Các công ty F&B nên triển khai social media như thế nào?

Nhật Lệ 25/11/2021

Theo báo cáo của WeareSocial, hơn 2/3 người dân Việt Nam đang hoạt động trên mạng xã hội mỗi ngày, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đứng thứ 7 thế giới với 58 triệu người, tăng 16% so với cùng kì năm ngoái. Với sự bùng nổ của Social Media, đây sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng nếu nhà hàng của bạn chưa có kế hoạch để thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội.

Các công ty F&B nên triển khai social media như thế nào?

Social media cho phép doanh nghiệp hiểu và tương tác với khách hàng mục tiêu của mình nhiều hơn và mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách thực hiện các chiến dịch Marketing. Vì vậy, tìm hiểu những cách thức hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và chuyển đổi hành trình mua hàng của họ là điều quan trọng. 

Sử dụng đa kênh

Mạng xã hội là một trong những kênh sinh lợi nhuận cao nhất cho lĩnh vực F&B. Theo thống kê cho thấy:

Các doanh nghiệp F&B là những thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trên Twitter – chiếm 32% lượt tweet trên nền tảng này.

Các bài post của thương hiệu trên mạng xã hội là nguồn cảm hứng trong bữa ăn cho 19% người dùng.

6 trong số 10 thương hiệu phổ biến nhất trên Facebook thuộc lĩnh vực F&B

Thực tế cho thấy, người tiêu dùng đang ngày càng sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội để tiếp nhận thông tin và mua sắm hơn. Mỗi nền tảng lại có những đối tượng sử dụng khác nhau, chẳng hạn như Facebook là một trong những nền tảng phổ biến nhất dành cho người dùng trên 30 tuổi, hầu hết người dùng Instagram đều có độ tuổi khá trẻ: dưới 35, Twitter là nền tảng có nhịp độ rất nhanh, đây được coi là nơi lý tưởng để chia sẻ tin tức có liên quan đến ngành và cập nhật thông tin của thương hiệu... Do đó, sự phát triển trên nhiều nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các chương trình Marketing để tăng trưởng mạnh hơn về độ nhận diện thương hiệu, tối ưu doanh thu hơn là chỉ tập trung trên 1 kênh duy nhất. 

Người dùng chính là mấu chốt thành công khi muốn thực hiện những chiến dịch Marketing qua các nền tảng mạng xã hội. Phần lớn người tiêu dùng luôn kiểm tra, tìm kiếm và so sánh trước khi quyết định mua hàng, vì thế doanh nghiệp cần có chiến lược để thông tin của mình hiển thị tại mọi “điểm chạm đó”. Hãy xem xét kỹ những điều này khi quyết định tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội : những người trong nhóm này có thể gặp khó khăn gì? Họ có những câu hỏi và mối quan tâm nào? Họ có thể mua những sản phẩm gì?. Nắm được những điều này, doanh nghiệp có thể chọn đúng được nội dung cho từng nền tảng mạng xã hội cho từng nhóm khách hàng mục tiêu để triển khai. 

Xem thêm: Các phần mềm bán hàng đa kênh tốt nhất tại Việt Nam

Sử dụng các Group Review, Blog Ẩm thực

Group review đồ ăn facebook hoặc các Blog ẩm thực là những kênh tiềm năng để marketing online cho ngành F&B. Các blogger ẩm thực được xem là một trong những đối tượng đạt mức độ tin cậy cao nhất hiện nay - 79% người dùng tin tưởng các blog về thông tin về thực phẩm, lượng người theo dõi cũng nhiều gấp 4 lần bất kỳ ngành nào. 

Theo Khảo sát đánh giá người tiêu dùng địa phương năm 2021 cho thấy:

91% người dùng nói rằng các đánh giá tích cực sẽ thúc đẩy họ khả năng mua sản phẩm hơn.

Có tới 97% người đọc bài đánh giá cũng đọc các phản hồi của thương hiệu.

76% người dùng tin tưởng các đánh giá trực tuyến giống như lời giới thiệu từ bạn bè và gia đình của họ.

Những nội dung bloggers/writers có thể giúp doanh nghiệp F&B tăng cường độ nhận biết thương hiệu, tăng sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tỷ lệ giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm nhiều lead. Ngoài ra, các chiến dịch Marketing nên khuyến khích khách hàng để lại đánh giá, đồng thời thương hiệu cần theo dõi chặt chẽ các nhận xét này để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Doanh nghiệp nên ​khuyến khích tạo các đánh giá tích cực trên các nền tảng được nhắm mục tiêu hoặc các kênh sở hữu: tạo các ưu đãi cho người dùng, đổi lại yêu cầu họ feedback sản phẩm và giám sát tất cả các nền tảng phù hợp. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức và độ tin tưởng về thương hiệu.

Đọc thêm: 6 cách để tăng lượng traffic vào website từ nguồn Social Media

Thiết lập hệ thống trả lời tự động cho câu hỏi thường xuyên lặp lại

Khách hàng ngày càng ưa chuộng tiêu dùng qua hình thức online, trên các trang mạng xã hội của các doanh nghiệp F&B luôn tràn ngập trong những câu hỏi và mối quan tâm từ mọi người trên khắp cả nước. Vì vậy, sở hữu một đội ngũ quản lý tài khoản mạng xã hội có kiến thức, nắm rõ thông tin về thực đơn, cách đặt hàng để đưa ra phản hồi cho khách hàng luôn là tối ưu nhất. Thiết lập chatbot với câu trả lời chính xác cho những câu hỏi thường gặp giúp khách hàng không phải đợi chờ lâu, nhà hàng có thể trả lời hàng nghìn thắc mắc của khách hàng trong 1 khoảng thời gian ngắn. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng cho người quản lý trang mạng xã hội mà còn tăng khả năng tương tác với người dùng, đảm bảo tính nhất quán và sự hiện diện an toàn trên social media của các công ty F&B.

Các công ty F&B nên triển khai social media như thế nào?

Nếu không muốn thiết lập một chatbot, tốt nhất nên tắt hoàn toàn tính năng nhắn tin. Thay vào đó, hãy hướng người theo dõi đến các đường dây liên hệ chính thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này. Trong trường hợp đó, chatbot sẽ là một giải pháp hỗ trợ, thay thế thông minh và ưu việt.

“Các doanh nghiệp, cá nhân, chủ shop truyền thống nếu muốn chuyển mình sang bán hàng đa kênh có thể tìm hiểu thêm các giải pháp hỗ trợ marketing và bán hàng tự động để bán hàng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nhân lực”, đại diện VCCorp chia sẻ.

Đọc thêm: Tổng hợp những ưu và nhược điểm của chatbot có thể bạn chưa biết 

Hệ thống lưu trữ giữ liệu và tối ưu doanh thu CRM

Không giống với các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh nhà hàng, quán cà phê yêu cầu mối tương tác cao giữa doanh nghiệp với từng khách hàng. Chỉ khi nắm bắt được sở thích, thói quen, nhu cầu của nhóm thực khách đến với nhà hàng mình, các cơ sở kinh doanh mới có thể phục vụ tốt nhất. Tìm kiếm một khách hàng mới khó gấp ba lần giữ chân một khách hàng cũ, nhất là với ngành F&B. Bởi vậy, quản trị các hệ thống tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt và chăm sóc một nhóm khách hàng thân thiết sẽ là một phương thức hiệu quả và cần thiết với nhiều cơ sở kinh doanh.

“Mở rộng sang bán đa kênh có nghĩa là cần nhiều sự giám sát và bán hàng hơn để theo dõi và phân tích dữ liệu. Dùng công cụ hỗ trợ phù hợp không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, mà còn là chiến lược dài hơi”, đại diện VCCorp phân tích.

Các công ty F&B nên triển khai social media như thế nào?]

Theo VCCorp, doanh nghiệp có thể sử dụng các giải pháp phù hợp như CRM để lưu trữ và theo sát quá trình tương tác và mua sắm của khách hàng để có thể thấu hiểu các nhóm và hành vi của họ. CRM giúp doanh nghiệp tận dụng toàn bộ dữ liệu tương tác với khách hàng, giúp hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng trên từng kênh, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt về các kênh nên đầu tư.

Đọc thêm: Top 4 phần mềm quản lý nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay dành cho doanh nghiệp

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly