Brand equity là gì? Chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu tối ưu

Thủy Nguyễn 12/01/2022

Thị trường ngày càng mở rộng với vô số nhà cung cấp đã tạo nên những thay đổi căn bản trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó brand equity là một trong những tài sản doanh nghiệp quan trọng nhất bởi khả năng tạo ra ưu thế cạnh tranh rất lớn.

Trong bài viết sau Bizfly sẽ giải thích cho bạn đọc brand equity là gì và gợi ý các chiến lược xây dựng tài sản thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Brand equity là gì?

Brand equity (hay tài sản thương hiệu) là một thuật ngữ marketing dùng để ám chỉ những giá trị cộng thêm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt của khách hàng. Giá trị này được xác định thông qua nhận thức và trải nghiệm của khách hàng có liên quan đến thương hiệu. Giá trị của thương hiệu dương khi độ nhận diện lớn và ngược lại.

Brand equity là gì

Brand equity là gì?

Nói một cách đơn giản thì tài sản thương hiệu phản ánh cái nhìn của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tài sản thương hiệu được hình thành trong suốt quá trình mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, các cảm nhận của khách hàng trong thời gian tương tác, sử dụng sản phẩm...

5 yếu tố cấu thành lên tài sản thương hiệu

Phần tiếp theo Bizfly sẽ giới thiệu các thành phần tạo nên tài sản thương hiệu mà bạn nên biết.

5 yếu tố tạo nên Brand Equity

5 yếu tố tạo nên Brand Equity

Nhận thức về thương hiệu - Brand Awareness

Nhận thức về thương hiệu đề cập đến mức độ quen thuộc, cách mà khách hàng sẽ nhớ đến và nhận ra một thương hiệu nào đó trong thị trường rộng lớn hàng trăm đơn vị cung cấp cùng một sản phẩm. 
Việc xây dựng nhận thức thương hiệu hiện nay là nhiệm vụ tất yếu của hầu hết doanh nghiệp. Quá trình xây dựng cần chú trọng nghiên cứu đối tượng mục tiêu, tính nhất quán của nội dung truyền tải trên các kênh truyền thông,... Và có kế hoạch đo lường định kì.   

Lòng trung thành với thương hiệu - Brand Loyalty

Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu phản ánh mức độ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp thay vì lựa chọn thương hiệu khác. 
Sau một khoảng thời gian được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, khách hàng sẽ có xu hướng trung thành với sản phẩm của thương hiệu đó. Đồng thời hiệu ứng lan tỏa đến bạn bè, người thân cũng nhanh chóng. Từ đó mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng mới cho doanh nghiệp. 

Brand equity là gì

Brand equity là gì? 

Để tìm hiểu chi tiết tầm quan trọng cũng như cách xây dựng Brand Awareness hiệu quả, mọi người tham khảo tại đây: Brand Awareness là gì? Cách xây dựng Brand Awareness hiệu quả

Mối liên kết thương hiệu - Brand Associations

Brand associations tập trung vào việc tạo liên kết cảm xúc, liên kết tâm lý của người tiêu dùng với một thương hiệu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn là cảm giác tin tưởng, nhớ tới, hoặc hoài niệm.

Giá trị thương hiệu - Brand Value

Tài sản thương hiệu còn được xây dựng bằng những giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. Ngoài chất lượng sản phẩm và ưu đãi giá cả, các yếu tố khác như chất lượng phục vụ cũng tác động rất nhiều đến giá trị thương hiệu. Khách hàng sẽ đánh giá thương hiệu bằng cách so sánh với các sản phẩm khác cùng phân khúc trên thị trường qua các thông số định tính và định lượng. 

Hình ảnh thương hiệu - Brand Image

Nói về chất lượng, độ tin cậy, tính độc đáo của thương hiệu - Hình ảnh thương hiệu giúp định hướng nhận thức của người tiêu dùng. 

Yếu tố này quyết định tính chuyên nghiệp và là cầu nối giữ gìn mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ có góc nhìn riêng, cảm nhận thương hiệu riêng nên việc định hướng tính nhất quán cho hình ảnh thương hiệu luôn là vấn đề lớn cần giải quyết đối với bất kì doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến giá trị thương hiệu?

Ở các phần trước, Bizfly đã giải thích về brand equity là gì và các thành phần quan trọng cấu tạo nên tài sản thương hiệu. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh: 

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến giá trị thương hiệu

Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến giá trị thương hiệu? 

  • Brand equity giúp doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm và biên lợi nhuận. Đối với một sản phẩm mang giá trị thương hiệu cao, khách hàng sẽ trả giá cao hơn dù đó là sản phẩm phổ thông và được cung cấp bởi nhiều thương hiệu khác. Các doanh nghiệp có brand equity cao thậm chí không mất nhiều chi phí tiếp thị nhưng vẫn chiếm lĩnh được thị trường. 
  • Tăng giá trị đặt hàng trung bình của doanh nghiệp. Thương hiệu uy tín trên thị trường sẽ thúc đẩy khách hàng tin tưởng sản phẩm và nâng cao giá trị giỏ hàng mỗi lần mua. 
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao danh tiếng và tiết kiệm chi phí cho quảng cáo. Khi đã xây dựng được brand equity đủ vững mạnh, danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và chi phí cho quảng cáo sẽ được tiết kiệm đáng kể. Nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn. 
  • Thúc đẩy giá trị cổ phiếu và giá trị vòng đời khách hàng. Brand equity sẽ tạo ra một tệp khách hàng thân thiết. Từ đó tạo nên niềm tin về sự gia tăng của giá trị thương hiệu, thúc đẩy giá trị cổ phiếu lên cao hơn. 

Chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

Vậy các chiến lược bền vững mà doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng brand equity là gì? Dưới đây là 4 phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất. 

Tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm

Những giá trị cốt lõi là linh hồn, tạo nên điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Giá trị cốt lõi thể hiện qua giá trị doanh nghiệp và giá trị sản phẩm. Nó giúp doanh nghiệp tạo ra tệp khách hàng thân thiết và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Cải thiện chất lượng sản phẩm

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần chú ý nếu muốn xây dựng brand equity bền vững là tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp hơn do đó yêu cầu về chức năng của sản phẩm ngày càng đa dạng. Hãy lấy 1-2 sản phẩm làm trung tâm và liên tục cải tiến để mang tính năng vượt trội, độc quyền là thế mạnh cạnh tranh của mình. 

Chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp

Chiến lược xây dựng giá trị thương hiệu tối ưu cho doanh nghiệp 

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện về nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng và tính hiệu quả cho các mục tiêu Marketing. Tham khảo bài viết mà Bizfly chia sẻ sau đây: Chiến lược sản phẩm là gì và các bước triển khai hiệu quả 

Nắm rõ dịch vụ và thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ brand equity là gì cũng như những giá trị mà mình cần xây dựng. Điều đó dẫn đến việc chạy theo xu hướng một cách nửa mùa mà xa rời dịch vụ và thương hiệu của mình. Bạn cần hiểu rõ về ý nghĩa then chốt của dịch vụ và thiết lập mục đích cho thương hiệu của mình. Từ đó xác định được tệp khách hàng tiềm năng và có chiến lược một cách hiệu quả. 

Giữ vững thông điệp nhất quán

Chiến lược cuối cùng mà các doanh nghiệp nên áp dụng là giữ vững thông điệp nhất quán của thương hiệu vè cả hình ảnh lẫn chất lượng. Xây dựng hình ảnh với thiết kế logo, màu sắc, slogan và các thông điệp truyền thông cần xoay quanh giá trị cốt lõi của thương hiệu. Về mặt chất lượng, hãy phát triển nhất quán các kênh tiếp thị và kết nối với nhau để mang lại sự đồng đều trong các lần trải nghiệm của khách hàng. 

Ví dụ về doanh nghiệp có tài sản thương hiệu tốt

Apple

Trong suốt thời gian hoạt động, các sản phẩm, phiên bản mới tuy không có nhiều khác biệt ở tính năng so với những thương hiệu khác, nhưng Apple vẫn luôn thu hút được lượng khách hàng nhất định. Quyết định đầu tư vào kế hoạch Brand Equity từ những ngày sơ khai giúp Apple có định hướng phát triển xuyên suốt mà không làm mất đi giá trị cốt lõi. 

Sự thành công đó được Marc Gobe ( Tác giả sách Emotional Branding) đánh giá qua đoạn trích: "Sự ủng hộ của khách hàng, lòng trung thành của khách hàng là vốn tài sản thương hiệu quý giá nhất của Apple khi đó"

 Starbucks

 Starbucks đã xây dựng tài sản thương hiệu ngay từ những ngày đầu thành lập. Với định hướng cung cấp trải nghiệp tốt nhất đến khách hàng của mình. Thương hiệu này có được sự chú ý, hài hòng của khách hàng với cách thức tiếp cận đặc biệt hơn cả khi đánh vào nâng cao cảm nhận thay vì chất lượng sản phẩm.  

Thay đổi Logo Starbucks không làm ảnh hưởng tới nhận diện thương hiệu

Thay đổi Logo Starbucks không làm ảnh hưởng tới nhận diện thương hiệu 

Đặc biệt hơn cả, Starbucks rất biết cách giữ chân khách hàng thông qua việc đồng nhất mọi thiết kế. Vì sao tôi nói vậy? Đứng trước những lần thay đổi thiết kế logo, khách hàng vẫn có thể nhận diện và đón nhận tích cực. Bên cạnh đó, bài trí và thiết kế cửa hàng phù hợp văn hóa với từng vùng miền, địa phương giúp tạo sự gần gũi, thoải mái cho người trải nghiệm. Nhờ đó mà  Starbucks có được tệp khách hàng trung thành lớn và bền vững.

Brand equity mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp và tạo ra lợi thế phát triển trên thị trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng, giá trị thương hiệu càng cao thì doanh thu mà doanh nghiệp thu về càng lớn.

Với những thông tin mà Bizfly cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ brand equity là gì. Đồng thời có những chiến lược xây dựng thương hiệu và định giá thành công cũng như bứt phá doanh thu trong tương lai.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly