Khách hàng luôn mong đợi sẽ nhận được những trải nghiệm tốt nhất từ các sản phẩm, dịch vụ vì vậy doanh nghiệp sẽ cần phải thu thập ý kiến, phản hồi của họ bằng các form khảo sát. Trong bài viết hôm nay, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn đọc những mẫu bảng khảo sát khách hàng và những gợi ích để tạo ra form khảo sát phù hợp với từng lĩnh vực.
Hướng dẫn các bước thiết kế bảng khảo sát khách hàng
Để triển khai khảo sát khách hàng hiệu quả và thu thập thông tin của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm thì bạn cần thực hiện theo một quy trình thiết kế. Nội dung này sẽ được Bizfly chia sẻ sau đây.
Bước 1: Lập kế hoạch
Trước khi xây dựng một bảng khảo sát và phát triển câu hỏi, bạn cần phải tiến hành lên kế hoạch cho bảng khảo sát trước bằng cách trả lời một số câu hỏi như:
- Mục tiêu của việc thiết kế bảng khảo sát là gì? Các mục đích đó có thể là tìm hiểu thêm về khách hàng hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Các mục tiêu khảo sát này càng cụ thể thì doanh nghiệp càng thu được nhiều thông tin hữu ích.
- Những công cụ nào bạn sẽ sử dụng để thực hiện việc tạo bảng khảo sát? Bạn có thể thực hiện bảng khảo sát bằng giấy hoặc các công cụ online tuỳ theo đặc thù của doanh nghiệp và khách hàng.
- Bạn sẽ sử dụng cách nào để có thể gửi bảng khảo sát đến với khách hàng? Bạn có thể dựa trên vị trí mà khách hàng hoạt động sôi nổi nhất như website, điện thoại, email hay gặp gỡ trực tiếp,... để gửi khảo sát cho khách hàng.
Hướng dẫn quy trình thiết kế bảng khảo sát khách hàng
Bước 2: Thiết kế bảng khảo sát
Để thúc đẩy khả năng tương tác và phản hồi của khách hàng đối với bảng khảo sát khách hàng, bạn cần thực hiện thiết kế theo gợi ý mà Bizfly chia sẻ sau.
- Giới thiệu bản khảo sát với các yếu tố cần thiết bao gồm thông tin doanh nghiệp, mục tiêu khảo sát, hướng dẫn khảo sát, độ dài khảo sát, tuyên bố về quyền riêng tư về mẫu cam kết.
- Lưu ý về độ dài của khảo sát khách hàng: Khách hàng thường khó chịu với những bảng khảo sát quá dài và gây mất thời gian của họ. Chính vì vậy, bạn cần tạo được điểm cân bằng về độ dài của bảng khảo sát.
- Sắp xếp câu hỏi: Khách hàng thường có xu hướng bị dẫn dắt theo câu hỏi đầu tiên. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu câu trả lời một cách sâu sắc nhất để tạo được ấn tượng cho khách hàng.
- Sắp xếp câu trả lời: Khi có nhiều đáp án để lựa chọn, khách hàng thường lựa chọn đáp án đầu tiên mà họ thấy. Xu hướng này sẽ khiến cho câu trả lời kém phần tin cậy.
- Kết thúc khảo sát khách hàng: Khi khách hàng đã hoàn thành bảng khảo sát, bạn nên tạo ra trải nghiệm thú vị cho họ bằng một lời tri ân hay một ưu đãi bất ngờ.
Bước 3: Viết câu hỏi khảo sát
Trước tiên, để có thể viết câu hỏi, bạn cần phải xác định được chính xác loại câu hỏi mà mình sẽ đưa vào bản khảo sát. Sau đó, cần xem xét kỹ lưỡng tầm quan trọng của các câu hỏi và một vài lỗi thường gặp.
Bước 4: Phân tích kết quả khảo sát
Sau khi thu thập được một cách hoàn chỉnh ý kiến của khách hàng trong bảng khảo sát, bạn cần tiến hành phân tích bảng kết quả khảo sát khách hàng để đưa ra những kết luận như:
- Cách giải quyết và xử lý các ý kiến tiêu cực của khách hàng?
- Những công việc cần thiết phải tận dụng kết quả khảo sát?
- Thời gian thích hợp để thực hiện bảng khảo sát tiếp theo?
Mẫu bảng khảo sát khách hàng mới nhất hiện nay
Sau đây là một số mẫu bảng khảo sát khách hàng mới và thông dụng nhất hiện nay:
Mẫu khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm
Mẫu phiếu khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm
Mẫu phiếu khảo sát khách hàng sản phẩm thời trang
Mẫu phiếu khảo sát khách hàng sản phẩm thời trang
Mẫu câu hỏi khảo sát khách hàng về sản phẩm
Mẫu câu hỏi khảo sát khách hàng về sản phẩm
Mẫu khảo sát khách hàng về dịch vụ của nhà hàng, khách sạn
Mẫu khảo sát khách hàng về dịch vụ của nhà hàng, khách sạn
Phiếu khảo sát dịch vụ chăm sóc khách hàng
Phiếu khảo sát dịch vụ chăm sóc khách hàng
Mẫu khảo sát khách hàng về trang web sản phẩm online
Mẫu khảo sát khách hàng về trang web sản phẩm online
Mẫu khảo sát khách hàng về ngành ngân hàng
Mẫu khảo sát khách hàng về ngành ngân hàng
Một số lưu ý khi thiết kế bảng khảo sát khách hàng
Các cuộc khảo sát và thu thập ý kiến của khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá và cải thiện trải nghiệm khác hàng. Tùy thuộc vào việc đặt câu hỏi mà câu trả lời của khách hàng sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Một số lưu ý khi thiết kế bảng khảo sát khách hàng
Sau đây là một số lưu ý khi thiết kế bảng khảo sát khách hàng:
- Cần khảo sát xếp hạng tổng thể công ty trước: Khi thực hiện việc này, mọi người sẽ có cái nhìn tổng thể để so sánh với các đối thủ khác trong cùng ngành.
- Sử dụng câu hỏi mở: Khi đặt các câu hỏi mở, doanh nghiệp sẽ biết thêm các chi tiết về trải nghiệm của khách hàng từ đó khám phá ra được nhiều thông tin mới hơn.
- Tối ưu với di động: Khi thiết kế bảng khảo sát, mọi người cần chú ý đến việc hiển thị tốt trên các thiết bị di động bởi phần lớn khách hàng hiện nay đều sở hữu cho mình một chiếc Smartphone và thường xuyên hiện hữu trên mạng.
- Không nên đặt câu hỏi kép: Thông thường các câu hỏi khảo sát sẽ liên quan đến nhiều vấn đề vì vậy, chỉ nên cho phép một câu trả lời duy nhất. Nếu đặt các câu hỏi kép, khách hàng sẽ bị nhầm lẫn và dữ liệu trả về có thể không được chính xác.
- Không làm khảo sát quá dài: Chỉ nên làm bảng khảo sát dưới 10 câu hỏi bởi khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để thực hiện khảo sát của doanh nghiệp.
- Không sử dụng từ chuyên ngành: Đặt câu hỏi không nên sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành mà chỉ sử dụng những câu hỏi dễ hiểu để khách hàng không phải suy nghĩ nhiều khi trả lời.
Ngoài ra, việc đặt câu hỏi trong bảng khảo sát khách hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mục đích của người thiết kế. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, mọi người nên đưa ra một số câu hỏi như sau:
- Tần suất sử dụng: Câu hỏi này giúp doanh nghiệp hiểu được mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là như thế nào.
- Nhân khẩu học: Các câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, việc làm...giúp doanh nghiệp hiểu rõ phân khúc khách hàng đang phục vụ.
- Sự hài lòng: Giúp đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
- Câu hỏi hành động: Đây là dạng câu hỏi sử dụng sau khi doanh nghiệp đã xử lý được các vấn đề của khách hàng. Ví dụ: vấn đề đã được giải quyết chưa, bạn có tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp?
Khảo sát khách hàng là một công cụ có khả năng thu thập được thông tin về khách hàng mục tiêu để doanh nghiệp tiến hành cải thiện các sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Với bài viết được Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được những nội dung quan trọng nhất về các loại chỉ số và quy trình thiết kế để có được một bảng khảo sát hoàn thiện.