Mô hình "bếp trên mây" - xu hướng của ngành F&B giữa mùa dịch
Cloud Kitchen (Bếp trên mây) nghe có vẻ hơi mới mẻ, tuy nhiên nó vốn đã tồn tại xung quanh chúng ta và đang dần trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng trong năm 2021.
Đây là mô hình giảm thiểu sự hiện diện về mặt vật lý - tức là các cửa hàng không có mặt bằng kinh doanh, tối đa sự hiện diện trên kênh trực tuyến với chủ đạo là đặt hàng online và giao hàng qua ứng dụng giao hàng của nhà bếp. Đây quả là mô hình tuyệt vời và đã được nhiều nhà hàng thức thời chuyển sang hoạt động kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ.
Tính đến nay, xã hội vẫn luôn đề cao việc giãn cách và giảm thiểu các tiếp xúc trực tiếp, vì vậy hình thức đặt món online lại càng "được đà xông lên", trở thành xu hướng trong năm 2021 và có thể là xa hơn nữa.
Tiềm năng phát triển của thị trường gọi món online
Theo Euromonitor International, đến năm 2030 thị trường Cloud Kitchen thế giới có thể đạt trị giá 1.000 tỉ USD. Mô hình đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp dấn thân vào cuộc, tăng doanh thu trong khu vực gấp 13 lần so với năm 2015 (theo Google, Bain & Co, Temasek). Tốc độ phát triển của mô hình này chịu tác động trực tiếp từ yếu tố dịch bệnh khiến tâm lý, hành vi người tiêu dùng thay đổi.
Việc chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang một mô hình mới cũng dễ dàng giúp Cloud kitchen ngày càng được nhân rộng. Cửa hàng không cần mặt bằng, bàn ghế, chi phí duy trì mở cửa, không cần đầu tư quá nhiều không gian, nhân công, dễ dàng quản lý thông qua các công nghệ tự động. Bất kì cửa hàng nào cũng có thể sẵn sàng "go - online" chỉ trong thời gian ngắn.
Mô hình này đem lại cho nhà hàng sự linh hoạt, không còn bị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, chính sách giãn cách. Thay vào đó, nhà hàng có thể tập trung vào hai yếu tố chính: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ giao vận. Khách hàng không cần di chuyển mà vẫn có thể thưởng thức các món ăn nóng hổi, thơm ngon, đẹp mắt ngay tại không gian cá nhân của họ.
Marketing cho mô hình nhà hàng cloud kitchen thế nào để hiệu quả?
Rất rõ ràng, nhu cầu marketing của nhà bếp trên mây sẽ khác với các nhà hàng thông thường, tập trung vào chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trên kênh digital.
1. Đẩy mạnh sự hiện diện trên các kênh kỹ thuật số
Để có thể online, mỗi nhà hàng cần có một kênh truy cập riêng, thường được lựa chọn là Website, trang trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram,... Đây là những nơi để nhà hàng trực tiếp tương tác, lắng nghe và tìm hiểu khách hàng, nhận mọi phản hồi và xây dựng tệp khách hàng sẵn sàng theo dõi mình.
2. Kết hợp với các kênh bán hàng thứ 3
Sự phát triển của các app di động đã đem những nhà hàng đến gần với khách hàng thông qua các ứng dụng gọi món thứ 3. Tại Việt Nam, lượng cài đặt các app như Now, Foody, Baemin,... rất cao. Nhiều đơn vị vận chuyển nổi tiếng cũng phát triển dịch vụ đặt hàng như: Grab Food, Gojek, Be,...
Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế khi sử dụng các phần mềm của bên thứ 3 như: phải chịu phí hoa hồng cho bên nhà phát triển, dữ liệu khách hàng của bạn sẽ đổ về hệ thống của bên ứng dụng,...Vì vậy, nhiều nhà hàng muốn tự chủ trong việc vận hành và kiểm soát dữ liệu có thể lựa chọn tích hợp các công cụ tự động như Chatbot bán hàng, CRM lưu trữ, phần mềm tích điểm, xếp hạng thành viên loyalty,...
3. Sử dụng SMS và Email Marketing
Đây là hai hình thức nuôi dưỡng được nhiều nhà hàng lựa chọn để giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng, dành tặng những mã giảm giá cho từng khách hàng, lưu giữ hình ảnh trong tâm trí họ.
Tổng hợp nhiều nguồn