Brand Platform là gì? Vai trò và 6 nội dung hình thành nền tảng thương hiệu bền vững

Thủy Nguyễn 08/05/2024

Brand Platform (nền tảng thương hiệu) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và xây dựng hình ảnh toàn diện của doanh nghiệp, cũng như cung cấp các lợi ích cho đối tượng mục tiêu. Trong bài viết này, Bizfly sẽ giải thích tại sao Brand Platform lại quan trọng và mô tả các cách để doanh nghiệp tạo ra một nền tảng tiếp thị hiệu quả.

Brand Platform là gì?

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, thuật ngữ "Brand Platform” (Nền tảng thương hiệu) thường được sử dụng để chỉ một khái niệm quan trọng trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu.

Nền tảng thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định các yếu tố như Vision, Mission, Value. Những yếu tố này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và phân biệt thương hiệu bạn với các thương hiệu khác trên thị trường. 

Brand Platform là gì?
Brand Platform là gì?

Vì sao thương hiệu nên xây dựng Brand platform?

Xây dựng nền tảng thương hiệu không chỉ là một phần quan trọng trong việc phát triển và quản lý thương hiệu, mà còn là một bước quan trọng để định hình thương hiệu và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Dưới đây là tầm quan trọng của nền tảng thương hiệu:

  • Brand Platform cung cấp một hướng dẫn cơ bản về cách thương hiệu muốn được nhìn nhận và phát triển trong tương lai. Điều này giúp các doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu dài hạn, định hình chiến lược kinh doanh và định vị thương hiệu.
  • Hiểu rõ đối tượng mục tiêu và sử dụng tone of voice phù hợp giúp thương hiệu tạo ra một kết nối chặt chẽ và có ý nghĩa với khách hàng. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và trung thực với họ. 
  • Đây là cơ sở cho việc xây dựng một thông điệp thương hiệu mạch lạc và nhất quán. Nó giúp doanh nghiệp đồng nhất hóa các hoạt động tiếp thị và giao tiếp, từ logo đến chiến lược quảng cáo, tạo ra sự nhất quán và liên kết chặt chẽ với thương hiệu.
Tầm quan trọng của Brand platform
Vì sao thương hiệu nên xây dựng Brand Platform

Các yếu tố của Brand Platform cho thương hiệu

Brand Platform là cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu. Dưới đây là một số yếu tố chính của nền tảng thương hiệu mà bạn có thể tham khảo:

Target Audience

Để thu hút đúng đối tượng khán giả mục tiêu, việc xác định chân dung của họ là cực kỳ quan trọng. Target Audience bao gồm việc:

  • Thông tin thị trường bao gồm kích thước, xu hướng và cơ hội đang có.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ về sự cạnh tranh trong ngành và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ.
  • Nghiên cứu nhân khẩu học để định rõ độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, hành vi, sở thích của khách hàng tiềm năng. 
  • Liên tục theo dõi và kiểm tra dữ liệu về khách hàng tiềm năng để điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược thương hiệu.
Target Audience
Target Audience

Brand Personality

Tính cách thương hiệu là phương thức kết nối và dễ dàng khiến khách hàng đồng cảm với thương hiệu. Dựa trên nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, thông tin nghiên cứu thị trường và ý kiến của người tiêu dùng, bạn có thể chọn lựa những đặc điểm như sự tinh tế, đoan trang, đáng tin cậy hay tự tin, để tạo nên tính cách cho thương hiệu của mình.

Brand Personality
Brand Personality

Tone of Voice

Trong cuộc khảo sát của Sprout Social Index, người tiêu dùng thể hiện lý do tại sao một số thương hiệu lại thu hút sự chú ý của họ, trong đó 40% cho biết nội dung đáng nhớ, 30% cá tính riêng biệt và 32% cách kể chuyện hấp dẫn. Qua đó, có thể thấy giọng nói thương hiệu giữ vai trò quan trọng. 

Vì vậy bạn cần thống nhất cách giao tiếp của thương hiệu với khách hàng và có tính nhận diện trên mọi nền tảng (online, offline). Hiện nay, các thương hiệu cũng dần điều chỉnh tone giọng gần gũi, trẻ trung hơn để tiếp cận các bạn genZ, bao gồm qua cách nhắn tin, comment facebook,...

Tone of Voice
Tone of Voice

Brand Direction

Brand Direction là một phần của Brand Strategy (chiến lược thương hiệu). Brand Direction thường bao gồm các yếu tố sau: 

  • Sứ mệnh: Đại diện cho mục tiêu ngắn hạn của thương hiệu, là nhiệm vụ và lý do tồn tại của thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Tầm nhìn: Đại diện cho mục tiêu dài hạn của thương hiệu là hình ảnh và vị thế mà thương hiệu hướng tới trong tương lai.
  • Văn hóa thương hiệu (Brand Culture): Bao gồm các giá trị, niềm tin, hành vi mà các thành viên trong tổ chức theo đuổi.
Brand Direction
Brand Direction

Brand Essence

Brand Essence không chỉ phản ánh bản thân thương hiệu mà còn thể hiện rõ chiến lược thương hiệu của công ty bạn. Thông thường, các công ty mô tả “bản chất” của họ trong một vài từ. Chẳng hạn bạn có thể nghe nói về bản chất của Apple là “Tinh tế”, của Nike là “Đổi mới và truyền cảm hứng”,...

Brand Essence
Brand Essence

Brand Extension

Chiến lược mở rộng có thể chia thành hai loại: mở rộng dọc (tức là mở rộng vào các lĩnh vực liên quan) và mở rộng ngang (tức là mở rộng sang các lĩnh vực không liên quan). Quá trình mở rộng này đòi hỏi một chiến lược quảng bá và tiếp thị mạnh mẽ để tạo dựng sự nhận biết và xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.

Brand Extension
Brand Extension

Cách xây dựng Brand Platform cho thương hiệu

Xây dựng nền tảng thương hiệu không chỉ là việc đặt tên cho sản phẩm hay dịch vụ mà còn là việc xác định và xây dựng những giá trị cốt lõi và tính nhất quán của thương hiệu. Dưới đây là các bước cụ thể: 

Nghiên cứu thị trường

Đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu thị trường để khám phá đối tượng mục tiêu cũng như các đối thủ cạnh tranh. Trước hết, hãy tưởng tượng về khách hàng lý tưởng của bạn và cách bạn có thể thu hút họ vào thương hiệu của bạn.

Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường

Tiếp theo, hãy xác định vị trí của bạn trên thị trường và phân tích các công ty cạnh tranh. Bạn có thể thu thập thông tin từ các nguồn như trang web và mạng xã hội của họ, sau đó đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng đối thủ. Sử dụng phân tích SWOT để định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả cho công ty.

Tạo ra triết lý của thương hiệu

Bạn nên đặt mình vào tâm trạng của khách hàng, xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đảm bảo rằng tính cách của thương hiệu phản ánh lối sống của đối tượng mục tiêu và cung cấp những lợi ích cần thiết.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các tính từ như: tận tâm, sáng tạo, độc đáo, thân thiện, đáng tin cậy, hiện đại, thú vị, tự tin, sống động, tiện lợi,...

Tạo ra triết lý của thương hiệu
Tạo ra triết lý của thương hiệu

Xác định ngôn ngữ hình ảnh và giọng điệu

Doanh nghiệp nên chọn loại nội dung chính sử dụng trong các chiến dịch quảng bá, xác định màu sắc chính và phát triển phong cách của thương hiệu. Sau đó hãy suy nghĩ về cách bạn sẽ giao tiếp với khách hàng. Bước này sẽ giúp bạn tạo ra những liên tưởng mạnh mẽ với sản phẩm của mình trong tâm trí đối tượng mục tiêu.

 Xác định ngôn ngữ hình ảnh và giọng điệu
 Xác định ngôn ngữ hình ảnh và giọng điệu

Chọn tên doanh nghiệp, tạo slogan và logo thu hút

Đây là ba yếu tố đầu tiên mà khách hàng mới chú ý khi gặp thương hiệu của bạn. Tên và khẩu hiệu của bạn phải dễ nhớ và dễ phát âm. Hãy cố gắng nắm bắt các giá trị thương hiệu của bạn trong từng từ này.

Chọn tên doanh nghiệp phù hợp, tạo slogan hấp dẫn và logo hấp dẫn
Chọn tên doanh nghiệp phù hợp, tạo slogan hấp dẫn và logo hấp dẫn

Làm cho nền tảng thương hiệu hoạt động

Bạn cần đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức đều hiểu rõ và thống nhất với Brand Platform được xây dựng. Hãy tạo điều kiện để nhân viên của bạn có cơ hội đọc và hiểu rõ về nền tảng thương hiệu, từ đó truyền cảm hứng và thúc đẩy họ làm việc hiệu quả và đoàn kết hơn.

 

Làm cho nền tảng thương hiệu hoạt động
Làm cho nền tảng thương hiệu hoạt động

Lầm tưởng giữa Brand Platform và Brand Essence?

Brand Essence (triết lý thương hiệu) như một lời tuyên thệ mà thương hiệu muốn truyền đạt đến khách hàng. Bao gồm ba yếu tố là tính cách thương hiệu, định vị thương hiệu và hệ giá trị. Còn Brand Platform là một nền tảng phát triển thương hiệu bền vững, gồm những yếu tố để tạo nên bản sắc riêng của thương hiệu đó.

Lầm tưởng giữa Brand Platform và Brand Essence?
Lầm tưởng giữa Brand Platform và Brand Essence?

Có nhiều sự nhầm lẫn về Brand Platform và Brand Essence. Một ví dụ điển hình là thương hiệu xe hơi Volvo của Thuỵ Điển.

Trong quá khứ, hai từ "An toàn" - "Safety" thường được hiểu nhầm là Brand Platform của Volvo. Nhưng thực tế, đó chỉ là triết lý thương hiệu mà hãng xe đã theo đuổi từ những năm 30 của thế kỷ trước. An toàn là giá trị mà các kỹ sư của Volvo cam kết đánh đổi bất kỳ điều gì, để bảo vệ, phát triển và tích hợp vào mỗi sản phẩm của họ.

Mặc dù có thể khẳng định An toàn là "nền móng" của chiến lược thương hiệu của Volvo, nhưng rất khó cho rằng đây là nền tảng thương hiệu của hãng xe Thuỵ Điển.

Qua bài viết trên, Bizfly giúp bạn đã biết tất cả thông tin chính để có thể xây dựng nền tảng thương hiệu thành công của mình. Vì vậy, hãy tự tin và quyết tâm để tạo ra một Brand Platform hiệu quả, giúp nâng tầm công ty của bạn trên thị trường. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ và tư vấn trong quá trình xây dựng Brand Platform, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Bizfly ngay nhé!

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly