Xu hướng Shoppertainment tạo nên trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng. Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ làm rõ cho bạn thông tin về xu hướng kinh doanh mới này và các loại hình Shoppertainment phổ biến hiện nay.
Shoppertainment là một chiến lược tiếp thị kết hợp giữa mua sắm và giải trí nhằm tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn, thú vị cho người tiêu dùng. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho quá trình mua sắm của khách hàng trở nên thú vị nhờ thế tăng doanh thu và cải thiện lòng trung thành của họ.
Sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí có nhiều hình thức. Nó có thể là biểu diễn tại cửa hàng, trưng bày, phát trực tiếp (livestream) hay các hình thức kết hợp quảng cáo với trải nghiệm giải trí.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng kết hợp thêm với những người có ảnh hưởng (KOL), người nổi tiếng hoặc KOC để tạo ra các phiên livestream, video giới thiệu sản phẩm. Điển hình ở thị trường Việt Nam có gia đình Quyền Leo Daily, Võ Hà Linh, Hannah Olala…
Mô hình shoppertainment được xem là xu hướng thương mại điện tử mới bởi người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu tìm kiếm nhiều thứ hơn, coi trọng tính xác thực, tương tác, giải trí. Chính vì thế, nếu kết hợp tốt giải trí và mua sắm sẽ tạo nên một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh.
Shoppertainment được bắt đầu phổ biến từ năm 2016 tại Trung Quốc cho đến năm 2019, Lazada đã áp dụng shoppertainment trong quá trình phát triển hoạt động quá trình mua sắm trực tuyến, bao gồm việc tập trung đẩy mạnh chương trình livestream, xây dựng tính năng tương tác và phát triển game.
Đứng trước thành công vang đội của nền tảng thương mại điện tử Lazada, Shoppertainment dần được nhiều các nền tảng kinh doanh online và các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ chú ý, áp dụng rộng rãi và dần trở thành xu hướng kinh doanh mới. Tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng tại thị trường Châu Âu, Trung Quốc và một số thị trường đặc biệt khác.
Cụ thể, theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 11,8 tỷ USD năm 2020 lên 13,7 tỷ USD năm 2021 và cán mốc 16,4 tỷ USD vào năm 2022. Đặc biệt, vào năm 2023, ngành thương mại điện tử có nhiều điểm đột phá vượt bậc trên thị trường, doanh thu cán mốc hơn 20 tỷ USD tăng trưởng hơn 20% so với năm cũ.
Theo báo cáo phân tích khác, nhất cập mới nhật đến cuối tháng 12/2023 cho thấy các nền tảng như: Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đang chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử. Giá trị giao dịch (GMV) trong tháng 11 của 4 sàn trên đạt 31.195 tỷ đồng và doanh thu tháng 11/2023 tăng 9,3% so với tháng 10.
Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2023 lên đến 61 triệu người và ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người vào khoảng 336 USD.
Những con số thống kê khổng lồ này đã nói lên sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, góp phần thổi phồng quá trình phát triển của xu hướng này đạt ngưỡng “bùng nổ”.
Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí đã thực hiện tốt vai trò tạo ra trải nghiệm mua sắm thư giãn, có giá trị giải trí cao trên đa nền tảng. Khách hàng có cơ cơ hội hiểu rõ hơn về sản phẩm mà họ quan tâm, đồng thời được trải nghiệm toàn bộ những tiện ích giải trí cao cấp, có lợi ích kinh tế và cải thiện tinh thần: Minigame, giveaway, chương trình ưu đãi giảm giá.
Điều này được xem là nền móng phát triển bền vững cho mọi đơn vị kinh doanh, khi hoàn thành nhiệm vụ gây ấn tượng mạnh cho mới khách hàng của mình, khả năng thu hút cao giúp người dùng nhớ đến thương hiệu và quay lại mua sắm trong thời gian dài tiết kiệm chi phí xây dựng chiến lược remarketing hiệu quả nhất.
Có nhiều cách thức khác nhau đề chúng ta có thể thực hiện Shoppertainment, nhưng mọi phương pháp đều nhắm tới mục tiêu tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng. Do đó, những loại hình Shoppertainment thường được áp dụng hiện nay kể đến: Livestream bán hàng, Gamification và Thực tế ảo tăng cường (AR).
Trong vòng vài năm trở lại đây, bán hàng qua hình thức livestream khá phổ biến với người tiêu dùng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các phiên LIVE bán hàng có thể diễn ra trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như: TaobaoLive, LazadaLive, ShopeeLive, TikTokLive,...
Cụ thể, tại Việt Nam năm 2023, theo thống kê trong vòng 6 tháng triển khai sự kiện LIVE “Chợ Phiên OCOP” đã ghi nhận các con số khủng như hơn 800 phiên LIVE được diễn ra, tiếp cận 300 triệu lượt xem, đem về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP trên TikTok Shop - những con số biết nói đã làm rõ tầm quan trọng của hình thức bán hàng qua Livestream này.
Thực hiện Shoppertainment với hình thức livestream bán hàng sẽ gặp nhiều thách thức đến từ tính bất cập bởi những câu hỏi ngẫu nhiên, tự do từ phía người xem. Đòi hỏi người bán hàng hay người thực hiện tương tác “chèo lái” phiên live cần có sự tự tin và sẵn sàng chủ động, nắm vững kiến thức về sản phẩm. Sự cạnh tranh bán hàng livestream ngày càng trở nên gay gắt, tuy nhiên đây lại là khoảng thời gian hoàng kim của hoạt động này đối với xu hướng Shoppertainment hóa.
Khi thực hiện Livestream bán hàng, hoạt động kết hợp bán hàng và giải trí sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi những lý do sau đây:
Việc thực hiện hình thức bán hàng kết hợp giải trí với phát trực tuyến có thể được thực hiện với nhiều ý tưởng khác nhau, bạn có thể xây dựng kịch bản những câu chuyện chia sẻ những câu chuyện hàng ngày, để thu hút sự chú ý của người xem. Hoặc tạo ra các chương trình tương tác ngay trong livestream như tạo trò chơi, đoán ô chữ kích thích khách hàng tương tác với cửa hàng bằng comment, thả biểu tượng cảm xúc.
Theo một nghiên cứu của Bazaarvoice, trò chơi điện tử ứng dụng hóa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Có tới 70% người dùng mong muốn các yếu tố trò chơi được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến, nhưng chỉ có khoảng 42% khách hàng muốn trò chơi tại cửa hàng offline.
Do đó, Gamification được thực hiện bằng cách đưa ra các trò chơi hoặc nhiệm vụ để khách hàng hoàn thành. Sau đó, họ sẽ thu thập được mã giảm giá, ưu đãi hoặc một số lợi ích mua sắm đặc biệt. Cụ thể, Shopee đang áp dụng một số chương trình khuyến khích người dùng tham gia trồng cây hái xu, lắc xu, vòng quay quà tặng may mắn,...
Đối với Shoppertainment, thực tế ảo tăng cường (AR) là hình thức tương đối mới mẻ, chưa được xuất hiện phổ biến ở Việt Nam. Nó thường được sử dụng chủ yếu qua máy ảnh trên điện thoại thông minh.
Hiện nay công nghệ này được áp dụng nhiều trong ngành thời trang hoặc làm đẹp trực tuyến, người dùng có thể truy cập vào môi trường thương mại điện tử hoặc website bán hàng có hỗ trợ AR.
Chẳng hạn như, tại đây, người dùng có thể thử trang điểm ảo thông qua việc trải nghiệm thử đồ trực tuyến để xác định sản phẩm đó có phù hợp với bản thân hay không. Ví dụ như, bằng cách sử dụng ứng dụng có sẵn để test màu son hợp với nước da của bạn hoặc kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt của bản thân.
Những ứng dụng AR này giúp tăng tính hấp dẫn của trải nghiệm mua sắm trực tuyến, quá trình Shoppertainment đạt được hiệu ứng sử dụng cao, hỗ trợ người dùng có cái nhìn chính xác hơn về sản phẩm trước khi mua, giảm rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Các loại hình xu hướng mua sắm mới như “shoppable video”, “shoppable post” hay “shoppable reels” là các loại hình kết hợp giữa những video, các bài đăng và khả năng mua sắm của khách hàng.
Trong mô hình mua sắm này, người bán hoặc nhà sáng tạo nội dung tạo ra những video và bài đăng ngắn gọn giới thiệu sản phẩm. Nội dung của những bài đăng thường có hình ảnh sản phẩm, mô tả tính năng, lợi ích và cách sử dụng sản phẩm đó. Trong những video và bài đăng, nền tảng cung cấp công cụ để gắn thêm thẻ sản phẩm.
Khi người xem nhấp vào thẻ, họ sẽ được đưa đến trang sản phẩm tương ứng, nơi họ có thể tìm hiểu thêm và mua hàng. Ngoài ra, người xem có thể mua sản phẩm trực tiếp từ video hoặc được chuyển hướng đến trang web của nhà bán lẻ để hoàn tất giao dịch.
Loại hình mua sắm này đang được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng bởi tính tiện lợi của nó. Lúc này, người tiêu dùng có thể vừa đọc, vừa xem giới thiệu sản phẩm, vừa mua hàng một cách nhanh chóng mà không cần phải thoát ra, vào các trang mua sắm để tìm kiếm sản phẩm một lần nữa.
Shoppertainment là sự kết hợp giữa trải nghiệm mua sắm và giải trí, với mục đích tạo ra một trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và thu hút thật nhiều khách hàng. Về cơ bản, mô hình này phù hợp với hầu hết các ngành hàng, từ thời trang, mỹ phẩm, đến đồ công nghệ, đồ gia dụng,...
Để xác định xem doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng mô hình Shoppertainment hay không, bạn hãy xem xét một số yếu tố sau:
Shoppertainment đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng sáng tạo, đổi mới để tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo và hấp dẫn. Do đó, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố giải trí như video, game, livestream, AR/VR,...
Để kinh doanh mô hình shoppertainment hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng các kênh giao tương tác tốt, tích cực lắng nghe phản hồi và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, người tiêu dùng có mối quan tâm nhiều hơn đến Shoppertainment. Trong đó, nhóm khách hàng trẻ (thuộc độ tuổi từ từ 18 đến 34) có mối quan tâm đến hình thức mua sắm này hơn cả.
Do vậy, Shoppertainment thường hướng đến những khách hàng trẻ tuổi, thích trải nghiệm mới lạ và thích được tương tác.
Trước khi triển khai Shoppertainment doanh nghiệp hãy chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, nhân sự cũng như tài chính đầu tư vào công nghệ, sáng tạo nội dung giải trí để mô hình Shoppertainment đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhắm đến những đối tượng có sở thích trải nghiệm xu hướng mua sắm online mới, đặc biệt người dùng trẻ tuổi ,Shoppertainment đã khẳng định vai trò của mình trong nhiệm vụ tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng. Từ thông tin tổng hợp của Bizfly cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này và tạo ra một liên kết bền chặt với tệp khách hàng của mình.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp