- 1. Tối ưu thời gian tải trang
- 2. Cải thiện điều hướng website
- 3. Sử dụng hình ảnh bắt mắt
- 4. Nội dung chất lượng
- 5. Bổ sung đánh giá (review) của khách hàng
- 6. Ứng dụng tâm lý học màu sắc để cải thiện trải nghiệm mua sắm online
- 7. Thể hiện rõ mặt hàng còn trong kho
- 8. Thêm thông tin liên hệ của doanh nghiệp
- 9. Ứng dụng livechat hỗ trợ trực tuyến
- 10. Tích hợp thanh toán
- 11. Đưa AR vào cải thiện trải nghiệm mua sắm
Trong thời đại ngày nay, việc cải thiện trải nghiệm mua sắm online đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Nhu cầu về sự thuận tiện đến tính năng cá nhân hóa ngày càng gia tăng đang làm cho trực tuyến trở thành nền tảng mua sắm ưu tiên. Hãy cùng Bizfly tìm hiểu cách thực hiện chi tiết để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trong bài viết sau nhé!
1. Tối ưu thời gian tải trang
Theo khảo sát từ Envisage Digital, sự hài lòng của khách hàng có thể giảm 16% chỉ với mỗi giây chậm trễ trong quá trình tải trang. Đồng thời, trang này cũng cho biết nếu thời gian tải trang web là 1-3 giây thì xác suất tỷ lệ thoát chỉ là 32%. Có thể thấy, thời gian tải trang trực tiếp ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và quyết định về việc ở lại hoặc rời bỏ trang web.
Thời gian khách hàng ở lại trên trang web là mối bận tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nếu trang web tải chậm, khách hàng có thể chuyển sang trang web khác mà không chờ đợi thêm. Đó là bởi ngày nay, người mua sắm online muốn có thông tin ngay lập tức, chỉ với vài cú click chuột hoặc vuốt nhẹ trên màn hình.
Vì vậy, để tối cải thiện trải nghiệm mua sắm online, việc tối ưu thời gian tải trang web là vô cùng quan trọng. Bạn hãy đảm bảo rằng trang web của bạn được tải nhanh chóng bất kể máy tính hay thiết bị di động. Thời gian tải trang web nên ở mức 5 giây hoặc thậm chí ít hơn.

2. Cải thiện điều hướng website
Để cải thiện trải nghiệm người dùng trên website, bạn cần chú ý đến thanh điều hướng, đó như một "bản đồ" chỉ đường cho người dùng. Thanh điều hướng cần dễ hiểu và đơn giản để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách tự nhiên. Hơn nữa, thông tin từ các truy vấn tìm kiếm và nhấp chuột vào kết quả sẽ cung cấp các thông tin trở nên quan trọng từ người dùng.
Forbes cho biết trung bình, người dùng trang web dành khoảng 6,44 giây để xem menu điều hướng chính trên một trang web. Điều này phản ánh tầm quan trọng của việc có menu điều hướng rõ ràng và dễ truy cập sẽ mang lại trải nghiệm tích cực cho người dùng.
Để thanh điều hướng hấp dẫn, bạn có thể sử dụng font chữ, màu sắc và biểu tượng phù hợp để tạo dấu ấn thương hiệu. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nội dung, bạn có thể đặt thanh điều hướng ở vị trí phù hợp. Ví dụ, thanh điều hướng dọc có thể tối ưu hóa tiếp cận và tạo không gian rộng cho thông tin quan trọng, đồng thời mang đến góc nhìn mới mẻ cho trang web.

3. Sử dụng hình ảnh bắt mắt
Theo một khảo sát từ Hubspot, 93% người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng chỉ dựa vào hình ảnh. Việc tạo ra các hình ảnh bắt mắt sẽ giúp giữ chân người dùng lưu ý đến sản phẩm của bạn lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo hình ảnh liên quan chặt chẽ với nội dung và thông điệp chung của trang web hoặc chiến dịch tiếp thị.
Để nâng cao trải nghiệm mua sắm online, việc sử dụng hình ảnh có độ nét tốt, màu sắc hài hoà, bố cục rõ ràng,... là nhưng yếu tố quan trọng. Dù là sản phẩm bình dân hay cao cấp, hình ảnh có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và giúp người mua sắm trực tuyến cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình mua sắm. Theo đó, thông qua bức ảnh, người tiêu dùng xác định rằng họ đang nhận được đúng sản phẩm mà họ mong đợi.

4. Nội dung chất lượng
Trong việc mang đến trải nghiệm mua sắm online trên các trang web bán hàng cho khách hàng, nội dung bài viết là yếu tố quan trọng tạo ra chuyển đổi. Theo đó, một nội dung chất lượng cần đảm bảo phục vụ được cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số tiêu chí mà một nội dung chất lượng cần có:
- Tối ưu hóa nội dung cho người đọc và SEO: Bạn hãy viết nội dung sao cho dễ hiểu, thu hút sự chú ý và sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng đọc. Đồng thời, bạn đừng nên bỏ qua việc kiểm tra và cải thiện từ khóa để tối ưu hóa cho SEO, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mà không làm giảm chất lượng nội dung.
- Tập trung đến khách hàng: Nội dung của bạn cần liên kết, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng để tạo giá trị. Đồng thời, nội dung này phải liên quan đến website của bạn để tạo sự thống nhất trong trang web.
- Độ dài vừa đủ: Giữ độ dài bài viết ổn định để tránh làm cho người đọc cảm thấy quá tải. Tức là bạn chỉ viết các thông tin cần thiết, không viết lan man. Theo đó, các bài viết có độ dài 1000-2000 từ thường là lý tưởng nhất.
- Chú ý đến cấu trúc bài viết: Bạn nên sắp xếp cấu trúc bài viết một cách rõ ràng với các đoạn và tiêu đề phù hợp, tạo sự dễ đọc và hiểu.
- Bổ sung số liệu chi tiết: Bạn có thể tăng tính tin cậy và chính xác bằng cách bổ sung số liệu chi tiết và thông tin hỗ trợ về sản phẩm.

5. Bổ sung đánh giá (review) của khách hàng
Theo Reviews Trackers, khả năng mua một sản phẩm có năm đánh giá sẽ cao hơn 70% so với khả năng mua một sản phẩm không có đánh giá. Bên cạnh đó, Dixa cũng cho rằng 93% khách hàng sẽ đọc đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng. Vì vậy, việc bổ sung các đánh giá có thể giúp người mua sắm dễ dàng xem ý kiến từ người tiêu dùng thực tế hơn.

6. Ứng dụng tâm lý học màu sắc để cải thiện trải nghiệm mua sắm online
Áp dụng tâm lý màu sắc sẽ có thể tạo ra giao diện hấp dẫn, kích thích sự liên tưởng, cảm xúc từ khách hàng. Từ đó gia tăng trải nghiệm thị giác và liên tưởng của người dùng. Vì vậy, khi bạn lập kế hoạch phối màu, bạn hãy tập trung vào tâm lý của màu sắc.
Hubspot cho rằng có đến 90% ấn tượng ban đầu của khách hàng với doanh nghiệp đến từ màu sắc. Bên cạnh đó, màu sắc cũng có thể tăng nhận thức và nhận diện thương hiệu lên 80%. Trong đó, màu xanh lam là màu được yêu thích trên thế giới, với 57% nam giới và 35% phụ nữ xếp nó là lựa chọn hàng đầu của họ.
Chẳng hạn, đối với các trang web đặt phòng, bạn hãy thử áp dụng màu xanh lá cây cho nút kiểm tra hoặc thanh toán. Màu xanh lá cây không chỉ tạo nên một thẩm mỹ hấp dẫn, mà còn gợi tích cực trong tâm trí của khách hàng. Liên tưởng đến màu đèn giao thông, màu xanh lá cây là một biểu tượng tích cực và thường được liên kết với sự thuận lợi và chuyển động.

7. Thể hiện rõ mặt hàng còn trong kho
Thông báo ngay cho khách hàng biết về tình trạng hàng còn trong kho là rất quan trọng. Điều này giúp tránh tình trạng khách hàng tìm thấy sản phẩm mong muốn nhưng lại phải đối mặt với thông báo hết hàng khi đặt hàng. Trong trường hợp lượng hàng trong kho đã hết, bạn có thể giới thiệu cho khách hàng một mã sản phẩm khác tương tự hoặc thông báo cho khách hàng về thời gian hàng về.

8. Thêm thông tin liên hệ của doanh nghiệp
Khách hàng thường không quá dành thời gian và kiên nhẫn khi phải tìm kiếm thông tin liên hệ của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên đặt các thông tin liên hệ ở những vị trí dễ nhìn thấy khi xây dựng website bán hàng. Điều này sẽ tạo sự thuận tiện trong việc liên lạc giúp tăng cường ấn tượng tích cực và tạo ra một môi trường mua sắm trực tuyến thuận lợi cho khách hàng.

9. Ứng dụng livechat hỗ trợ trực tuyến
Bằng cách sử dụng ứng dụng livechat hỗ trợ trực tuyến, bạn có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng ngay lập tức. Đồng thời, đây còn là cơ hội để doanh nghiệp nhận được phản hồi theo thời gian thực của khách hàng. Từ đó giúp cải thiện sự tương tác và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời tăng cường sự tin tưởng trong quá trình mua sắm trực tuyến.
Theo Hiver, 82% khách hàng hài lòng với trải nghiệm trò chuyện trực tiếp. Con số này có sự khác biệt so với chỉ 61% người dùng email và 44% người dùng điện thoại đáng lo ngại. Ngoài ra, 60% khách hàng có nhiều khả năng quay lại trang web cung cấp tính năng trò chuyện trực tiếp. Với sự hỗ trợ từ livechat, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc gia tăng chuyển đổi.

10. Tích hợp thanh toán
Mọi người đều muốn dễ dàng chuyển tiền và đặt hàng. Vì vậy, bạn hãy tạo ra một quy trình thanh toán đơn giản và dễ theo dõi. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để hoàn thành giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Chẳng hạn, khi mua hàng tại Shopee, bạn sẽ có thể thanh toán dưới nhiều hình thức như thanh toán khi nhận hàng, thanh toán trả sau SPayLater, thanh toán qua ngân hàng, ví Shopee Pay... Người dùng có thể dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Ngoài ra, quy trình thanh toán cũng được tinh giản chỉ với vài lần nhấp chuột.

11. Đưa AR vào cải thiện trải nghiệm mua sắm
Theo Survey Sparrow, có đến 71% người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn khi họ có thể trải nghiệm AR cho sản phẩm. Đưa AR vào cải thiện trải nghiệm mua sắm là xu hướng mới và tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Bằng cách sử dụng công nghệ AR, các doanh nghiệp có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm tương tác và độc đáo. Điều này nhằm giúp khách hàng tương tác với sản phẩm một cách trực quan hơn trước khi quyết định mua.

Trên đây là những cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để cải thiện trải nghiệm mua sắm online của khách hàng. Nếu bạn mong muốn tìm kiếm một giải pháp công nghệ có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn, liên hệ ngay với Bizfly để được tư vấn nhé!
Bài viết nổi bật

Leads là gì? Bí quyết thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả