Hiện nay những Insight của Gen Z có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thị trường tiếp thị. Vậy thực tế Gen Z là ai và họ có đặc điểm như thế nào? Những Insight của thế hệ Gen Z ảnh hưởng ra sao đến những chiến dịch tiếp thị của Marketer? Tất cả đều sẽ được giải đáp một cách chi tiết qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng đón đọc với những chia sẻ từ Bizfly.
Gen Z (Generation Z) là thuật ngữ để mô tả những cá nhân thuộc thế hệ Z sinh ra từ năm 1995 đến 2012. Ước tính có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ này trên toàn cầu, chiếm gần 1/3 tổng dân số. Ở Việt Nam, Gen Z chiếm khoảng 25% dân số tổng cộng, tương đương với khoảng 15 triệu người.
Gen Z có đặc điểm rất riêng gồm:
Insight của gen Z đầu tiên khiến các Marketer phải biết để chiến dịch tiếp thị thành công chính là việc tiếp nhận các nội dung của quảng cáo. Một minh chứng rõ ràng cho thấy GenZ tích cực tiếp nhận thông tin nội dung quảng cáo hơn so với các thế hệ trước tới 3 lần là từ thống kê của Performance Agency. Con số này đạt tới 37%, cao hơn gấp 3 lần so với thệ hệ trước. Vì vậy không khó hiểu vì sao nhiều nhãn hàng hiện nay đang hướng mục tiêu khách hàng của họ tới Gen Z.
Ngoài ra, so với thế hệ Millennials và Baby Boomers, Gen Z cũng có tỷ lệ ít khả năng xóa cookie trình duyệt của họ (41% so với 59%) hoặc sử dụng chương trình chặn quảng cáo.
Cũng theo một nghiên cứu của Tinuiti cho thấy mạng xã hội đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Gen Z, đặc biệt là TikTok - nơi họ thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ.
Tiktok đang trở thành xu hướng sử dụng mạng xã hội hàng đầu trong GenZ tính từ thời điểm cuối năm 2021. Con số GenZ truy cập vào Tiktok tính tới đầu năm 2022 đã đạt 40%. Theo thống kê, số lượng GenZ truy cập vào Tiktok thường để tìm kiếm các địa điểm ăn uống, vui chơi gần nơi họ sinh sống.
Nhiều nhãn hàng đã nhận ra Insight của gen Z chính là nghe theo những người nổi tiếng. Họ thường xem review, đánh giá, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của KOL, KOC, Influencer. Do đó mà rất nhiều nhãn hàng đã bỏ số tiền không nhỏ để thuê các KOL, KOC, Influencer về để tiếp thị cho họ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 75% GenZ mua sản phẩm vì tin tưởng người nổi tiếng, trong đó có 85% GenZ mua sắm các sản phẩm liên quan tới làm đẹp và thực phẩm.
Mặc dù GenZ mua sắm nhiều nhưng họ chi tiêu khá thông minh. Họ biết cách kiếm tiền nhưng cũng luôn suy nghĩ, tính toán tài chính cho phù hợp. So với những thế hệ trước, GenZ có mong muốn tiết kiệm trong vòng 3 tháng tới đạt 63% (Theo báo của của GWI).
Gen Z ngày càng biết kiếm tiền và tiết kiệm
Do đó, các thương hiệu cần phải cung cấp lý do thuyết phục để Gen Z cảm thấy rằng việc chi tiêu của họ là thông minh và hợp lý, thay vì làm cho họ cảm thấy rằng đây là việc tiêu tiền không mang lại nhiều giá trị lâu dài.
Trước Isight của gen Z này, các thương hiệu đã áp dụng vào trong các chiến dịch truyền thông, khéo léo bắt trend các sự kiện lịch sử xã hội và sử dụng hashtag, challenge để thể hiện sự quan tâm của họ đối với xã hội, đồng thời khớp với "thích là một người có trí tuệ" của Gen Z.
Ví dụ: Chiến dịch "Biti's Hunter - Tự hào Made In Vietnam" với phiên bản đường phố đã trở thành biểu tượng của sự đa dạng và sức sống của Hà Nội. Nó tạo ra một Hà Nội đầy sức sống, độc đáo và gần gũi hơn. Chỉ trên trang YouTube của Biti's, quảng cáo đã thu hút hơn 13 triệu lượt xem.
Khi được hỏi về sở thích của Gen Z, thì lướt Newfeed Facebook để xem thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất (79%), trong khi đó, việc thưởng thức cà phê bên ngoài chỉ chiếm (42%). Các hoạt động khác cũng chủ yếu xoay quanh môi trường Social Media. Đặc biệt, trong việc tương tác với người khác trên mạng xã hội, 50% Gen Z ưa dùng chat dạng text, trong khi cuộc gọi điện chỉ chiếm 7%.
Một điều đặc biệt là 45% cho biết số lượng like, comment, share trên trang cá nhân phản ánh mức độ nổi tiếng của họ, trong khi 51% cảm thấy quan trọng khi được người khác tương tác. Đây cũng chính là một trong những Insight của gen Z có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị thành công mà Marketer cần lưu ý.
Ví dụ: Chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola in tên khách hàng lên sản phẩm đã gây ấn tượng mạnh. Hơn 500.000 hình ảnh với hashtag #ShareACoke đã được chia sẻ trên mạng xã hội. Cho đến tháng 9 năm 2015, hơn 6 triệu chai Coca-Cola ảo đã được chia sẻ bởi khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, qua chiến dịch này, Coca-Cola còn thu hút gần 25 triệu lượt theo dõi trên Facebook.
Một insight của Gen Z rất quan trọng mà các Marketer cần lưu ý chính là Gen Z thích trải nghiệm trực tiếp. Điều này không chỉ bao gồm trải nghiệm cá nhân mà còn có thể từ các người có ảnh hưởng trên mạng xã hội hoặc qua đánh giá của những khách hàng đã sử dụng sản phẩm trước đó. Vì vậy các nhà quảng cáo có thể kết hợp cùng các KOL, KOC hay những đánh giá của khách hàng để gây ảnh hưởng đến quyết định của Gen Z.
Mặc dù Gen Z dành nhiều thời gian trực tuyến và kết nối qua mạng xã hội, nhưng họ lại không tin tưởng vào Internet. Hầu hết chỉ sử dụng mạng xã hội cho việc giải trí, không sử dụng để tiếp nhận thông tin.
Điều này đặt ra một thách thức đối với các nhà quảng cáo, làm sao để quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Các thương hiệu cần phải trung thực trong việc quảng bá sản phẩm và đảm bảo trải nghiệm sản phẩm không gây ấn tượng xấu.
Theo Instagram, lý do hàng đầu khiến Gen Z sử dụng mạng xã hội vào năm 2024 là để kết nối với bạn bè và gia đình. Mặc dù giải trí xã hội trên các nền tảng như TikTok rất quan trọng, nhưng Gen Z cũng muốn kết nối với những người thực sự.
Theo một cuộc khảo sát của Insider Intelligence, xem video (68%) và tiếp nhận nội dung có ảnh hưởng (47,8%) là hai cách hàng đầu mà Gen Z khám phá sản phẩm trên mạng xã hội.
Có thể thấy Gen Z và những Insight của Gen Z có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiếp thị, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của doanh nghiệp. BIZFLY hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về Gen Z và sẽ có được những quyết định, chiến lược đúng đắn, kịp thời mang lại hiệu quả cao.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại