Servlet là gì, nhiệm vụ và công dụng của Servlet trong lập trình web

Nguyễn Hữu Dũng 15/04/2021

Để làm nên sự tiện ích của các website, bên cạnh các nền tảng thì công nghệ cũng là yếu tố quyết định. Công nghệ web hiện được sáng tạo và cải tiến liên tục nhằm mang đến cho lập trình viên nhiều công cụ hơn. Servlet cũng là một trong số đó. Bởi vậy bạn cần dành thời gian tìm hiểu Servlet là gì.

Trong bài viết này, Bizfly cập nhật những hiểu biết cơ bản về Servlet là gì, công dụng, nhiệm vụ và môi trường làm việc của nó.

Servlet là gì? 

Servlet là một công nghệ được sử dụng phổ biến trong thiết kế, xây dựng các ứng dụng web. Nó chỉ tồn tại ở máy chủ để hỗ trợ tạo ra những website động. 

Servlet là gì

Servlet là gì?

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp mà công nghệ này có thể có thêm các định nghĩa khác nhau. Đôi khi nó còn được biết đến như một API có khả năng cung cấp tài liệu các lớp và interface. Các lớp API thường thấy trong công nghệ này là Servlet, GenericServlet, Servlet Response, HttpServlet, Servlet Request,... 

Servlet là công nghệ mạnh mẽ và có khả năng mở rộng. Nó kế thừa các ưu điểm từ ngôn ngữ kịch bản CGI, đồng thời khắc phục các bất cập còn tồn tại của ngôn ngữ này. Đây cũng là nguyên nhân khiến công nghệ này trở nên nổi bật và được sử dụng nhiều như ngày nay.

Công dụng của Servlet là gì? 

Muốn sử dụng một công nghệ đúng cách, bạn cần biết công dụng của nó ra sao. Có thể thấy, công dụng chính của Servlet là truyền tải, trao đổi và đọc thông tin giữa máy chủ web và các máy khách.

Công dụng của Servlet là gì

Công dụng của Servlet là gì?

Công nghệ này còn có khả năng:

  • Tiếp nhận các yêu cầu từ máy khách và lấy thông tin từ các yêu cầu đã nhận được: Thông thường, khi nhận được một yêu cầu nào đó, Servlet sẽ tiến hành đọc các dữ liệu đã nhận được từ phía trình duyệt mà máy khách gửi đến. 
  • Truy cập vào database và xử lý mọi nghiệp vụ, vấn đề phát sinh: Thông qua yêu cầu tương tác tới database, Servlet tiến hành gọi RMI hoặc CORBA, dịch vụ web hay thậm chí có khi cong phản hồi trực tiếp nhằm xử lý dữ liệu và đến tạo ra những kết quả tương ứng.
  • Tiến hành tạo - gửi các request đến máy khách hoặc tạo request mới đến cho Servlet và JSP mới: Đôi khi Servlet giữ vai trò như bộ phận truyền tải dữ liệu hay phản hồi HTTP ẩn đến cho người dùng. Các dữ liệu này có thể trình bài dưới nhiều hình thức, từ văn bản dạng HTML, XML, excel, hình ảnh Gif,... 

Nhiệm vụ của Servlet 

Với công dụng như trên, Servlet thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, hỗ trợ rất đắc lực cho lập trình viên trong thiết kế, tạo lập web. Bizfly liệt kê cho bạn một vài nhiệm vụ chính, chủ yếu như:

Nhiệm vụ của Servlet

Nhiệm vụ của Servlet

  • Đọc dữ liệu do khách hàng (ở đây là trình duyệt) gửi đến một cách rõ ràng. Nó có thể là mẫu HTML có trên một website, một applet hay một chương trình HTTP tùy chỉnh.
  • Đọc dữ liệu HTTP ẩn do trình duyệt gửi đến: Ở đây, nó bao gồm cả cookie, các phương tiện truyền thông, chương trình nén trình duyệt có thể hiểu được,...
  • Gửi các phản hồi HTTP ẩn đến khách hàng (trình duyệt): Nhiệm vụ này sẽ bao gồm tương tác với trình duyệt, máy khách và các tài liệu được trả về và thiết lập cookie, tham số đệm cũng như những tác vụ khác.
  • Xử lý các dữ liệu để tạo ra kết quả: Nhiệm vụ này cần Servlet trao đổi với một database, thực hiện cuộc gọi RMI, CORBA, dịch vụ Web hay phản hồi trực tiếp. 
  • Gửi dữ liệu đến trình duyệt sao cho rõ ràng: Servlet gửi các tài liệu dưới dạng văn bản, nhị phân, Excel,... lên cho khách hàng (trình duyệt). 

Môi trường làm việc của servlet như thế nào? 

Vấn đề cuối cùng bạn cần tìm hiểu là môi trường làm việc của Servlet. Công nghệ này hoạt động như một bên trung gian giữa trình duyệt web/HTTP khách và database của máy chủ. Về bản chất, mỗi Servlet là một lớp Java, vậy nên công nghệ này hoạt động trên JVM - máy ảo Java qua dịch vụ Servlet engine. 

Môi trường làm việc của servlet như thế nào

Môi trường làm việc của servlet như thế nào?

Trong môi trường này Servlet engine tải lớp Servlet được yêu cầu lên. Khi lớp servlet được tải lên, servlet tiến hành ngừng tải để có thể tập trung mọi nguồn lực vào xử lý yêu cầu đó. Khi nhắc đến đại diện của Java này, rất nhiều người nghĩ ngay đến JSP - đại diện của website. 

Về lý thuyết, có thể coi JSP là một phần mở rộng của công nghệ Servlet, được sử dụng đồng thời nhằm bổ trợ cho việc phát triển các ứng dụng web. Nó được sử dụng để viết code HTML trong lập trình web thay cho Servlet bởi công nghệ này trội hơn về mảng viết code Java. 

Sử dụng Servlet trong thiết kế, lập trình web là lựa chọn phù hợp, linh hoạt trong thời đại hiện nay. Tìm hiểu Servlet là gì, đồng thời cân nhắc việc sử dụng công nghệ này cho website mới của bạn.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly