Brand guideline có thể biến thương hiệu trở thành thực thể sống, mang xúc cảm mạnh mẽ. Tuy nhiên xây dựng thế nào cho hiệu quả vẫn là bài toán lớn khiến nhiều đơn vị kinh doanh phải băn khoăn.
Trong bài viết sau đây, ngoài làm rõ vai trò của Brand guideline, Bizfly sẽ cung cấp một vài thông tin bổ ích về giải pháp khắc phục những khó khăn khi xây dựng bộ quy chuẩn thương hiệu, tối ưu hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp.
Brand guideline (Định hướng thương hiệu) là một tài liệu chi tiết mô tả các nguyên tắc mà một thương hiệu phải tuân theo để đảm bảo sự nhất quán, nhận dạng rõ ràng trước người tiêu dùng và trong mọi kế hoạch truyền thông.
Thông thường Brand guideline sẽ bao gồm các quy tắc chuẩn hóa liên quan đến logo, font chữ, màu sắc, hình ảnh, phong cách viết, bố cục trình bày nội dung trên các nền tảng… điều này giúp thương hiệu được định dạng trong tâm trí cộng đồng với tính chủ thể cao.
Có nhiều trường hợp không thể xác định được brand guideline do các nguyên tắc thương hiệu mơ hồ, không phù hợp với bối cảnh thị trường hoặc quá phức tạp và cứng ngắc. Nhìn chung, những lỗi sai này thường xuất phát từ việc thiếu thống kê những yếu tố cần thiết để tạo ra một Brand Guideline hoàn chỉnh.
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật mà brand guideline hoàn chỉnh cần có:
Bộ quy tắc theo các yếu tố trên cần được đưa vào trong quá trình doanh nghiệp thiết kế các ấn phẩm truyền thông: Social media, nội dung trình chiếu (hội thảo), sự kiện quà tặng, email marketing, quảng cáo,...
Brand guideline đặt nền móng vững chắc cho các hoạt động truyền thông và nhận diện thương hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ rệt dựa trên những vai trò dưới đây:
Brand guideline cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về câu chuyện ra đời, quy định liên quan đến việc xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng định vị trên thị trường, mang tính chủ thể cao, tạo uy tín vững chắc trước đối tác và người tiêu dùng.
Tính nhất quán giúp doanh nghiệp trụ vững mọi hoạt động kinh doanh ở thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Và nó được duy trì mạnh mẽ bởi brand guideline.
Việc duy trì tính nhất quán này không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà còn liên quan đến các hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng nói chung. Cụ thể, từng bộ phận nhân viên sẽ đại diện và phản ánh sắc nét tinh thần của thương hiệu trong quá trình tương tác với khách hàng theo quy định chung.
Điều này tạo nên ấn tượng tích cực, thu hút khách hàng trung thành, tăng doanh số bán hàng và hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy.
Khi đã có khung tiêu chuẩn, từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ rút gọn thời gian xác định tinh thần hoặc cách tiếp cận khách hàng. Đặc biệt kể đến bộ phận thiết kế, designer không mất thời gian vào việc căn chỉnh, lựa chọn font chữ hay màu sắc.
Theo thời gian, sự xuất hiện của các đơn vị kinh doanh trẻ cùng với chiến lược truyền thông, cách định vị thương hiệu mới sẽ tạo sức ép lớn cho các đơn vị đi trước. Việc duy trì hoạt động theo brand guideline một cách máy móc có thể gây ra tình trạng bó hẹp tính sáng tạo và đổi mới.
Để vượt qua những thách thức đó, nhiều đơn vị kinh doanh đã nhanh chóng có quy trình đánh giá định kỳ tính thích ứng của các quy định và thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp với thực trạng.
Ngoài ra, để hạn chế điều chỉnh brand guideline, chúng ta cần thực hiện xây dựng dựa trên một vào quy tắc sau:
Khi thiết kế logo cho thương hiệu, cần thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ, đồng thời tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn được đặt ra trong brand guideline. Cụ thể, logo cần thể hiện tốt phong cách và giá trị của thương hiệu.
Ví dụ: Sứ mệnh thương hiệu là làm đẹp cho khách hàng bằng sản phẩm đến từ thiên nhiên. Hãy làm nổi bật giá trị đó bằng font chữ mềm mại, tone màu xanh lá cây.
Đồng bộ màu sắc theo brand guideline bao gồm: Màu sắc thương hiệu, màu sắc sản phẩm, ấn phẩm truyền thông, quảng cáo, đồng phục nhân viên, giao diện website,... chúng ta cần sử dụng duy nhất một bảng màu đã được quy định trong brand guideline vào các yếu tố kể trên.
Nếu không chuẩn hóa màu sắc, bạn sẽ không thể xác định đúng gam màu của thương hiệu. Việc làm trên đồng thời giúp chúng ta rút ngắn thời gian thiết kế, lựa chọn màu sắc cho từng hạng mục công việc khác.
Trước đây, việc nhận dạng tác giả của tài liệu hoặc bức thư sẽ thông qua nét chữ của người viết. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và sự lan rộng của truyền thông số, chúng ta không còn có cơ hội nhận mặt thương hiệu qua nét chữ như trước.
Do đó, việc thiết lập một quy chuẩn về font chữ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để font chữ có thể truyền đạt tính cách và phong cách của thương hiệu. Khi lựa chọn, mọi người cần nghiên cứu kỹ về hình ảnh thương hiệu và cân nhắc tính chất của ngành hàng mình hoạt động. Điều này giúp đưa ra quyết định sử dụng nét chữ đậm, mảnh phù hợp, tạo trải nghiệm dễ nhìn và gần gũi với khách hàng.
Chúng ta có thể nhận dạng một cá thể thông qua hình ảnh. Do đó, hình ảnh là yếu tố cần thiết trong brand guideline nếu không muốn thương hiệu của mình bị bỏ quên.
Trên thực tế, một vài thương hiệu đặt ra tiêu chí brand guideline gắn liền với hình ảnh thương hiệu rất tốt khi xác định rõ được các tiêu chí liên quan đến cách thiết kế logo, mã màu, font chữ chính,.. Nhưng sử dụng chất liệu hình ảnh không phù hợp với giá trị cốt lõi khiến hiệu quả không được như kỳ vọng. Đây sẽ là điều mà mọi người cần lưu tâm.
Lưu ý: Không tránh khỏi phản hồi tiêu cực khi xây dựng brand guideline, có thể sẽ xuất hiện ý kiến cho rằng những tiêu chí không phù hợp hoặc họ không thích hình ảnh thương hiệu của bạn. Trong tình huống như vậy, hãy làm nổi bật lợi ích của khách hàng nhận được từ nguyên tắc thương hiệu. Điều này làm dịu đi những phản hồi tiêu cực không đáng có, giúp khách hàng hiểu hơn về điểm mạnh từ thương hiệu.
Bên trên là những chia sẻ của Bizfly về các nguyên tắc xây dựng brand guideline hoàn chỉnh. Sau khi đã hiểu được brand guideline là gì, hy vọng mọi người có được nguồn thông tin đủ để hiện thực hóa các kế hoạch phát triển thương hiệu của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại