Nhằm thích nghi với biến đổi thị trường, nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình VRIO để xác định lợi thế cạnh tranh, kiểm soát chặt chẽ những thay đổi mới và duy trì đà tăng trưởng ở mức ổn định. Vậy thực chất mô hình VRIO là gì? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây.
Mô hình VRIO của Jay B. Barney là một công cụ xác định lợi thế cạnh tranh dựa trên các năng lực nội tại của doanh nghiệp. Nó là từ viết tắt của những yếu tố sau đây:
Trong thời kỳ “Thắt lưng buộc bụng”, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình VRIO để chinh phục khách hàng, giữ vững thị phần từ giá trị vốn có. So với mô hình SWOT, VRIO nhận định chi tiết hơn về cách đầu tư nguồn lực trong các chiến lược doanh nghiệp đang thực hiện. Từ đó, nhà quản trị dễ dàng phát hiện lỗ hổng vận hành, nhanh chóng đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
Để xác định nguồn lực doanh nghiệp theo mô hình VRIO, chúng ta sẽ cần làm rõ 4 tiêu chí chính sau đây:
Yếu tố valuable trong mô hình VRIO đề cập đến chất lượng nguồn lực của doanh nghiệp có khả năng làm tăng giá trị hoặc cung cấp lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với đối thủ. Nó có tính tương đồng với hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning - Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp), cả hai đều tăng cường hiệu suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng các nguồn lực có sẵn.
Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng mô hình VRIO thường sử dụng thông tin từ hệ thống ERP để tìm ra tài nguyên/nguồn lực có giá trị cao, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của họ.
Theo đó, tài nguyên vô hình và hữu hình tạo dựng lên giá trị cho doanh nghiệp. Phụ thuộc vào chiến lược và mục tiêu kinh doanh cụ thể, những yếu tố này sẽ có sự khác biệt nhất định.
Đặc thù ngành hàng cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xác định giá trị tiềm ẩn của mỗi doanh nghiệp. Để tránh nhầm lẫn, bạn nên làm rõ thông tin bằng hệ thống các câu hỏi sau đây:
Sự khan hiếm thể hiện mức độ hiếm có của một tài nguyên mà doanh nghiệp nắm giữ. Trong mô hình VRIO, yếu tố này thường được xác định bởi một số câu hỏi phổ biến như:
Mức độ cạnh tranh thị trường trở nên gay gắt khi nhiều doanh nghiệp cùng tập trung theo đuổi một hình mẫu khách hàng. Do đó, những giá trị khan hiếm được coi là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được doanh thu vượt trội.
Dưới tác động của xu hướng áp dụng công nghệ mới vào quy trình cải thiện hiệu suất, phát triển giải pháp phá vỡ rào cản kinh doanh, nhiều đơn vị lựa chọn đầu tư vào sản phẩm công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) hay tự động hóa email marketing. Đây là những phương pháp phát huy giá trị khan hiếm chất lượng, có tiềm năng mở rộng bền vững trong tương lai.
Inimitability - Tính độc nhất trong mô hình VRIO đề cập đến tài nguyên độc đáo của doanh nghiệp mà đối thủ không thể dễ dàng sao chép hay sở hữu. Đây là một yếu tố để doanh nghiệp tạo ra lợi thế phát triển thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm. Dưới đây là một số giá trị độc nhất của doanh nghiệp có thể có:
Trước bối cảnh biến động thị trường liên tục thay đổi, tính độc nhất thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do sự xuất hiện của sản phẩm mới, cách thức kinh doanh mới, cao cấp hơn dựa trên phiên bản cũ.
Để giữ vững tinh thần tiên phong, hãy luôn duy trì trạng thái của người dẫn đầu thị trường và tạo ra giá trị vượt trội. Nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ trở nên lạc hậu và mất đi vị thế cạnh tranh.
Một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt giá trị độc nhất hiệu quả:
Trong mô hình VRIO, O đại diện cho Organization - Tổ chức, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tận dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả. Điều này bao gồm cách tổ chức vận hành, sử dụng nhân lực, quy trình, hệ thống để tạo ra giá trị lợi thế cạnh tranh.
Một tổ chức có khả năng điều phối các hoạt động một cách hợp lý sẽ tận dụng triệt để các nguồn lực có sẵn để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đang chú trọng xây dựng một cơ cấu tổ chức bền vững bằng cách tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ. Họ đề ra các chính sách phát triển nhân sự rõ ràng, hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực và truyền cảm hứng.
Theo Cục Thống kê Lao động, khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ thất bại trong năm đầu tiên. Tỷ lệ thất bại tăng lên 30% vào cuối năm thứ hai, 50% vào năm thứ năm và 70% vào năm thứ mười. Duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn trở thành cơn ác mộng khi nhiều doanh nghiệp liên tiếp gặp khó khăn trong quản lý dòng tiền, xác định đường cầu thị trường, không đủ vốn duy trì các hoạt động kinh doanh.
Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình VRIO thiết lập kế hoạch chiến lược nhận biết và tận dụng sức mạnh nội bộ của mình.
Khách hàng không chỉ tìm kiếm một sản phẩm đơn thuần, họ mong muốn sở hữu giải pháp toàn diện mang lại lợi ích cao hơn so với giá tiền mà họ phải trả.
Ví dụ:Khách hàng không chỉ muốn áo sơ mi chất vải tốt, thiết kế đẹp, họ mong đợi chiếc áo đó có thể kết hợp với nhiều phụ kiện, trang phục khác hoặc nhận được các dịch vụ ưu đãi.
Nắm bắt tâm lý đó, mô hình VRIO tạo nền tảng phát triển kinh doanh bền vững bằng hoạt động phát triển những thế mạnh cạnh tranh, đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng bằng nhiều cách thức linh hoạt.
Quản lý hiệu suất và chỉ số KPI có thể được tích hợp với mô hình VRIO để đo lường giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng. Yếu tố Organization trong mô hình VRIO giúp người quản trị nhận ra những tài nguyên mà doanh nghiệp đang bỏ lỡ. Cụ thể:
Lưu ý, tính ứng dụng của mô hình VRIO sẽ không phù hợp với một số doanh nghiệp, điều này tạo ra những nhận định thiếu sót. Nhà quản trị nên kết hợp sử dụng nó cùng mô hình kinh doanh khác tạo khuôn khổ phát triển toàn diện.
Góp phần tạo nên thành công vang dội cho Starbucks, mô hình VRIO được sử dụng trong quản lý tổ chức và mang lại nhiều giá trị ấn tượng cho thương hiệu đồ uống top đầu thế giới.
Những giá trị nổi bật của Starbucks được xác định qua yếu tố V - Value trong mô hình VRIO là:
Những yếu tố đặc biệt này giúp Starbucks giữ vững vị thế ngôi vương trong ngành đồ uống. Khách hàng đến với Starbucks không chỉ được cảm nhận đồ uống chất lượng, mà còn được thư giãn quy trình phục vụ chuyên nghiệp .
Xét theo mô hình VRIO, tính “hiếm” của Starbucks được thể hiện qua những yếu tố sau:
Logo Starbucks Siren và sự phổ biến của chuỗi cửa hàng là thách thức lớn cho đối thủ khi muốn chiếm đánh thị phần Starbucks. Đi cùng khách hàng là biểu tượng nàng tiên cá, thể hiện sự cởi mở và hiện đại của thương hiệu. Cùng với đó, chiến lược đầu tư vào hệ thống cửa hàng cao cấp, kinh phí đầu tư lớn khiến đối thủ không có khả năng bắt kịp.
Mô hình VRIO một lần nữa chỉ ra cho chúng ta thấy thế mạnh cốt lõi của Starbucks. Khai thác sâu hơn vào mô hình này, chúng ta sẽ thấy những giá trị này đang được mở rộng với hoạt động phát triển tone màu thương hiệu, ngôn ngữ biểu cảm (Expressive voices), hứa hẹn mở ra tương lai thống lĩnh thị trường.
Là thương hiệu đồ uống có giá trị cao nhất thế giới, bộ máy tổ chức của Starbucks được quản lý chặt chẽ, logic, hiệu suất được duy trì và tối ưu theo từng giai đoạn tăng trưởng.
Cũng bởi đó, hoạt động mở rộng kinh doanh toàn cầu của Starbucks tận dụng triệt để những giá trị vốn có, mở rộng thương hiệu linh hoạt trên nhiều nền tảng, phương thức khác nhau, mà không bị bó hẹp bởi lối mòn phát triển mang tên “Tạo sản phẩm mới”
Giới chuyên gia cho rằng "phao cứu sinh" đầu tiên của doanh nghiệp chính là doanh nghiệp. Bizfly tin rằng với 4 yếu tố chính trong mô hình VRIO doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa tài nguyên hiện có của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại