Là doanh nghiệp sử dụng chatbot, chắc hẳn bạn đã cập nhật quy định mới của Facebook về đăng ký tin nhắn từ 4/3/2020. Theo đó, chính sách 24+ 1 sẽ trở thành 24; 17 nhãn tin nhắn sẽ giảm xuống còn 4; tin nhắn đăng ký sẽ chỉ còn hiệu lực cho các trang đã đăng ký, phê duyệt. Điều này có nghĩa là việc nhắn tin cho khách hàng bằng chatbot sẽ bị hạn chế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp vẫn có thể gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng, vẫn có thể sử dụng chatbot để đạt hiệu quả kinh doanh? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Theo quy định mới của Facebook về đăng ký tin nhắn, các doanh nghiệp sẽ có tối đa 24h để trả lời tin nhắn của người dùng. Sau 24h, chabot sẽ không thể nhắn tin cho khách hàng nữa, ngoại trừ khách hàng phát sinh những hành động sau:
Thẻ tin nhắn cho phép gửi những tin nhắn quan trọng và liên quan đến người dùng. Doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn khi quá giới hạn 24h. Tin nhắn phải là một trong 4 loại dưới đây:
Quy định mới của Facebook về đăng ký tin nhắn cho phép triển khai mã API sử dụng một lần. Tức là các doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn qua inbox cho người dùng và hỏi họ có muốn nhận thông báo (về một nội dung nào đó) hay không. Nếu người dùng đồng ý, doanh nghiệp sẽ sử dụng mã thông báo này để gửi thông tin đến người dùng yêu cầu.
Chẳng hạn bạn mua một đôi giày nhưng đã hết hàng. Doanh nghiệp sẽ hỏi bạn có muốn nhận thông báo khi có hàng mới về hay không. Bạn đồng ý và khi đó doanh nghiệp đồng thời nhận được mã thông báo (API). Khi mặt hàng có trở lại, doanh nghiệp sẽ sử dụng mã API này để trả lời lại cho bạn về tình trạng mặt hàng đó.
Đứng trước những quy định mới của Facebook về đăng ký tin nhắn, doanh nghiệp cũng nên biết những cách thích ứng sau để có thể gửi tin nhắn hàng loạt, đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn trôi chảy.
Thông thường, doanh nghiệp bạn sẽ gửi một tin nhắn thông báo chương trình giảm giá, khuyến mãi đến toàn bộ khách hàng hoặc tin nhắn mời trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới. Nhưng khả năng cao là khách hàng sẽ chỉ đọc inbox mà không có hành động click hay reply để tìm hiểu thêm. Và đương nhiên sau 24h, chatbot sẽ không thể tiếp tục gửi tin nhắn cho khách hàng này nữa.
Thay vào đó, bạn có thể gửi luồng kịch bản gồm nhiều tin nhắn khác nhau vào nhiều thời điểm khác nhau, cài đặt thời gian gửi giữa các tin là 23h. Ngoài ra, để tăng khả năng tương tác với khách hàng, bạn hãy chèn thêm các CTA, đường link hoặc hình ảnh vào tin nhắn. Hãy đưa khách hàng vào các luồng kịch bản liên tiếp để duy trì kết nối giữa họ với chatbot.
Việc Facebook cho phép gửi thông báo một lần đến khách hàng giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng tương tác với khách hàng đó. Trong quá trình tư vấn hay chăm sóc khách hàng, hãy gắn tag và phân nhóm những người có cùng sở thích hoặc cùng quan tâm về một sản phẩm mà bạn kinh doanh, đề nghị việc cung cấp thông tin về mặt hàng cho họ bất cứ khi nào và điều hướng họ click vào nút Đồng ý nhận thông báo.
Chẳng hạn bạn kinh doanh hoa quả nhập khẩu, bạn có thể gắn tag những khách hàng thích ăn lê, khách hàng thích ăn táo… và mời họ đăng kí nhận ưu đãi cho những lần mua sau. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa cơ hội bán hàng.
Ngoài hai cách trên, bạn có thể kết hợp đa kênh để gửi tin nhắn hàng loạt cho khách hàng mà vẫn đảm bảo những quy định mới của facebook.
Email được xem là kênh hiệu quả nhất trong trường hợp này. Trong quá trình soạn nội dung email, đừng quên điều hướng khách hàng click đến Facebook Messenger dưới dạng các button Nhận hỗ trợ/ Đăng kí nhận thông báo để có thể kích hoạt gửi tin nhắn trong 24h.
Một số gợi ý để có được email khách hàng như: đăng kí trên pop-up web, comment qua bài post, tổ chức minigame trên Fanpage, xin email qua tư vấn tổng đài…
Với những quy định mới của Facebook về đăng ký tin nhắn nêu trên, doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong việc tạo ra các kịch bản nhằm gia tăng tương tác với người dùng cũng như đa dạng các kênh tiếp cận để hỗ trợ việc gửi tin nhắn hàng loạt trên chatbot, đạt hiệu quả truyền thông.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại