Từng phải đóng cửa hơn 1000 cửa hàng, Zara đã lột xác với 2,7 tỷ USD doanh thu chỉ sau 3 năm sử dụng CRM, bất chấp quyết định tăng giá. Dưới góc nhìn của Bizfly-VCCorp, câu chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra với các doanh nghiệp Việt nếu áp dụng đúng chiến lược hợp nhất dữ liệu.
2020 là một năm khó khăn với ông lớn Zara khi lần đầu tiên phải đau đớn đưa ra quyết định đóng cửa hơn 1000 cửa hàng trên thế giới. Nhưng nhờ vậy mà trong cái khó, Zara đã tìm được cái "khôn". Việc cắt giảm số lượng cửa hàng vật lý tưởng chừng sẽ gây ra tổn thất nặng nề lại đem về cơ hội bứt phá. Nhận ra cơ hội, gã bán lẻ thời trang đã triển khai một hệ thống CRM để mang lại trải nghiệm mua hàng vượt trội và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu thông qua các kênh bán trực tuyến.
Thay vì cố gắng sử dụng hết tất cả các tính năng của một CRM, họ quyết định bắt đầu với việc hợp nhất dữ liệu và ứng dụng vào hoạt động marketing. Đầu tiên, hệ thống CRM của Zara sẽ thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn như mua sắm trực tuyến, giao dịch tại cửa hàng, chương trình khách hàng thân thiết, khảo sát và tương tác trên các kênh mạng xã hội. Sau đó phân đoạn (segmentation) dựa trên nhân khẩu học, lịch sử mua sắm, sở thích...
Zara đã tận dụng những dữ liệu này trên CRM và tiến hành chạy quảng cáo để tăng tính liên quan giữa khách hàng với sản phẩm vì đây là cách tốt nhất để biến khách xem quảng cáo thành khách mua hàng. Cụ thể vào mùa tựu trường, khi target tới tập khách hàng có con nhỏ, họ đã khéo léo sử dụng từ khóa" Back to school" để làm truyền thông. Nếu target là tập khách hàng ở US thì họ sẽ đặc biệt đẩy mạnh quảng cáo cho bộ sưu tập mang tên "Sea’s New York". Mặt khác, đối với các chiến dịch mùa lễ hội, Zara sẽ dùng từ khóa "Gift Guide" (quà tặng) và ưu tiên hiển thị thông qua các banner lớn ở trang đầu website, đổ tiền chạy quảng cáo rầm rộ trên các công cụ tìm kiếm.
Câu chuyện hợp nhất dữ liệu để làm marketing của Zara là một bài học hay nhưng sẽ khó để áp dụng 100% vào bài toán của doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh đó, Bizfly là một trong số rất ít nhà cung cấp "nội địa" làm được điều tương tự, với khả năng triển khai thành công cho rất nhiều nhãn hàng lớn.
Một sản phẩm hay một chiến dịch không đơn thuần chỉ triển khai trên 1 hoặc 2 kênh phổ biến. Dữ liệu có thể đổ về từ nhiều nguồn và cứ mỗi một kênh thì lại trả về dưới một dạng báo cáo, format khác nhau. Nhiệm vụ của các marketers là tìm kiếm chính xác các khách hàng tiềm năng, tập hợp họ lại để lên chiến dịch quảng cáo phù hợp. Nếu không có công cụ để tập hơn, phân loại và chuẩn hóa sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn. Đó là lý do vì sao cần hợp nhất dữ liệu.
Quá trình này cho phép bạn hợp nhất các nguồn dữ liệu khác nhau thành một tập dữ liệu chính duy nhất, cung cấp cái nhìn đa chiều về khách hàng mục tiêu. Thay vì phải dựa vào các dữ liệu rời rạc từ các nguồn khác nhau, bạn có thể tập hợp tất cả dữ liệu vào một nơi và tạo ra các tệp TA (target audience) hoàn chỉnh. Những tệp TA này sau đó có thể được đẩy sang các công cụ quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, hoặc bất kỳ nền tảng nào mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Với kinh nghiệm "giải bài" cho rất nhiều nhãn hàng như Sohaco, Hoa quả Ưu đàm, Bảo Việt Nhân Thọ, Nhà sách Tiến Thọ, Golden Gate…Bizfly nhận thấy rõ 2 rào cản lớn nhất trong việc hợp nhất dữ liệu đến từ việc thiếu công cụ hoặc sử dụng công cụ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiện nay, dữ liệu của doanh nghiệp thường bị lệ thuộc vào các nền tảng bên thứ ba như Google hay Facebook để thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả là dữ liệu không được sử dụng một cách hiệu quả, không thể phân tích một cách toàn diện, và không thể dùng để lập kế hoạch chiến lược. Việc tạo tập khách hàng mục tiêu (TA), targeting cũng trở nên thiếu chính xác.
Một thách thức khác mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là mặc dù đã sử dụng công cụ CRM, nhưng những công cụ này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Các giải pháp CRM đóng gói sẵn thường có tính tùy biến thấp, làm cho khả năng tích hợp và truy xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau bị hạn chế. Ngoài ra, việc chọn lựa phần mềm CRM không phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp cũng là một vấn đề. Điều này dẫn đến việc quy trình quản lý dữ liệu trở nên phức tạp hơn, và các doanh nghiệp không thể tận dụng hết tiềm năng của dữ liệu.
Hơn 7 năm hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số đã giúp Bizfly có cái nhìn đa chiều hơn về bài toán quản trị dữ liệu tại Việt Nam. Sai lầm phổ biến nhất khi tìm kiếm CRM chính là cố gắng nhân bản công thức của các ông lớn. Thất bại là điều hiển nhiên vì công cụ và cách làm đó chỉ đúng với trường hợp của họ nhưng khi áp dụng vào doanh nghiệp mình thì…trật lất. Hiểu được điều đó, Bizfly - VCCorp luôn tập trung vào tính tùy biến linh động cho sản phẩm BizCRM. Thay vì cố gắng tạo ra một CRM nhiều tính năng nhất, BizCRM là một giải pháp có tính tùy biến cao, dễ dàng tích hợp và mở rộng với những công cụ khác sao cho phù hợp nhất với thực tế của doanh nghiệp.
Chỉ cần bạn có bài toán, Bizfly chắc chắn sẽ có cách giải. Kết nối ngay với các chuyên gia tại hotline 0964 69 12 99.
Theo: Báo CafeF