Storytelling là gì? Xây dựng Storytelling chuẩn theo 5 nguyên tắc

Nhật Lệ 14/03/2024

Storytelling được sử dụng trong mọi lĩnh vực ngành nghề hay trong chính đời sống hàng ngày của chúng ta. Nó được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu chạm đến cảm xúc của khách hàng và cộng đồng, thu hút sự chú ý. 

Vậy để thực hiện chúng ta cần xây dựng Storytelling như thế nào? Cùng Bizfly khám phá ngay trong bài viết sau. 

Storytelling là gì?

Storytelling sử dụng những câu chuyện mang tính chân thật cao có liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp để cung cấp tới người dùng
Storytelling xây dựng câu chuyện mang tính chân thật cao liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp cung cấp tới người dùng

Storytelling là một phương pháp sử dụng câu truyện được xây dựng bằng từ ngữ, hình ảnh, video để truyền đạt thông điệp.  Qua việc xây dựng một câu chuyện có cấu trúc, người kể chuyện hay marketer có thể kích thích tưởng tượng, tạo ra cảm xúc và tạo ra liên kết sâu sắc với khán giả hoặc người nghe.

Trong thế giới tiếp thị hiện đại, việc sử dụng storytelling để thu hút khán giả và làm cho thông tin thương hiệu trở nên rõ ràng và dễ nhớ đang trở nên phổ biến. Chiến dịch quảng cáo của thương hiệu mỹ phẩm "DOVE" vào Năm 2013 là một minh họa nổi bật. Trong chiến dịch này, Dove tận dụng Ngày của Cha để kể câu chuyện đầy cảm xúc về sự đoàn tụ của một gia đình quân nhân đã xa nhau suốt 7 tháng. Thay vì tập trung vào kể về một sản phẩm cụ thể, câu chuyện trên đã tạo kết nối sâu sắc hơn, củng cố hình ảnh thương hiệu.

Lợi ích của storytelling trong marketing

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược kể chuyện trong tiếp thị
Lợi ích của việc xây dựng chiến lược kể chuyện trong tiếp thị

Nhu cầu giải trí của người dùng hay khách hàng tiềm năng tăng lên theo thời gian, đặc biệt có phản ứng tương tác tích cực đối với các thông điệp thực hiện storytelling. Và theo đánh giá của chuyên gia, storytelling có khả năng trở thành chiến lược ưu tiên trong quá trình thực hiện marketing thương hiệu trực tiếp và gián tiếp trong tương lai khi mở ra nhiều cơ hội phát triển và lợi ích lớn. 

Truyền tải tính cách thương hiệu 

Storytelling không chỉ được thực hiện thông qua quá trình bán hàng mà còn qua việc xây dựng câu chuyện của chính thương hiệu tạo ra hoặc thậm chí có thể thông qua sự đóng góp từ người dùng. 

Người dùng sẽ cảm nhận được tính cách độc đáo của thương hiệu mà không phải của một cá nhân cụ thể hay của một nhóm tiếp thị. Điều này làm cho tính cách của thương hiệu trở nên riêng biệt và có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng một cách hiệu quả.

Trở thành đơn vị tiên phong 

Storytelling là một trong yếu tố then chốt trong các chiến dịch marketing của ngành công nghiệp ô tô. Đặc biệt khi phương tiện truyền thông xã hội được ra đời. Đây là một dấu hiệu cho thấy việc kể chuyện cung cấp thông tin sâu sắc, tạo được cảm xúc cho những người đam mê xe hơi. 

Storytelling giúp định hình thương hiệu của bạn như một người mang lại chất lượng hàng đầu giữa thị trường có nhiều câu chuyện cạnh tranh từ các đơn vị kinh doanh khác.

Chạm đến cảm xúc của khách hàng

Những câu chuyện có thật hoặc ít nhất là dựa trên những câu chuyện có thật, có lẽ là cách tốt nhất để tạo ra kết nối cảm xúc với khách hàng. Hãy chia sẻ và kể chúng theo cách gợi lên cảm giác và cảm xúc. Trong quá trình này, đừng cố gắng lừa dối cảm xúc chỉ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Khi một câu chuyện được kể một cách sâu sắc, người nghe có thể cảm nhận được cảm xúc và trạng thái tâm lý được mô tả trong câu chuyện, điều này có thể làm cho họ cảm thấy gần gũi và kết nối với thương hiệu hơn.

Thu hút khách hàng quay trở lại

Câu chuyện của bạn đủ hấp dẫn, có sức mạnh đặc biệt sẽ làm cho thông điệp của thương hiệu trở nên sống động và gần gũi với khách hàng. Đó không chỉ là về sản phẩm hoặc dịch vụ, mà là về những người và cảm xúc liên quan. Khi người nghe hoặc độc giả cảm nhận được câu chuyện, họ không chỉ mua sản phẩm, mà còn mua cảm xúc và trải nghiệm. Từ đó kích thích lại được sự quan tâm, xây dựng một cộng đồng. Một người hâm mộ quay trở lại không chỉ vì sản phẩm, mà vì câu chuyện và trải nghiệm đằng sau nó.

Định dạng của storytelling 

Data storytelling

Data storytelling thường kết hợp giữa các con số, dữ liệu và yếu tố kể chuyện để tạo nên một câu chuyện có logic và ý nghĩa. Bằng cách này, thông tin kinh doanh, thống kê, hay bất kỳ dữ liệu nào khác trở nên hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn cho khách hàng, đối tác.

Quan trọng nhất, data storytelling không chỉ là về việc truyền đạt thông tin một cách chính xác mà còn là về việc tạo ra một liên kết cảm xúc có cơ sở vững chắc với người nghe. Điều này giúp thúc đẩy sự hiểu biết, tương tác và quyết định của họ.

Visual storytelling

Visual storytelling phản ánh xu hướng của môi trường truyền thông ngày nay, nơi người xem đang đặt sự chú ý cao vào hình ảnh và video trực quan. Sự linh hoạt và tiện lợi của việc xem hình ảnh và video trên các thiết bị di động đã làm cho visual storytelling trở thành một công cụ mạnh mẽ để kết nối với khán giả mọi lúc, mọi nơi.

Trong ngữ cảnh này, doanh nghiệp sử dụng visual storytelling để làm nổi bật thương hiệu, kể chuyện về sản phẩm và dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tương tác động lực. Các hình ảnh và video không chỉ là phương tiện truyền thông, mà còn là ngôn ngữ của sự sáng tạo và sự kết nối trong thế giới trực tuyến ngày nay.

5 nguyên tắc cơ bản trong xây dựng storytelling

5 yếu tố chính có trong chiến lược storytelling
5 yếu tố chính có trong chiến lược storytelling

Glue (kết nối)

Nguyên tắc "Glue" trong storytelling tập trung vào việc xây dựng sự kết nối và liên kết giữa thông điệp marketing và niềm tin của khách hàng.

Để thực hiện nguyên tắc "Glue," sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý khách hàng chính là chìa khóa. Việc nghiên cứu và đánh giá giá trị, mục tiêu, cũng như nguyện vọng của đối tượng mục tiêu giúp xây dựng một câu chuyện phản ánh đúng đắn và gần gũi. 

Với nguyên tắc "Glue," sự kết nối cảm xúc này không chỉ giúp thương hiệu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng mà còn tạo ra lòng trung thành và sự ủng hộ vững chắc.

 Reward (phần thưởng)

Nguyên tắc "Reward" (phần thưởng) trong storytelling tập trung vào việc tạo ra phần thưởng mang lại giá trị thực tế và động viên khách hàng tiếp tục tương tác với thương hiệu. Để thực hiện nguyên tắc này một cách hiệu quả, chúng ta sẽ xây dựng kết nối chặt chẽ giữa phần thưởng và hành động mong muốn của khách hàng. Sự hứng thú và mong đợi từ phía khách hàng cũng cần được kích thích thông qua việc tạo ra các phần thưởng hấp dẫn và độc đáo.

Lưu ý rằng phần thưởng cần phải được thực hiện một cách rõ ràng và trung thực. Thông điệp về phần thưởng cần được truyền đạt một cách minh bạch, giúp khách hàng hiểu rõ về những lợi ích mà họ sẽ nhận được và điều kiện để đạt được phần thưởng.

Emotion (cảm xúc)

Trong quá trình thực hiện nguyên tắc Emotion, quan trọng nhất là tạo ra câu chuyện mà khách hàng có thể đồng cảm và tương tác một cách tự nhiên. Việc sử dụng ngôn ngữ và tình huống mà họ có thể liên kết, cùng với việc gửi thông điệp chứa đựng cảm xúc, đều giúp kích thích sự tương tác và tạo ra ấn tượng lâu dài.

Với nguyên tắc này, bạn sẽ có cơ sở để đảm bảo rằng chiến dịch Storytelling của mình có thể tăng cường ấn tượng về thương hiệu cho khách hàng thông qua những câu chuyện liên quan đến con người và trải nghiệm mà không chỉ bó hẹp ở sản phẩm hay dịch vụ. 

Authentic (chân thật)

Khi đối mặt với hàng loạt các chương trình quảng cáo và chiến lược tiếp thị, khách hàng ngày càng trở nên nhạy cảm và tìm kiếm tính chân thật trong thông điệp mà thương hiệu chuyển đạt. Do đó khi áp dụng Authentic và kế hoạch thực hiện Storytelling giúp thương hiệu xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy và tạo ra sự kết nối vững chắc với khách hàng. 

Khi thực hiện nguyên tắc này, sự chân thật nằm ở việc thương hiệu không giấu giếm những khía cạnh không hoàn hảo của mình. Thay vào đó, thương hiệu mở cửa sổ vào “thế giới nội tâm”, chia sẻ những câu chuyện có thật và tạo ra một hình ảnh có tính nhân văn.

Target (mục tiêu)

Target khi thực hiện storytelling không chỉ là về việc xác định đối tượng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính hay vị trí địa lý, mà còn về việc hiểu biết về sở thích, lối sống và quan điểm sống của họ. Mục tiêu đóng vai trò tìm ra những điểm chung, giá trị chung giữa thương hiệu và đối tượng mục tiêu đó. 

Do đó, khi thực hiện nguyên tắc này, quan trọng nhất là nắm bắt đặc điểm, giá trị và nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Câu chuyện cần phải được xây dựng sao cho nó không chỉ phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu mà còn chạm đến trái tim và tâm trí của người đọc. 

Cách viết Content Storytelling thu hút

Cũng giống như bất kỳ câu chuyện nào khác, một câu chuyện được xây dựng khéo léo trong cách viết nội dung bao gồm nhiều yếu tố khác nhau phối hợp hài hòa để thu hút và thu hút khán giả. Hãy chia nhỏ chúng thành những bước cụ thể và hiểu nhiệm vụ cần thực hiện. 

Chọn dạng cốt truyện phù hợp

4 dạng cốt truyện được nhiều marketer thực hiện cho chiến lược tiếp thị của mình
4 dạng cốt truyện được nhiều marketer thực hiện cho chiến lược tiếp thị của mình

Số lượng thể loại hay cốt truyện khổng lồ trong văn học đủ để khiến ngay cả một chuyên gia cũng khó có thể xác định bởi mỗi thể loại đều mang một sức hấp dẫn riêng. Làm thế nào để một người kể chuyện có thể lựa chọn phương án triển khai phù hợp? Nó sẽ phụ thuộc nhiều vào bộ nhận diện hình ảnh thương hiệu và ngành nghề mà các bạn đang phát triển. 

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, việc chọn lựa một câu chuyện về sự đổi mới có thể phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu. Trong khi đó, trong ngành thời trang, một câu chuyện xoay quanh phong cách và biểu tượng thời trang có thể là chìa khóa để thu hút sự chú ý.

Trong kinh doanh hay marketing, storytelling thường được áp dụng với những cốt truyện phổ biến như: 

  • Cốt truyện Storytelling - Từ tồi tệ đến thành công
  • Cốt truyện Storytelling - Hành trình của người hùng
  • Cốt truyện Storytelling - Chinh phục
  • Cốt truyện Storytelling - Vượt qua quái vật
  • Cốt truyện Storytelling - “Hoài niệm - Chân lý”

Cốt truyện Storytelling - Từ tồi tệ đến thành công

Cốt truyện này được áp dụng phổ biến nhất, bởi đồng thời tương thích với mục tiêu làm nổi bật giá trị sản phẩm hay thông điệp và thân thiện với người đọc. Từ cốt truyện này, người đọc có thể dễ dàng liên hệ được với bản thân và nhận thấy được sự thay đổi khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong một bối cảnh cụ thể. Trước kết quả tích cực đó, sẽ kích thích họ đưa ra quyết định mua sắm hay tìm hiểu thông tin về sản phẩm nhiều hơn. 

Cốt truyện Storytelling - Hành trình của người hùng

Cuộc hành trình của người anh hùng là một kỹ thuật kể chuyện cổ điển, đòi hỏi kỹ thuật lồng ghép các chi tiết câu chuyện khó hơn. Nó tập trung kể về quá trình nhân vật chính tham gia vào một cuộc phiêu lưu, đối mặt với thử thách, học được một bài học và trở về với sự thành công. Điều này sẽ giúp cho độc giả có thêm động lực hành động. Kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong các thể loại phim khoa học viễn tưởng, hành động và trong ngành kinh doanh đa mô hình hay kinh doanh game.

Cốt truyện Storytelling - Chinh phục

"Cốt truyện Storytelling - Chinh phục" là một dạng cốt truyện tập trung vào hành trình chinh phục ước mơ của nhân vật chính. Dạng cốt truyện này thường phản ánh sự kiên trì, quyết tâm và lòng nhiệt huyết của nhân vật chính. Người đọc sẽ theo dõi hành trình của họ từ điểm xuất phát đến đỉnh cao của thành công, đồng thời trải qua những cảm xúc, học hỏi và trưởng thành cùng với nhân vật.

Loại cốt truyện này thường phù hợp với đối tượng độc giả có những hoài bão, khát khao, và mong muốn chinh phục những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Nó có thể áp dụng phù hợp với ngành giáo dục, tài chính. 

Cốt truyện Storytelling - Vượt qua nỗi ám ảnh

Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình một nỗi sợ hay điều gì đó khiến chúng ta tự ti. Cũng chính bởi đó, cốt truyện vượt qua nỗi sợ đã được nhiều doanh nghiệp ứng dụng nhằm chạm đến cảm xúc của người đọc, đồng hành cùng họ vượt qua nỗi sợ, thách thức khó khăn và chiếm lấy thiện cảm từ người đọc. 

Cốt truyện Storytelling - “Hoài niệm - Chân lý”

“Hoài niệm - Chân lý” được xem là dạng cốt truyện tự sự trong Storytelling thường tập trung vào việc chia sẻ trải nghiệm cá nhân, kể lại những kỷ niệm có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời. Câu chuyện có thể xoay quanh tình bạn, tình yêu hay những mối quan hệ gia đình, tất cả được kể qua góc nhìn và cảm xúc chân thực của người viết.

Chúng ta sẽ thấy nhiều trong kịch bản quảng cáo của các nhãn hàng thực phẩm, gia vị như Knorr. Mục tiêu là tạo ra một câu chuyện có tính nhân văn cao, mang tính kết nối có thể rút ra một bài học cuộc sống hay cảm nhận giá trị từ người viết. 

Xác định góc nhìn khi viết chuyện

Xác định góc kể chuyện khi xây dựng chiến lược storytelling
Xác định góc kể chuyện khi xây dựng chiến lược storytelling

Hãy bắt đầu với yếu tố phức tạp nhất nhưng cũng quan trọng nhất: Khoảng cách kể chuyện. Đây là yếu tố quyết định liệu Content Storytelling của bạn sẽ được truyền đạt từ tâm trí của nhân vật hay từ góc nhìn quan sát của người đứng ngoài, dễ hiểu hơn thì nó là nhân vật chính và người đọc. 

Bạn cần triển khai tìm hiểu đồng thời hai yếu tố là nhân vật chính (có thể là sản phẩm.khách hàng mục tiêu) và cảm nhận từ người tiêu thụ nội dung câu chuyện. Sau đó sẽ là lúc bạn lựa chọn cách kể dựa trên góc nhìn đó. 

  • Sử dụng lời kể xuất phát từ bên trong tâm trí nhân vật. 
  • Kể bởi một người quan sát bên ngoài có thẩm quyền về vấn đề chính của câu chuyện. 

Sử dụng lời kể xuất phát từ bên trong tâm trí nhân vật. 

Phong cách Content Storytelling thu hút khách hàng khi nó gần gũi, người đọc không chỉ được chứng kiến và liên hệ suy nghĩ của nhân vật với bản thân mà còn tiếp nhận được những thông tin phản ánh bản chất của nhân vật chính. 

Với lối kể chuyện này, bạn có thể dễ dàng kết hợp với các chiến lược cá nhân hóa trong quá trình tiếp thị. Nếu bạn làm tốt, phương pháp này sẽ loại bỏ những rào cản giữa trải nghiệm của nhân vật và trải nghiệm của người đọc, khiến câu chuyện có cảm giác chân thực và tức thời hơn. Kích thích người đọc tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm hay thông điệp mà bạn đang muốn thu hút. 

Kể bởi một người quan sát bên ngoài 

Người kể chuyện này hay nội dung storytelling của bạn không phải là một trong những nhân vật có trong câu chuyện, bạn (người viết) nhìn vào tất cả các nhân vật từ bên ngoài và kể lại. Đòi hỏi bạn cần có góc nhìn sâu sắc và bao quát từng chi tiết nhỏ nhất về sản phẩm, từng phân khúc khách hàng, hành vi khách hàng trong kịch bản nội dung của mình. 

Điều này sẽ không làm cho nội dung bị bó hẹp bởi một đối tượng hay người đọc nhất định. Bạn có thể tự do tùy chỉnh và điều khiển thông điệp với những giá trị mà bạn mong muốn nó trở nên nổi bật. 

Phác thảo nên cốt truyện

Cốt truyện là xương sống của bất kỳ câu chuyện nào và rất quan trọng để hiểu được mục đích cũng như các yếu tố kể chuyện. Về cốt lõi, cốt truyện khi bạn thực hiện viết storytelling cho sản phẩm là một chuỗi các sự kiện diễn ra có mục đích và dẫn người đọc đến mục tiêu cuối cùng (tìm hiểu sản phẩm, mua sản phẩm), bạn có thể xem nó là kịch bản kể chuyện.

Một yếu tố quan trọng cần có trong mọi cốt truyện lý tưởng đó là tình tiết mang tính chất kích động cảm xúc người đọc. Đây là yếu tố giúp duy trì nội dung xuyên suốt, thường nó sẽ được phát triển từ pain point của đối tượng độc giả mục tiêu của bạn. 

Một bản phác thảo cốt truyện bao gồm mở, thân, kết sẽ giúp bạn có được góc nhìn tổng quan khi truyền tải thông điệp đó đến với người dùng. Giúp cho câu chuyện trở nên thực tế, dễ dàng lược bỏ những tiểu tiết không đáng có, điều hướng thông điệp theo đúng định hướng ban đầu. 

Khai thác Insight người xem 

Khai thác insight người đọc để câu chuyện được ủng hộ bởi lượng lớn người dùng và cộng đồng
Khai thác insight người đọc để câu chuyện được ủng hộ bởi lượng lớn người dùng và cộng đồng

Chắc hẳn bạn đã đọc được nhiều bình luận hay đánh giá về hệ thống nội dung của một số người nổi tiếng “Nội dung công nghiệp”. Nếu chỉ đảm bảo được số lượng, khai thác nội dung rập khuôn, tập trung vào bề nổi của nội dung thì chắc chắn tỉ lệ trùng ý tưởng là rất cao với các nội dung khác trên môi trường Internet. 

Để tránh được tình trạng này, bạn cần hiểu và nghiên cứu tốt Insight người xem để thấu hiểu nhu cầu, sở thích thật sự của họ khi tương tác với từng chủ đề. Ứng dụng những điểm sáng này vào Content Storytelling sẽ giúp quy trình viết trở nên thú vị và đầy tính sáng tạo thay vì để những ý tưởng bó hẹp bởi khuôn mẫu. 

Dẫn chứng thật thuyết phục

Cách viết Content Storytelling thu hút được phát triển dựa trên insight người đọc mục tiêu thì bạn cần có những dẫn chứng thuyết phục. Không thể đưa ra những chi tiết không được xác minh, hư cấu vào câu chuyện của mình. Điều này khiến cho khách hàng nghi ngờ độ chân thật và khó có thể liên kết được với thông điệp mà bạn đang muốn truyền tải. 

Để làm được điều này, bạn có thể tìm hiểu nhiều về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống, bao gồm vấn đề đang xảy ra và những cách giải quyết và đón nhận vấn đề đó từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa vào cốt truyện hay sử dụng nó để viết lời thoại cho nhân vật. 

Tạo ra giải pháp cho câu chuyện

Giải pháp mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chính là những giá trị chất lượng từ sản phẩm của bạn. Bạn đang muốn làm nổi bật những ưu điểm của nó, hãy biến nó trở thành “người hùng” trong nội dung Storytelling, giúp người đọc giải quyết khó khăn, thử thách hay tìm ra một tư duy mới để vượt qua những rào cản của bản thân. 

Từ đó, nội dung của bạn sẽ gây ấn tượng đối với người đọc không chỉ với hình ảnh sản phẩm mà còn sự yêu mến đối với thương hiệu. 

Trong lĩnh vực viết nội dung, tồn tại một phương án “đáng gờm” có khả năng thu hút và chuyển đổi người đọc trở thành khách hàng vượt trội – Storytelling (kể chuyện). Những câu chuyện có “khả năng bẩm sinh” để kết nối với các cá nhân ở mức độ sâu sắc và cảm xúc, khiến họ trở thành một thế lực mạnh mẽ trong thế giới tiếp thị. Từ hướng dẫn về cách viết Content Storytelling của Bizfly, chúng ta đã hiểu được rằng việc rút ngắn khoảng cách và chạm đến cảm xúc của người đọc mục tiêu là chìa khóa quan trọng. Khi một câu chuyện được kể một cách sâu sắc, độc giả không chỉ hiểu về sản phẩm hay dịch vụ mà còn có cơ hội nhìn nhận về những cảm nhận của chính mình. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly