Phong cách làm việc cần được xác định nhằm giúp chúng ta có định hướng phát triển bản thân đúng đắn và phù hợp với tính cách, điều kiện môi trường. Một phong cách làm việc hiệu quả sẽ được hình thành từ những tiêu chí quan trọng về cách ứng xử, tính linh hoạt.
Để giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về các yếu tố quan trọng và những lưu ý khi xây dựng phong cách làm việc, Bizfly xin chia sẻ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phong cách làm việc thể hiện được tính chuyên nghiệp của chúng ta trong tinh thần, sự tận tụy đối với công việc. Đây chúng chính là yếu tố để đồng nghiệp hay cấp trên đánh giá năng lực và giá trị của chúng ta. Để xây dựng phong cách làm việc hiệu quả, mọi người cần thực hiện đúng những tiêu chí sau:
Chắc hẳn không phải ai cũng thích hợp tác với người có phong cách làm việc thô lỗ, thể hiện qua hành động và lời nói. Do đó, việc giữ thái độ lịch sự với mọi người trong suốt quá trình làm việc sẽ tạo cho chúng ta cơ hội kết nối với nhiều đồng nghiệp hơn, góp phần xây dựng môi trường làm việc năng động và thoải mái, gần gũi.
Thái độ làm việc nghiêm túc được thể hiện qua chất lượng công việc, tiến độ công việc và hiệu suất. Khi đảm bảo tiêu chí này trong quá trình xây dựng phong cách làm việc, mọi người không những được trọng dụng, mà còn nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình tốt hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Bên cạnh đó, thái độ làm việc nghiêm túc luôn song hành cùng với tính trách nhiệm cao. Dám đương đầu với những lỗi sai và nhanh chóng khắc phục sẽ giúp bạn cải thiện tư duy, tích lũy kinh nghiệm làm việc lâu dài.
Chúng ta chấp hành những quy tắc mà công ty đưa ra không phải vì một mục đích cá nhân, đây là một cách thể hiện sự tôn trọng với tập thể nói chung và ban điều hành nói riêng. Nó mang ý nghĩa xây dựng về lợi ích của cả một tập thể, phát triển dựa trên tính đồng nhất. Do đó, khi xây dựng phong cách làm việc, chúng ta nên hiểu và tuân thủ các quy định quan trọng. Hoặc cũng có thể đưa ra những đóng góp ý kiến xây dựng tích cực, điều chỉnh phù hợp hơn.
Trong suốt quá trình làm việc, không thể tránh khỏi trường hợp chúng ta mắc phải lỗi sai. Nhưng điều quan trọng hơn cả, đó là cách chúng ta nhìn nhận về vấn đề đó như thế nào. Đón nhận phê bình một cách tích cực là lời khuyên cho mọi người khi muốn xây dựng phong cách làm việc được đánh giá cao. Để có được kỹ năng này, chúng ta cần rèn luyện tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những phản hồi với mục đích tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp cải thiện, phát triển bản thân hay công việc tốt hơn.
Nếu có những thắc mắc trong quá trình tiếp nhận phản hồi, mọi người nên làm rõ ngay tại thời điểm nhận được thông tin hoặc trong thời gian sớm nhất với thái độ cầu thị, tự tốn. Việc làm này sẽ giúp quá trình đánh giá lại những phản hồi có giá trị tốt hơn.
Tính linh hoạt được thể hiện rõ ở những vị trí như nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn viên,... Đây là những bộ phận cần được rèn luyện sự khéo léo trong giao tiếp, cởi mở trong thái độ phục vụ, mang lại cảm giác thoải mái cho người đối diện. Không ép buộc đối tác của mình tuân thủ theo một khuôn phép gò bó, nhất là trong trường hợp khách hàng khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài ra, việc xử lý tình huống nhanh nhẹn cũng góp phần đảm bảo chất lượng công việc cho công ty khi gặp những sự cố ngoài ý muốn. Để thực hiện được điều này, ngoài sự am hiểu về sản phẩm, chúng ta cần có thêm kỹ năng đánh giá tình huống, giữ bình tĩnh và cố gắng phát huy tính sáng tạo cao của bản thân.
Trong quá trình làm việc, trao đổi thông tin giúp các bộ phận nắm được tình hình công việc, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể. Để rút ngắn khoảng thời gian trao đổi, nhanh chóng bắt tay vào thực hiện công việc, mọi thông tin cần được truyền tải bằng ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng.
Trước khi trao đổi kiến thức, tin thức, tài liệu nào đó, mọi người cần xác định mục tiêu mà mình muốn truyền tải là gì. Điều này sẽ định hướng được cho người nghe những ý chính mà họ cần nắm vững.
Bày tỏ quan điểm rõ ràng khi tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp là cách chúng ta xử lý thông tin sai lệch hay phương án triển khai không hiệu quả thay vì ngó lơ nó. Mỗi ý kiến đóng góp từ một cá nhân là một góc nhìn mới, do đó việc bày tỏ quan điểm cá nhân không chỉ giúp chúng ta tự tin hơn, mà còn đóng góp thêm những thông tin mới nhằm phục vụ quá trình phát triển doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không nên quá đề cao ý kiến chủ quan của mình để bác bỏ ý kiến từ người khác, trừ khi nó là một sự thật đi theo quy luật tự nhiên.
Hỗ trợ mọi người xung quanh cũng là một cách để chúng ta cập nhật lại kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền đạt thông tin hàng ngày. Nếu trong điều kiện thích hợp, chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ công việc hay kiến thức đời sống nhằm khẳng định giá trị bản thân và kích thích sự phát triển toàn diện của một tổ chức. Không chỉ được áp dụng khi tạo dựng phong cách làm việc, mà đây còn là kỹ năng mà chúng ta nên có ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Một tinh thần trách nhiệm cao là không thể thiếu ở người có phong cách làm việc chỉn chu. Nó mang đến cảm giác an toàn, đáng tin cậy cho đối tác. Được thể hiện qua cách chúng ta đảm bảo thời gian thực hiện công việc, thái độ làm việc cầu toàn, sẵn sàng đóng góp sức mình trong mọi hoàn cảnh.
Mối một cá nhân sẽ có tính cách riêng biệt, nó ảnh hưởng tới cách mà chúng ta tiếp nhận công việc. Do đó, khi xây dựng phong cách làm việc cho bản thân, mọi người nên lưu ý một số điều sau.
Phong cách làm việc có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc, sự phát triển của bản thân, thể hiện cá tính riêng của mỗi người. Do đó chúng ta cần cập nhật cách xây dựng phong cách làm việc phù hợp với tốc độ phát triển và yêu cầu của công việc để đảm bảo tính hiệu quả lâu dài. Từ những thông tin mà Bizfly chia sẻ, hy vọng mọi người có thể hiểu thêm về việc tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp và ứng dụng nhanh chóng vào mục tiêu của bản thân.