Bản địa hóa ứng dụng là gì? Tại sao cần bản địa hoá app?

Thủy Nguyễn 26/05/2023

Với những doanh nghiệp có tham vọng đưa ứng dụng của mình ra thị trường thế giới, thì việc bản địa hóa cho mobile app là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ bản địa hóa app là gì, và tầm quan trọng của bản địa hóa đối với doanh nghiệp. Cùng theo dõi ngay dưới đây!

Bản địa hóa ứng dụng là gì?

Bản địa hóa ứng dụng (Application Localization) là quá trình điều chỉnh nội dung, chức năng, giao diện của một ứng dụng để phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của các đối tượng người dùng trong một khu vực, quốc gia nhất định. Sức mạnh của bản địa hóa app đó là có thể giúp ứng dụng của bạn tiếp cận hàng triệu người dùng mới trên thị trường toàn cầu.

Cần phải hiểu, bản địa hóa ứng dụng không chỉ là bản dịch, nó đòi hỏi sự điều chỉnh từ ngôn ngữ học, những sự khác biệt đơn vị đo lường, ngày tháng, cho đến phong cách và văn hóa địa phương.

Bản địa hóa app không đơn thuần chỉ là dịch lại, mà nó đòi hỏi nghiên cứu về ngôn ngữ học, đơn vị đo lường, phong cách và văn hóa

Bản địa hóa ứng dụng không đơn thuần chỉ là dịch lại, mà nó đòi hỏi nghiên cứu về ngôn ngữ học, đơn vị đo lường, phong cách và văn hóa

Mục đích của bản địa hóa ứng dụng là tăng khả năng tiếp cận và sử dụng ứng dụng đối với người dùng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, cải thiện trải nghiệm người dùng giúp tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, bản địa hóa app cũng giúp xây dựng hình ảnh và uy tín của thương hiệu trên toàn cầu.

Tầm quan trọng của bản địa hóa app trong nền kinh tế toàn cầu

Điều dễ nhận thấy nhất, bản địa hóa ứng dụng sẽ giúp ứng dụng của bạn được phổ biến rộng rãi hơn đến với những người không sử dụng cùng một ngôn ngữ với bạn. Ở tầm vĩ mô hơn, bản địa hóa ứng dụng còn có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cũng như thị trường ứng dụng di động toàn cầu. Điều này có thể được lý giải bằng 5 lý do sau:

1. Tăng cường trải nghiệm người dùng quốc tế

Thống kê của data.ai năm 2022 cho thấy người dùng hiện nay dành trung bình 4,8 giờ mỗi ngày để sử dụng các ứng dụng di động. Người tiêu dùng toàn cầu tải xuống hơn 435.000 ứng dụng mỗi phút, và quảng cáo trên thiết bị di động vượt qua mức 295 tỷ USD vào năm 2021. Dữ liệu của Google cũng đã cho thấy “89% người dùng có khả năng giới thiệu một brand sau khi có những trải nghiệm tích cực trên app mobile của brand đó”.

Nhà phát triển cần bản địa hóa app để đáp ứng thị trường ứng dụng di động toàn cầu ngày một lớn

Thị trường ứng dụng di động toàn cầu là một "mỏ vàng" cho nhà phát triển khi bản địa hóa ứng dụng để hướng tới người dùng quốc tế (Ảnh: State of Mobile 2022)

Đối với người dùng quốc tế, việc bản địa hóa mobile app là yếu tố cực kỳ quan trọng để ứng dụng của bạn đạt được thành công trên thị trường. Một ứng dụng được bản địa hóa chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến bước vào một thị trường mới, bằng cách tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng - những người sau đó sẽ trở khách hàng trung thành với ứng dụng của bạn.

2. Tăng cường hiển thị ứng dụng của bạn trên cửa hàng

Để thực sự vươn ra toàn cầu, bạn cần có khán giả trên toàn thế giới. Đây là lý do vì sao iTunes App Store và Google Play Store cung cấp các tùy chọn để trợ giúp nhà phát triển và ứng dụng của họ. Hiện nay, iTunes App Store khả dụng ở 175 quốc gia và 40 ngôn ngữ, trong khi Google Play khả dụng ở hơn 190 quốc gia.

Apple cũng cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng iOS hướng dẫn từng bước về cách xây dựng ứng dụng di động được bản địa hóa. Trên thực tế, Apple cung cấp cho các nhà phát triển tính năng xuất Xcode để hỗ trợ bản địa hóa. Điều này cho phép nhà phát triển kích hoạt bản địa hóa cho các khu vực và ngôn ngữ mà họ sẵn sàng hỗ trợ.

Tương tự, Google cung cấp cho nhà phát triển Android hướng dẫn để dịch và bản địa hóa ứng dụng. Google cho phép bạn “Thêm bản dịch cho trang danh sách cửa hàng, tệp APK, chuỗi hoặc sản phẩm in-app của ứng dụng. Bạn có thể tự thêm chúng hoặc mua và áp dụng chúng thông qua Play Console.”

3. Tăng tính cạnh tranh, gia tăng doanh số

Trong một nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng. Khi bản địa hóa ứng dụng, bạn có thể cung cấp một trải nghiệm người dùng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình, do đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh với ứng dụng của mình trên thị trường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, có tới gần 80% người tiêu dùng di động có khả năng mua hàng cao hơn nếu cửa hàng trực tuyến được bản địa hóa. Rõ ràng, để ứng dụng của bạn có thể duy và cạnh tranh với các đối thủ trên toàn thế giới, bản địa hóa là điều không thể thiếu.

Bản địa hóa app là cách giúp ứng dụng của bạn tăng tính cạnh tranh so với đối thủ, và gia tăng doanh số đáng kể khi tiếp cận được khách hàng quốc tế

Bản địa hóa app là cách giúp ứng dụng của bạn tăng tính cạnh tranh so với đối thủ, và gia tăng doanh số đáng kể khi tiếp cận được khách hàng quốc tế

Đồng thời, khi bản địa hóa ứng dụng, bạn có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn bằng cách tiếp cận đến những khách hàng mới và khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Bằng cách tạo ra một trải nghiệm người dùng được tùy chỉnh cho từng quốc gia, bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng doanh số bán hàng của mình.

4. Tăng tính ổn định và đáng tin cậy của ứng dụng

Bản địa hóa ứng dụng giúp tăng tính ổn định và đáng tin cậy của ứng dụng của trên toàn cầu. Bằng cách đảm bảo rằng ứng dụng của bạn có thể hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị và trong mọi tình huống, bạn có thể đảm bảo rằng khách hàng của bạn có thể sử dụng ứng dụng của bạn một cách dễ dàng và không gặp phải các vấn đề kỹ thuật.

5. Giảm chi phí

Ngoài những công dụng trên, bản địa hóa ứng dụng còn có thể giúp giảm chi phí phát triển và triển khai ứng dụng trên toàn cầu. Nếu bạn không bản địa hóa ứng dụng của mình, bạn có thể cần phải tạo ra nhiều phiên bản khác nhau để phù hợp với nhiều thị trường và ngôn ngữ khác nhau. Điều này có thể gây ra chi phí lớn hơn cho bạn.

Xem thêm: Giá thiết kế app là bao nhiêu? Cách xác định chi phí làm ứng dụng

Sự khác biệt của bản địa hóa ứng dụng và quốc tế hóa ứng dụng

Bản địa hóa (localization) và quốc tế hóa (internationalization) là hai khái niệm quan trọng trong việc phát triển mobile app để phù hợp với nhiều ngôn ngữ và văn hóa khác nhau trên toàn cầu. Tuy nhiên, hai khái niệm này lại có ý nghĩa khác nhau:

  • Bản địa hóa (Localization): Là quá trình thay đổi hoặc tùy chỉnh ứng dụng di động để phù hợp với nền văn hóa và ngôn ngữ của một khu vực cụ thể. Việc bản địa hóa bao gồm sửa đổi ngôn ngữ, định dạng ngày tháng, đơn vị tiền tệ, biểu tượng, hình ảnh và các yếu tố khác trong ứng dụng để phù hợp với các yêu cầu văn hóa cục bộ. Quá trình bản địa hóa thường được thực hiện sau khi ứng dụng đã được tạo ra và đã được phát hành.
  • Quốc tế hóa (Internationalization hay i18n): Là quá trình phát triển ứng dụng phần mềm hoạt động tốt như nhau ở bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ, để cho phép nó được bản địa hóa. Quá trình này bao gồm sử dụng các chuẩn và phương pháp phát triển để cho phép dễ dàng bản địa hóa trong tương lai, bao gồm việc sử dụng chuẩn mã hóa, hỗ trợ Unicode, định dạng thời gian và định dạng ngày tháng có thể tùy chỉnh, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và phương thức hiển thị dựa trên ngôn ngữ. Quá trình quốc tế hóa thường được thực hiện trong giai đoạn phát triển ứng dụng.

Những thách thức khi bản địa hóa ứng dụng

Mặc dù bản địa hóa ứng dụng có nhiều lợi ích nhưng cũng đem đến nhiều thách thức cho nhà phát triển:

Điều đầu tiên cần xem xét khi bản địa hóa ứng dụng là văn hóa. Mỗi nền văn hóa có các đặc điểm riêng, và việc hiểu và áp dụng chúng trong ứng dụng của bạn là rất quan trọng. Nếu không thực hiện được điều này, ứng dụng của bạn có thể không được chấp nhận hoặc sử dụng tốt ở các thị trường đó. Ví dụ: Biểu tượng cảm xúc ngón tay giữa trên ứng dụng có thể được coi là một sự xúc phạm tại nhiều quốc gia.

Và cho đến biểu tượng cảm xúc cuối cùng, quá trình bản địa hóa yêu cầu nhà phát triển phải tìm hiểu sâu về văn hóa để đảm bảo bạn và không làm mất lòng những người dùng mới tiềm năng của mình.

Nhà phát triển app cần nghiên cứu yếu tố văn hóa trước khi bản địa hóa cho ứng dụng của mình

Nhà phát triển app cần nghiên cứu yếu tố văn hóa trước khi bản địa hóa cho ứng dụng của mình

Việc khởi tạo không gian này có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo nghĩa bóng, khi tồn tại trong một thế giới toàn cầu có nghĩa là bạn đang tạo không gian cho các quan điểm khác nhau. Theo nghĩa đen là khi bản địa hóa, bạn phải xem xét các ngôn ngữ Semitic như tiếng Do Thái hoặc tiếng Ả Rập. 

Với những ngôn ngữ được viết từ trái sang phải đã quen thuộc, nhưng còn những ngôn ngữ đi từ phải sang trái thì sao? Điều này có thể ảnh hưởng đến giao diện ứng dụng của bạn và trải nghiệm của người dùng như thế nào? Đó chính là điều mà bạn cần phải nghiên cứu.

Định dạng ngày tháng và đồng tiền tệ cũng là một thách thức khi bản địa hóa ứng dụng. Nếu bạn không phù hợp với định dạng ngày tháng và đồng tiền tệ của từng thị trường, người dùng có thể không hiểu được thông tin trong ứng dụng của bạn.

Định dạng ngày tháng năm có thể khác nhau ở nhiều khu vực

Định dạng ngày tháng năm có thể khác nhau ở nhiều khu vực

Kích thước và thiết kế giao diện cũng là thách thức lớn khi bản địa hóa ứng dụng. Mỗi thị trường có kích thước màn hình và độ phân giải khác nhau, do đó bạn cần thay đổi kích thước và thiết kế để phù hợp với mỗi thị trường. Việc này có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí.

Mỗi quốc gia có các quy định pháp luật khác nhau về quảng cáo, bảo mật, và bản quyền. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo ứng dụng của mình tuân thủ các quy định pháp luật của từng thị trường.

Trên đây, Bizfly đã giúp bạn hiểu bản địa hóa app là gì, tầm quan trọng của bản địa hóa cùng những thánh thức đối với doanh nghiệp khi bản địa hóa ứng dụng. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ứng dụng tốt nhất và đưa ứng dụng của mình ra thế giới.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế giao diện ứng dụng, tích hợp tính năng, làm lại app, hoặc cần tư vấn các giải pháp mobile app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ miễn phí.

Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem tại: Thiết kế app chuyên nghiệp - Bizfly

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly