở trên, âm thanh là một điểm chạm tích cực đến cảm xúc của khách hàng. Những tín hiệu của quá khứ khi được truyền tải bằng âm thanh sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với con người.

Những bản nhạc hoài cổ, những âm thanh thường được nghe trong quá khứ, những bài hát vang dội một thời sẽ tạo nên mối liên kết sâu sắc giữa khách hàng và sản phẩm.

Mang biểu tượng gắn liền văn hoá đại chúng quay trở lại với khán giả

Có rất nhiều hình ảnh mang tính chất biểu tượng của quá khứ, mà khi nhắc đến không ai không biết. Khi thương hiệu mang nó quay trở lại và công bố rộng rãi sẽ tạo thành trào lưu lớn, thu hút nhiều người quan tâm.

Một ví dụ tiêu biểu là việc sáng tạo nên video với 7 triệu lượt xem chỉ sau 5 ngày của trình duyệt Internet Explorer. Trong video, tất cả những biểu tượng nổi bật nhất của văn hoá đại chúng Mỹ đã được trở lại khiến ai cũng cảm thấy thân quen. Mục tiêu của thương hiệu là tái thiết lập mối quan hệ với khách hàng gắn bó với trình duyệt từ thuở ban đầu.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất được Bizfly tổng hợp về Nostalgia Marketing. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp doanh nghiệp định hình một chiến lược tiếp thị hiệu quả, phù hợp với sản phẩm và tiếp cận được đông đảo khách hàng.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly