Covid 19 - Cơn bão khủng đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế trong và ngoài nước. Sự ảnh hưởng này có thể nhìn thấy rõ rệt qua thói quen mua sắm của khách hàng như lựa chọn mua sắm online qua các sàn thương mại điện tử, ship hàng không tiếp xúc,... Có rất nhiều nhà kinh tế đã dự đoán sự biến đổi trong năm 2022. Hãy theo chân Bizfly để khám phá nhé.
Dưới đây là những dự đoán về xu hướng về thị trường bán lẻ trong năm 2022:
Mua sắm trực tuyến vẫn còn đang phát triển, đặc biệt là dưới những tác động của Covid-19 khiến các cửa hàng buộc phải đóng cửa. Theo 1 nghiên cứu của PwC, trong 12 tháng qua 34% người mua sắm sản phẩm trực tuyến qua PC, 38% qua máy tính bảng và 44% qua điện thoại.
Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến sự hợp tác giữa TikTok và Shopify, sự ra đời của Facebook Shops. Doanh số thương mại qua mạng xã hội của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng 35%, vượt 36 tỷ USD vào cuối năm 2021.
Người bán có thể tùy chỉnh cho những mặt hàng, tạo bộ sưu tập các sản phẩm nổi bật, sửa đổi giao diện của cửa hàng bằng các hình ảnh, màu sắc trên shop của mình trên Instagram và Facebook. Với việc này, Facebook đã tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho người dùng.
Influencer Marketing trước đây là sử dụng những hình ảnh, caption được trau chuốt kỹ lưỡng. Nhưng vào năm 2021, các thương hiệu và những Influencer đã dần thay đổi trong cách tiếp cận và quảng cáo sản phẩm. Nội dung được viết 1 cách thân thiện hơn để người xem có cảm giác gần gũi và mang tính chất chia sẻ hơn là những bài viết đậm chất quảng cáo. Sự thay đổi này sẽ tiếp tục trở thành xu hướng trong ngành bán lẻ vào năm 2022.
Kết hợp truyền thông với video là phương tiện quan trọng nhất vào năm 2022. Với việc nhiều cửa hàng truyền thống đóng cửa, người mua sắm không thể thử trực tiếp vì vậy video là cách tốt nhất để tạo sự tin tưởng và khiến khách hàng yên tâm hơn với lựa chọn của họ. Các thương hiệu đã bắt đầu hợp tác với những Influencer để tạo nội dung trên IGTV, Instagram Live, TikTok và Instagram Reels nhằm thúc đẩy cộng đồng kỹ thuật số. Nhìn chung, các thương hiệu sẽ cần chia sẻ nội dung video chân thực để các chiến dịch trong năm 2022 của họ thu hút hơn.
Các xu hướng Thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) luôn tồn tại. Vì có rất nhiều người mua sắm sẽ tiếp tục chọn mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch nên các nhà bán lẻ đã tận dụng công nghệ AR nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Chỉ số bán lẻ của Hoa Kỳ năm 2020 do IBM báo cáo cho rằng COVID-19 đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến khoảng 5 năm.
Các thương hiệu lớn như IKEA, Home Depot và Target đều có trải nghiệm mua sắm AR. Những thương hiệu nhỏ hơn như Shopify cũng đã giới thiệu Shopify AR và nhận thấy tỷ lệ chuyển đổi của những sản phẩm sử dụng AR cao hơn 94% so với các sản phẩm không sử dụng.
Tính minh bạch, giá trị và đạo đức chưa bao giờ quan trọng hơn với người mua sắm. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp cần ưu tiên chúng.
71% người tiêu dùng thích mua hàng từ những thương hiệu phù hợp với giá trị của chúng. Cuộc khảo sát vào tháng 6 năm 2021 của PwC cho thấy 50% người tiêu dùng nói rằng họ thích những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn. Vào theo Forrester, người tiêu dùng đánh giá sản phẩm và thương hiệu dựa trên đạo đức và giá trị của công ty.
Cung cấp sự minh bạch thực sự và đưa ra quan điểm về các vấn đề đạo đức có thể gây rủi ro cho các thương hiệu, nhưng khi được thực hiện đúng, nó có thể xây dựng lòng trung thành và lòng tin của khách hàng lâu dài.
Doanh số bán hàng của Amazon cao hơn bao giờ hết khi họ tiên phong ra mắt tính năng vận chuyển trong ngày (Amazon Prime). Các thương hiệu lớn như Target và Walmart cũng đã triển khai dịch vụ chuyển phát trong ngày.
Vào năm 2018, 51% nhà bán lẻ thương mại điện tử đã cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày. Mặc dù giao hàng trong ngày không còn là khái niệm mới nhưng chúng ta có thể thấy nó sẽ trở thành tiêu chuẩn và phát triển xa hơn nữa vào năm 2022.
Đầu năm 2025, các dự báo cho thấy thị trường loa thông minh toàn cầu có thể phát triển lên hơn 35,5 tỷ USD. 87,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ sở hữu 1 chiếc loa thông minh tương đương với ⅓ người tiêu dùng. Vậy xu hướng bán lẻ sẽ diễn biến như thế nào trong năm tới với loa thông minh ?
Loa thông minh đã trở thành công cụ quan trọng cho nhiều người mua sắm trực tuyến đặc biệt là trong thời buổi dịch bệnh chúng ta dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Khoảng 20% chủ sở hữu loa thông minh sử dụng chúng cho các hoạt động mua sắm chẳng hạn như đặt hàng, tìm hiểu sản phẩm hoặc theo dõi việc mua hàng. Con số này dự kiến sẽ tăng vọt lên 52% trong 4 năm tới. Đối với các doanh nghiệp, nên ưu tiên SEO được tối ưu bằng giọng nói để tăng traffic.
Do ảnh hưởng của COVID-19, các nhà bán lẻ bị hạn chế rất nhiều trong hỗ trợ khách hàng trực tiếp và hướng đến các xu hướng đổi mới hơn. Để khắc phục tình trạng này, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng Chatbot và trợ lý cá nhân. Chatbot được dự đoán sẽ tiết kiệm cho các ngành công nghiệp hơn 11 tỷ USD vào năm 2023.
Với ưu thế lớn mà Chabot có thể đem lại cho doanh nghiệp như thời gian chờ của khách hàng ngắn hơn, sẵn sàng làm việc 24/7. Chatbot đã và đang trở thành cánh tay đắc lực cho doanh nghiệp trong việc chốt sale. Ngoài ra công cụ này còn giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí nhân sự trực chat. Một số doanh nghiệp như Lego đã sử dụng chúng để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đề xuất để tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa dựa trên câu trả lời của khách hàng.
Nhưng theo khảo sát nội bộ, các doanh nghiệp tại Việt Nam, còn đang gặp khá nhiều khá nhiều khó khăn trong việc xây dựng kịch bản chatbot phù hợp với đặc thù ngành, chưa khai thác được thông tin khách hàng triệt để và việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng còn gặp nhiều bất cập,... Bizfly Chat là sản phẩm đột phá của Chatbot trong năm 2021 với những tính năng nổi bật với sự kết hợp công nghệ AI xây dựng hệ thống chatbot tự động, lưu trữ và phân tích hành vi khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn, giảm chi phí nhân sự và tích hợp sẵn kho kịch bản chatbot free phù hợp từng ngành nghề sẽ đem đến cho doanh nghiệp giải pháp tối ưu.
Theo một nghiên cứu về xu hướng mua sắm của Mercatus / Incisiv, 90% khách hàng của cửa hàng tạp hóa điện tử dự kiến sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến.
Xu hướng mua bán lẻ gần đây cũng cho thấy hơn một nửa số người Mỹ nói rằng họ tin tưởng Instacart hơn Amazon Fresh và Walmart. Chỉ riêng trong năm 2020, Instacart đã chiếm 57% thị trường thương mại điện tử hàng tạp hóa và tăng 500% lượng đặt hàng của họ. Instacart báo cáo rằng “số lượng đơn đặt hàng được đặt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều trong tuần làm việc đã tăng 32%”. Instacart cũng báo cáo rằng gần một phần tư người Mỹ đang mua sắm nhiều hơn trong tuần, với số lượng đơn đặt hàng vào các ngày trong tuần tăng 8%.
Giữa làm sóng đầu tiên của đại dịch, người tiêu dùng có xu hướng mua rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân. Theo báo cáo xu hướng người tiêu dùng của Accenture, 34% người tiêu dùng đang tăng cường mua những sản phẩm vệ sinh cá nhân và cắt giảm những mặt hàng khác.
Ở đợt dịch này, những thay đổi trong thói quen chi tiêu này còn vượt ra ngoài làn sóng COVID-19 đầu tiên. Người tiêu dùng đang thay đổi những thói quen như tăng cường vệ sinh nơi ở, rửa tay nhiều hơn và hơn 85% người tiêu dùng dự định vẫn giữ những thói quen này sau khi dịch bệnh kết thúc. Những thay đổi như vậy tạo cơ hội phát triển cho các dịch vụ vệ sinh cá nhân.