Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên dựa trên KPI, cho dù những ngành nghề liên quan đến sáng tạo như nhân viên thiết kế thì chỉ số KPI cũng đóng vai trò quan trọng. Trong bài viết này, Bizfly sẽ chia sẻ với bạn cách xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế, cùng với mẫu KPI phù hợp, hiệu quả cho designer. Theo dõi ngay dưới đây!
Nhiều người cho rằng ngành thiết kế với đặc trưng là yêu cầu về sáng tạo thì khó có thể áp dụng được các mẫu KPI cho designer. Tuy nhiên việc xây dựng được các chỉ số KPI phù hợp cho nhân viên thiết kế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.
Mục tiêu đầu tiên của KPI đối với doanh nghiệp chính là nâng cao hiệu quả làm việc đối với nhân viên. Khi sử dụng KPI, doanh nghiệp sẽ có chính sách thưởng và phạt rõ ràng từ đấy nhân viên sẽ cảm thấy có động lực để phát triển hơn.
Xây dựng KPI cho designer sẽ tạo động lực và nâng cao hiệu quả làm việc của họ
Yếu tố về sáng tạo trong ngành thiết kế là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên ngoài việc sáng tạo nhân viên thiết kế cũng cần phải cân đối về thời gian triển khai để có thể đáp ứng được yêu cầu lượng công việc. KPI chính là động lực để nhân viên nỗ lực và tập trung nâng cao hiệu suất công việc hơn.
Trong một tập thể đều cần thiết và quan trọng nhất chính là công bằng và minh bạch. Để tạo được điều ấy cần dựa trên thước đo về năng suất làm việc và kết quả thực hiện. Nhờ vào KPI, nhân viên trong bộ phận sẽ cảm thấy sự công bằng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó thúc đẩy nhân viên cố gắng nỗ lực làm việc hơn so với một công việc “mập mờ” và “mơ hồ” về khối lượng.
Dựa vào kết quả KPI của nhân viên thiết kế, quản lý sẽ có thể đánh giá được hiệu quả công việc của họ. Những nhân viện đạt kết quả KPI tốt, hoàn thành đúng thời gian (hoặc trước thời hạn), hiệu suất tốt, nhận được đánh giá tốt từ khách hàng,... sẽ nhận được các chính sách thưởng KPI rõ ràng.
Ngược lại, đối với kết quả KPI không đạt, quản lý có thể nhìn nhận kịp thời, tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục, tránh trường hợp tiếp tục chậm trễ và sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu nhiều lần.
KPI giúp đánh giá được hiểu quả công việc của nhân viên, từ đó đưa ra những chính sách thưởng hoặc điều chỉnh phù hợp
Một số doanh nghiệp cho rằng việc đặt ra nhiều tiêu chí cho KPI sẽ khiến nhân viên có thể hiểu, thực hiện đúng và nỗ lực hơn. Tuy nhiên, việc đưa ra quá nhiều tiêu chí sẽ khiến nhân viên nản lòng, từ đấy khiến công việc không đạt hiệu quả như mong đợi. Do đó, để xây dựng KPI cho designer, bạn cần bám sát 5 yếu tố dưới đây:
Để đánh giá được KPI cho nhân viên thiết kế chúng ta sẽ dựa vào những yếu tố như chất lượng, thời gian và chi phí thực hiện. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cần căn cứ theo 4 chỉ số cơ bản dưới đây để hoàn thiện KPI cho nhân viên thiết kế.
Một sản phẩm được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc thành công của bất kỳ dự án nào. Vì vậy, khi thiết lập KPI, chúng ta cần dựa vào năng lực và kinh nghiệm của nhân viên để phân bổ phù hợp và chính xác, giúp nhân viên có thể tạo được hiệu ứng thành công cho dự án.
Tỷ lệ thành công của dự án là chỉ số đầu tiên doanh nghiệp có thể sử dụng để thiết lập KPI cho designer
Thời gian dành cho công việc sẽ là chỉ số đánh giá được hiệu suất làm việc. Khi dựa vào thời gian thực hiện, doanh nghiệp sẽ đánh giá được cách quản lý công việc và xem được hiệu quả của nhân viên. Vì vậy khi tiến hành lập bảng KPI cho nhân viên thiết kế, hãy sắp xếp yếu tố thời gian bên trong để nắm bắt được hiệu suất.
Mặc dù đây là ngành sáng tạo và thiết kế, sẽ không có thước đo nào đánh giá một cách hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên nếu tỷ lệ lỗi sản phẩm nhiều thì cần phải tìm ra cách giải quyết tốt hơn để giải quyết từ đấy nâng cao chất lượng mỗi ngày. Nếu tỷ lệ lỗi quá nhiều thì thực sự có vấn đề và cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân từ ai để đánh giá được năng lực nhân viên.
Sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa cuối cùng để giúp hiệu suất làm việc được đẩy nhanh và hiệu quả nhất. Nếu khách hàng hài lòng thì tỷ lệ khách hàng quay trở lại rất cao, từ đó sẽ nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tạo được độ uy tín và chất lượng dịch vụ.
Sự hài lòng của khách hàng là đánh giá chuẩn xác nhất mẫu thiết kế có đạt yêu cầu hay không, doanh nghiệp có thể đưa chỉ số này vào KPI cho designer
Bạn có thể tham khảo mẫu KPI cho nhân viên thiết kế dưới đây:
KPIs | Đo lường | Tỷ lệ | Trọng số |
Tỷ lệ khách chốt lần đầu | Mẫu thiết kế | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Thời gian hoàn thành | Ngày | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Tỷ lệ sản phẩm lỗi / Số lần phạm lỗi sai trong thực hiện quy trình | Mẫu thiết kế | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Số lần khách hàng phàn nàn / Tỷ lệ hài lòng | Lần | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Chất lượng thiết kế | Mẫu thiết kế | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế | Thao tác | Theo yêu cầu doanh nghiệp | Doanh nghiệp quy định |
Ngoài những chỉ số KPI ở trên, bạn có thể dựa trên đặc thù doanh nghiệp để bổ sung hoặc thêm bớt các chỉ số KPI phù hợp với công việc của nhân viên thiết kế công ty.
Có thể thấy, công việc nào cũng cần có KPI cụ thể để doanh nghiệp dễ dàng quan sát, quản lý nhân viên cũng như giúp tăng hiệu suất công việc. Nhân viên thiết kế là một nghề nghiệp về sáng tạo và khó quản lý, tuy nhiên với mẫu KPI cho designer trên sẽ giúp nhân viên thiết kế kiểm soát được thời gian, quản lý thời gian hiệu quả.
Hy vọng rằng bài viết này của Bizfly sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ tiêu chí và thiết lập KPI cho designer hiệu quả, giúp nhân viên thiết kế tạo ra được những đột phá thay vì gò bó sức sáng tạo và không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
>> Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh và cách triển khai xây dựng hiệu quả