Execution là thuật ngữ phổ biến trong marketing được các doanh nghiệp áp dụng để tiến hành triển khai các chiến dịch phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đối với những "tân binh mới" vẫn chưa nắm vững khái niệm Execution là gì và lợi ích cũng như cách để xây dựng hiệu quả. Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau.
Execution được hiểu là quy trình mang những thông tin, câu chuyện tới gần hơn với nhóm công chúng mà doanh nghiệp hướng tới và thông qua cách nào đó giữ chân họ, giúp họ nhớ tới thương hiệu của mình một cách mạnh mẽ hơn. Đơn giản hơn, Execution chính là phương thức, cách thức, phương tiện truyền tải concept.
Execution là gì?
Execution giữ một vai trò quan trọng trong Marketing. Điều này là bởi các nhãn hàng luôn muốn truyền tải những câu chuyện, thông điệp mang đậm dấu ấn bản sắc thương hiệu tới người tiêu dùng, từ đó tác động tới nhận thức, hành vi mua hàng của họ. Execution chính là cách thức kể câu chuyện đó như thế nào.
Không chỉ thế, Execution còn bao gồm các cách thức, phương tiện để truyền tải thông tin. HAy nói cách khác tất cả các bước từ khi lên Concept cho tới khi hoàn thành chiến dịch quảng cáo để đến tay người tiêu dùng đều thông qua Execution. Vì thế, MArketing hiệu quả hay không đều phụ thuộc chủ yếu vào quá trình Execution.
Các thương hiệu còn xem Execution như một vũ khí lợi hại trong quá trình Marketing. Nhờ đó, khách hàng có thể nhớ tới thông điệp một cách mạnh mẽ. Thêm vào đó, nếu kế hoạch Execution tốt, họ còn có thể giữ chân khách hàng, khiến họ tán thành, đồng ý và lan tỏa thông điệp, câu chuyện ấy rộng rãi hơn.
Concept, Idea và Execution là 3 khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn. Rất nhiều người còn xem 3 khái niệm này là 3 cá thể riêng biệt, do đó dẫn tới việc thất bại trong quá trình marketing. Tuy nhiên trên thực tế, để tạo nên một chiến dịch truyền thông chất lượng, các Marketers cần hiểu rõ mối quan hệ bổ trợ và tính logic chặt chẽ của Concept, Idea và Execution.
Mối quan hệ giữa Concept, Idea và Execution
Nếu phân tích theo dạng sơ đồ cây của một chiến dịch, Concept chính là gốc rễ. Từ Concept sẽ triển khai ra các cành khác nhau, được gọi là Idea. Người làm tiếp thị sẽ phải chăm sóc cây sao cho nó có thể phát triển và thu về nhiều hiệu quả. Nói cách khác, họ cần thực hiện kế hoạch dựa theo khung có sẵn. Concept sẽ là những gì mà thương hiệu muốn truyền tải. Trong khi cách thức như thế nào chính là vai trò của Execution.
Ví dụ: Trong một đoạn quảng cáo, concept được đặt ra là có hai nhân vật cà phê và sữa đặc. Sau đó, dựa vào concept đó triển khai Execution thành câu chuyện.
Sữa đặc chính là một cô gái còn cà phê là một chàng trai. Khi hai người hòa quyện, kết hợp với nhau sẽ mang hình ảnh tình yêu. Tình yêu ấy sẽ kết hợp thành một loại cà phê sữa thơm ngon. Từ đó, người xem có thể thấy được xuyên suốt câu chuyện mà thương hiệu muốn gửi gắm tới.
Từ mỗi Concept, Idea thì có hàng trăm cách để triển khai, mỗi cách triển khai chính là một Execution. Mỗi Execution trong tiếp thị cần phải có một hình thức thể hiện nổi bật, một nội dung xuyên suốt để không lệch khỏi Concept, Idea.
Để xây dựng Execution hiệu quả, các chuyên gia Bizfly chia sẻ tới độc giả 4 bước thực hiện dưới đây. Bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Các bước xây dựng Execution hiệu quả
Việc đặt quá nhiều mục tiêu sẽ khiến doanh nghiệp dễ gặp phải thất bại trong quá trình thực hiện chiến dịch của mình. Ngoài ra, khi lên concept, idea cho quá nhiều mục tiêu cũng sẽ làm cho chiến lược bị “loãng” và không có tính tập trung. Do đó, chỉ nên thiết lập một mục tiêu nhất định tại một thời điểm để có thể đưa ra được nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chỉ rõ mục tiêu có thể đo lường được trong kế hoạch chiến lược của mình. Do đó, việc thu thập dữ liệu và phân tích không chỉ giúp doanh nghiệp đưa ra được những ý tưởng mới mẻ mà còn giúp các tiếp thị viên nắm bắt được tình hình chung trên thị trường cũng như đối thủ, từ đó đưa ra các phương án phù hợp.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên phát triển các chỉ số KPI hoặc hiệu suất để đo lường kết quả và theo dõi liên tục. Quá trình thu thập dữ liệu sẽ dựa trên các chỉ số này, từ đó đánh giá kết quả theo lịch trình.
Để mang lại hiệu quả thật sự cho chiến lược thì việc chọn lựa một ý tưởng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo sẽ mang lại được tính nhất quán và sự đồng nhất. Sau khi đã vẽ ra được một Concept và Idea, chọn lựa một Execution sẽ là yếu tố quan trọng để gây ấn tượng đối với khách hàng.
Xây dựng kế hoạch
Có rất nhiều các hướng đi khác nhau cho tiếp thị viên lựa chọn phong cách như: nhẹ nhàng, đơn giản, tính tế hay năng động, cá tính và đầy táo bạo… Tuy nhiên, dù chọn hướng đi nào thì việc tìm kiếm những điều sáng tạo, mới mẻ cũng giúp cho doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần tập hợp tất cả những nhân sự có liên quan tới chiến dịch để những người giữ vai trò chủ chốt trình bày về concept và idea xuyên suốt trong toàn bộ quá trình triển khai. Các tiếp thị viên có thể lựa chọn rất nhiều hình thức thực hiện khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý rằng quá trình triển khai luôn phải bám sát theo concept và idea đã xây dựng từ đầu để truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách mạnh mẽ nhất. Một Execution hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành công cụ đắc lực trong việc lan tỏa rộng rãi thông điệp tới các đối tượng khác.
Execution là một khái niệm nhưng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi một khi đã có Concept và Idea thì Execution được coi là “đòn bẩy” cuối cùng để doanh nghiệp có thể tung hết chiến lược, công cụ của mình nhằm truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng và gây dấu ấn với họ. Hiểu đúng về bản chất của Execution, các tiếp thị viên sẽ xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng hướng, hiệu quả.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại