Pop up là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một giải pháp thu thập thông tin hiệu quả từ khách hàng. Song bạn đã thực sự sự hiểu Pop up là gì chưa? Cần lưu ý gì khi sử dụng cửa sổ Pop up và đâu là bí quyết giúp gia tăng hiệu quả từ Pop up? Hãy cùng Bizfly đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Pop up là một cửa sổ nhỏ xuất hiện trên màn hình khi người dùng thực hiện một hành động nhất định hoặc truy cập vào website. Pop up thường được sử dụng để hiển thị nội dung quảng cáo, cung cấp thông tin cụ thể hoặc yêu cầu người dùng thực hiện một hành động nhất định.
Pop up thường có thời lượng xuất hiện trong khoảng 10 giây và gửi đến cho khách hàng một nội dung quảng cáo ngắn/chương trình khuyến mại hấp dẫn/ thông báo quan trọng hoặc đôi khi là thông tin điều hướng kết nối khách hàng đến với các website khác. Nó có thể gây phiền toái cho người dùng, khiến cho trải nghiệm sử dụng trở nên khó chịu khi hiển thị thông tin mà họ không mong muốn.
Pop up còn gọi là cửa sổ pop up thường xuất hiện trên website nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
Không ít người dùng cảm thấy phiền phức khi pop up tự nhiên nhảy xổ ra trên website và cắt đứt sự tập trung của họ. Tuy nhiên, nếu được áp dụng đúng cách, Pop up có thể mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp của bạn. Cụ thể như: hạn chế tỉ lệ hủy đơn hàng tối ưu và tăng tỉ lệ chuyển đổi trung bình cao gấp 3 lần so với các website không sử dụng pop up.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho website thì việc sử dụng popup cũng là một trong những cách tối ưu hoạt động tiếp thị qua email hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đây là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp có thể thu lead email chất lượng cho các chiến dịch marketing của mình.
Pop up được phân thành 5 loại chính sau:
Đây là dạng Pop up được hiển thị đến người dùng trên website sau một khoảng thời gian đã được định trước. Thường là sau khoảng 60 giây hoặc lâu hơn nữa, khi người dùng truy cập vào website của bạn và có sự tìm hiểu đủ lâu về sản phẩm/dịch vụ, lúc này Time-based Pop up sẽ hiện ra.
Sự xuất hiện khá “chậm” của Time-Based Pop up một mặt vừa tránh gây khó chịu cho người truy cập vào website, hạn chế tình trạng quá tải cho web vừa thúc đẩy hành vi đăng ký/để lại thông tin/tham khảo mua hàng từ người dùng một cách thuyết phục và hiệu quả hơn.
Đây là loại quảng cáo đặc biệt thích hợp để target đến từng khách hàng cụ thể, giúp nâng cao khả năng tiếp cận mục tiêu và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi tối ưu.Content-based Popup có thể được tùy chỉnh để hiển thị ở những thời điểm khác nhau, có thể là khi người dùng đang cuộn trang, truy cập vào trang hoặc sau khi họ đã thực hiện nhấp chuột cụ thể trên trang.
Nên tiết chế số lượng pop up được hiển thị trên các trang, vì nếu sử dụng một cách quá mức có thể dẫn đến hiệu ứng ngược, khách hàng sẽ cảm thấy phiền phức.
Giống như Time-based Pop up, Scroll-based Pop up không chỉ cho phép doanh nghiệp thu thập email data chất lượng mà còn giúp bạn đo lường được mối quan tâm thực sự của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm trên website của bạn.
Scroll-Based là một trong những loại Pop up cơ bản, được sử dụng phổ biến hiện nay
Bằng việc theo dõi nút trỏ của chuột, Pop up app sẽ giúp bạn xác định được ai là người chuẩn bị rời khỏi website và ngay lập tức gửi đến khách hàng đó một Exit-intent Popup với thông điệp hấp dẫn. Điều này như một nỗ lực cuối cùng giúp bạn níu chân khách hàng ở lại trên website của mình và kích thích việc chuyển hóa hành động/thu thập thông tin từ khách hàng.
Thay vì xuất hiện “chình ình” ngay giữa màn hình và ngăn cản người dùng tiếp tục trải nghiệm trên website thì Pop Out lại được hiện ra từ một phía của trình duyệt và cho phép khách hàng tiếp tục tham khảo thông tin dễ dàng. Vì vậy, Pop up được đánh giá mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, tuy nhiên khả năng thu thập thông tin từ dạng quảng cáo này không thực sự tối ưu vì người dùng có thể dễ dàng bỏ qua hoặc lờ chúng đi nhanh chóng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình các bước tạo chiến dịch email marketing hiệu quả
Sau đây là một vài cách gia tăng tính hiệu quả của Pop up mà mọi người có thể tham khảo để thực hiện:
Là loại quảng cáo ăn theo, chớp nhoáng, kích thước khá nhỏ chỉ từ 1/7- 1/8 màn hình website nên các yếu tố cấu thành lên Pop up nói chung và tiêu đề nói riêng luôn phải đảm bảo gây ấn tượng, thu hút khách hàng ngay từ giây đầu tiên. Đây cũng là lí do các Pop up thường ưu tiên sử dụng các câu nói theo vần, thành ngữ biến tấu vừa đảm bảo sự ngắn gọn vừa gây thu hút, dễ hiểu, dễ nhớ đi vào lòng người đọc.
Như đã nói, Pop up có khả năng thu thập email khách hàng vô cùng hiệu quả. Song, không phải tự nhiên mà khách hàng sẽ để lại email cho bạn. Để làm được điều này thì các lời chào trên Pop up của bạn phải đính kèm những điều kiện hấp dẫn để khai thác thông tin từ người dùng
Một số cách tăng hiệu quả của Pop up
Nhằm mục đích gây ấn tượng với khách hàng trong thời gian rất ngắn nên hình ảnh của Pop up phải vô cùng sống động và cuốn hút. Những gam màu tươi sáng, bắt mắt như đỏ, vàng, cam… luôn là ưu tiên hàng đầu cho những thiết kế hình ảnh trên popup.
Không phải mẫu Pop up nào cũng mang đến cho bạn kết quả như ý. Đó là lí do vì sao bạn nên thử nghiệm nhiều mẫu Pop up khác nhau để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Chưa kể việc thử nghiệm này cũng giúp doanh nghiệp của bạn đo lường và đánh giá chính xác hơn những xu hướng của người tiêu dùng trên thị trường để có sự điều chỉnh hợp lý trong các chiến dịch marketing giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi tối ưu nhất.
Hầu hết khách hàng hiện nay rất thích nhận được những sản phẩm/dịch vụ miễn phí vì chúng gây cho họ cảm giác được “hời” lớn. Vì vậy, hãy tận dụng triệt để từ “miễn phí” trên Pop up và bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả mình nhận được.
Người dùng sẽ không cảm thấy cần thiết và gấp gáp đến mức phải để lại thông tin cho bạn nếu Pop up không thúc đẩy họ làm điều đó. Vì vậy, đừng quên các nút kêu gọi hành động (CTA) “mua ngay”, “nhận ngay”, “đăng ký ngay”... trong chính Pop up của mình. Nếu không chuyển hóa thành hành động của khách hàng, mọi cố gắng đặt Pop up của bạn trên website đều trở nên vô nghĩa .
Xem thêm: CTA trong Email Marketing và cách tạo nút CTA nổi bật, ấn tượng
Dù là kênh hứng email data hiệu quả song Pop up cũng có thể là con dao hai lưỡi gây ấn tượng xấu cho khách hàng nếu không biết cách sử dụng hoặc lạm dụng quá mức. Dưới đây là một số lưu ý nếu muốn sử dụng Pop up tối ưu:
Khách hàng sẽ cảm thấy rất khó chịu và bị làm phiền nếu ngay khi bước vào website đã bị Pop up nhảy ra yêu cầu họ điền thông tin. Lúc này, người dùng sẽ phòng thủ và nhanh chóng rời đi vì cho rằng website của bạn chỉ chăm chăm muốn lấy thông tin từ họ. Chưa kể vị trí xuất hiện của Pop up nếu đặt ở những góc khuất của tầm mắt (trên cùng hoặc dưới cùng ở các góc màn hình) cũng dễ bị khách hàng bỏ qua.
Vì vậy, hãy cân nhắc vị trí cũng như thời điểm xuất hiện của Pop up để đảm bảo không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà vẫn thu được data khách hàng như mong đợi.
Mặc dù yêu cầu hình ảnh của Pop up phải là ấn tượng, thu hút, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn nên lạm dụng các video/ảnh động trong những mẫu quảng cáo này. Lí do là vì chúng sẽ làm chậm thời gian load trang và cản trở trải nghiệm của người dùng, khiến họ dễ mất thiện cảm với website của bạn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại