Brand DNA: Khái niệm, vai trò chiến lược và 8 yếu tố tạo nên Brand DNA thành công

Thủy Nguyễn 06/05/2024

Coca Cola là một trong những thương hiệu lớn làm Brand DNA và đạt được doanh thu khủng nhờ áp dụng đúng chiến lược. Vậy Brand DNA là gì? Yếu tố nào giúp doanh nghiệp xây dựng Brand DNA hiệu quả? Bài viết hôm nay Bizfly sẽ chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này để doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng và thành công.

Brand DNA là gì?

Brand DNA (DNA thương hiệu) là tập hợp các đặc điểm và thuộc tính độc đáo giúp xác định và phân biệt một nhãn hàng trên thị trường. Điều này bao gồm các giá trị cốt lõi, bản chất, tính cách và vị thế của thương hiệu. 

Đây không chỉ là nền tảng cho mọi chiến dịch truyền thông mà còn là chìa khóa để tạo dựng niềm tin và sự trung thành của khách hàng. Khi một thương hiệu rõ ràng về DNA của mình, bạn có thể tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với khách hàng.

Brand DNA là gì
Brand DNA là tập hợp các đặc điểm và thuộc tính độc đáo của thương hiệu

Tầm quan trọng của Brand DNA

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của DNA thương hiệu, bạn hãy theo dõi ngay thông tin sau cùng Bizfly nhé!

Tính nhất quán

DNA của thương hiệu giúp đảm bảo sự nhất quán trong mọi điểm tiếp xúc với khách hàng. Ví dụ như thiết kế, bao bì sản phẩm hay marketing. Sự nhất quán này không chỉ giúp tăng cường niềm tin và sự yêu mến của khách hàng mà còn tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho thương hiệu.

DNA của thương hiệu giúp đảm bảo sự nhất quán giữa sản phẩm, thiết kế

Sự khác biệt

Nhờ vào Brand DNA, thương hiệu sẽ trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt này thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ và cách thương hiệu giao tiếp, thể hiện giá trị và sứ mệnh của mình. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu. Từ đó, bạn có thể tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ và giữ chân khách hàng.

Ví dụ điển hình cho sự nổi bật nhờ vào Brand DNA là Apple. Khi nhắc đến thương hiệu, người dùng sẽ nghĩ ngay đến các thiết bị công nghệ cao cấp, sự đổi mới và thiết kế tối giản. Sự khác biệt này được thể hiện qua từng sản phẩm thương hiệu như iPhone, iPad, MacBook. 

Kết nối cảm xúc

Một ưu điểm nổi bật của định danh thương hiệu là tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Từ đó, bạn có thể nuôi dưỡng lòng trung thành và sự ủng hộ của họ. Mối liên kết cảm xúc này rất quan trọng vì nó vượt qua giá trị vật chất của sản phẩm để chạm đến trái tim của khách hàng.

Bạn có thể sử dụng những hình ảnh, video hấp dẫn thu hút khách hàng hay những ngôn ngữ, âm thanh để tạo cảm xúc tích cực đến khán giả. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch gây quỹ từ thiện nhằm mang lại cảm giác đồng cảm và trách nhiệm.

Chẳng hạn các quảng cáo của Coca-Cola thường tập trung vào các giá trị như hạnh phúc, niềm vui, tình bạn và gia đình. Ở chiến dịch "Share a Coke", công ty đã kêu gọi người tiêu dùng chia sẻ Coca cola với những người thân yêu. Điều này giúp thương hiệu tạo ra một cảm giác của sự kết nối và chia sẻ.

Liên kết nội bộ

Brand DNA giúp nhân viên đồng lòng hướng đến mục tiêu và giá trị chung của doanh nghiệp. Khi mọi thành viên trong tổ chức đều hiểu và chia sẻ cùng một DNA thương hiệu, sự phát triển bền vững và thành công chung của nhãn hàng sẽ được thúc đẩy. 

Đồng thời, sự liên kết nội bộ cũng tạo nên một văn hóa doanh nghiệp tích cực. Đây sẽ là nơi mỗi nhân viên đều tự hào và cam kết với sứ mệnh chung của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc đầy năng lượng và sự sáng tạo.

Vai trò của Brand DNA
Định danh thương hiệu là tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng

Công thức tạo ra Brand DNA

Để định hình Brand DNA, thương hiệu cần phải nỗ lực trong việc kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như giá trị, triết lý, đối tượng,... Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu về quy trình tạo ra Brand DNA nhé.

Xác định thị trường

Việc xác định một cách rõ ràng và chi tiết thị trường mục tiêu mà bạn định hướng kinh doanh là bước không thể thiếu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. 

Đồng thời, xác định thị trường cũng cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đây chính là giai đoạn tiên quyết để bạn xác định được cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh.

Xác định thị trường để tạo Brand DNA
Bạn cần xác định thị trường mục tiêu mà bạn định hướng kinh doanh 

Đối tượng mục tiêu

Khi đưa DNA vào chiến lược kinh doanh, bạn cần phải đánh giá và hiểu rõ đối tượng mục tiêu. Đầu tiên, bạn hãy thu thập thông tin về người tiêu dùng mục tiêu như nhân khẩu học, tâm lý và hành vi của khách hàng. 

Sau đó, thương hiệu có thể tìm hiểu thêm về những vấn đề người tiêu dùng đang đối mặt. Khi tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, bạn không chỉ tạo dựng một thương hiệu ý nghĩa mà còn xây dựng được mối quan hệ sâu sắc với khách hàng.

Một thương hiệu có sức hút là thương hiệu biết lắng nghe và phản ánh chính xác những gì khách hàng đang tìm kiếm.

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) không chỉ là việc tìm ra những lợi thế mà còn thể hiện chúng qua thông điệp một cách dễ hiểu. Nhiều thương hiệu đôi khi quá cố gắng để hoàn thiện mọi chi tiết nhưng lại không định vị thương hiệu một cách rõ ràng.

Điều này khiến cho khách hàng không rõ bạn đang kinh doanh sản phẩm gì. Ngược lại, cách tốt hơn để định vị thương hiệu là sử dụng ngôn ngữ một cách đơn giản và dễ hiểu. 

Ví dụ: Coca-Cola đã định vị thương hiệu của mình là "Nước ngọt có gas". Hay Disneyland đã thành công trong việc định vị hãng như "Nơi hạnh phúc nhất trên thế giới".  Do đó, mỗi thương hiệu cần tìm ra cách để kể câu chuyện riêng của mình một cách độc đáo và ấn tượng.

Định vị thương hiệu
Bạn hãy định vị thương hiệu một cách rõ ràng

Triết lý sản phẩm

Triết lý sản phẩm là nền tảng mà ở đó, mỗi sản phẩm sẽ phản ánh về chất lượng và giá trị mà thương hiệu mang lại. Trong thời đại khách hàng ngày càng thông thái và quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm, triết lý này trở nên càng quan trọng. Vì vậy, thương hiệu cần phải chứng minh rằng quy trình sản xuất của mình không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà còn tôn trọng giá trị nhân văn và đạo đức.

Lý do đặt niềm tin vào thương hiệu

Xây dựng niềm tin với khách hàng là một quá trình phức tạp nhưng cần thiết. Đây có thể là những cam kết về nguồn gốc tự nhiên của nguyên liệu. Bên cạnh đó, lý do để khách hàng tin tưởng cần phải rõ ràng, thuyết phục và nhất quán. Điều này sẽ giúp các thương hiệu tạo nên một cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài trên thị trường.

Lý do đặt niềm tin vào thương hiệu
Xây dựng niềm tin với khách hàng là một quá trình phức tạp nhưng cần thiết

Tính cách thương hiệu

Theo PwC, có tới 59% người tiêu dùng trên toàn thế giới cảm thấy rằng mối quan hệ giữa con người với khách hàng đang dần bị các thương hiệu lãng quên. Lý do là vì không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để duy trì tương tác với khách hàng. 

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng hình ảnh và cách nhận thức về thương hiệu chính là giải pháp tối ưu nhất. Tính cách thương hiệu (Brand Personality) sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt và gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Việc xác định và phát triển tính cách cũng là kim chỉ nam cho việc quảng cáo và giao tiếp với người dùng. 

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là bản chất sâu xa của một thương hiệu. Đây chính là yếu tố thể hiện mục đích thành lập và định hướng cho mọi quyết định. Mỗi thương hiệu cần tự hỏi và trả lời những câu hỏi quan trọng như nguyên tắc chỉ đạo là gì, sứ mệnh của công ty là gì và muốn tạo ra ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng. 

Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi là bản chất sâu xa của một thương hiệu

Triết lý vận hành

Việc thực thi triết lý vận hành cũng đòi hỏi sự nhất quán trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Bạn phải đồng nhất từ quảng cáo, marketing đến dịch vụ khách hàng và quản lý nhân sự. Mỗi chiến dịch, sản phẩm hoặc dịch vụ mới đều phải phản ánh và tôn vinh các giá trị cốt lõi của thương hiệu. Đồng thời, bạn cũng đảm bảo được mỗi bước đi đều phản ánh giá trị và sứ mệnh đã đề ra. 

Ví dụ về Brand DNA

Mỗi thương hiệu đều có một câu chuyện và bản sắc riêng để truyền đạt cho khách hàng. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về định danh thương hiệu của các “tên tuổi” nổi tiếng trên thế giới:

  • Nike được biết đến với khẩu hiệu "Just Do It" và lời cam kết hỗ trợ người chơi thể thao. DNA thương hiệu của Nike nhấn mạnh vào hiệu suất, sự sáng tạo và nguồn cảm hứng. Thương hiệu này không chỉ đại diện cho các sản phẩm thể thao chất lượng cao mà còn tượng trưng cho tinh thần không ngừng vượt qua giới hạn.
  • Coca-Cola có màu đỏ đặc trưng và logo cổ điển. DNA của thương hiệu xoay quanh việc mang lại hạnh phúc, sự tươi mới và tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ. Coca-Cola không đơn giản là đồ uống, thương hiệu nhấn mạnh bản thân là biểu tượng của niềm vui và sự kết nối giữa mọi người khi chia sẻ một chai Coca.
  • LEGO được biết đến là một thương hiệu đồ chơi được yêu thích trên toàn thế giới. Doanh nghiệp chú trọng vào DNA liên quan đến sự sáng tạo, trí tưởng tượng và niềm vui khi học hỏi qua trò chơi. Sản phẩm của LEGO không dừng lại ở những khối gạch nhựa màu sắc. LEGO chính là công cụ để kích thích tư duy sáng tạo ở trẻ em và cả người lớn.
Nike là một trong những doanh nghiệp thành công Brand DNA
Nike đại diện cho các sản phẩm thể thao

Q&A: Brand DNA

Điều gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt trong mắt khách hàng?

Nhiều công ty kiếm được hàng triệu đô la bằng cách cung cấp giá trị cạnh tranh nhất cho khách hàng của họ. Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc cung cấp chất lượng vượt trội, sự sang trọng, tinh tế của sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

Đây chính là một trong những điểm cốt lõi trong Brand DNA mà bạn có thể xây dựng. 

Sự khác biệt giữa Brand DNA và Brand identity là gì?

Brand identity (nhận diện thương hiệu) là những điều được lặp đi lặp lại nhằm tạo nên hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Các yếu tố của Brand identity có thể bao gồm logo, màu sắc, bao bì, phông chữ, khẩu hiệu,... để tạo ra sự nhận diện dễ dàng.

Mặt khác, Brand DNA bản chất là cốt lõi của một thương hiệu, thể hiện những giá trị, định hướng và sứ mệnh của thương hiệu. DNA thương hiệu bao gồm những gì làm nên sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trường đầy cạnh tranh, Brand DNA chính là yếu tố giúp bạn trở nên nổi bật và “chạm” vào điểm kết nối với khách hàng. Chính vì thế, bạn hãy xây dựng một bộ DNA độc đáo và thể hiện đúng tinh thần của nhãn hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm lời khuyên trong việc phát triển DNA thương hiệu của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Bizfly nhé.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly