CAC trong kinh doanh thương mại hiện nay là một chỉ số có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra và thiết lập chiến lược tiếp thị. Bởi chỉ khi có CAC thì doanh nghiệp mới tính toán được chính xác các chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Vậy CAC là gì và cách tính chỉ số CAC như thế nào? Cùng các chuyên gia Bizfly đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.
CAC (customer acquisition cost) hay chi phí sở hữu khách hàng là các chi phí có liên quan đến việc thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Các chi phí này có thể là chi phí tiếp thị, chi phí quảng cáo hay chi phí quảng cáo. CAC cũng là một chỉ số kinh doanh quan trọng có liên quan đến giá trị lâu dài của khách hàng được các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn sử dụng với mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CAC với khả năng cho các doanh nghiệp thấy được số tiền mà họ đã bỏ ra cho việc tiếp thị, trả lương nhân viên và thêm nhiều thứ khác, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể đưa ra đánh giá chính xác về số tiền mà họ đã chi tiêu để sở hữu được từng đối tượng khách hàng mới. Việc theo dõi CAC cũng giúp doanh nghiệp không chi tiêu vượt qua ngoài tầm kiểm soát.
Khái niệm CAC là gì?
Doanh thu và lợi nhuận thu về từ khách hàng được xem là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và CAC là một chỉ số quan trọng có khả năng phản ánh thành công tương lai của doanh nghiệp, cụ thể:
Để có thể tính toán được chỉ số CAC một cách chính xác và đạt được hiệu quả, bạn cần áp dụng công thức cơ bản sau.
CAC = Tổng chi phí bán hàng và chi phí Marketing/ Số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp có được.
Cách tính chỉ số CAC
Các giá trị được áp dụng để tính toán CAC cần phải được sử dụng trong cùng một khoảng thời gian diễn ra báo cáo. Nếu bạn không chắc chắn về chi phí bán hàng hay chi phí marketing thì bạn có thể xem xét đến các yếu tố CAC dưới đây.
Chi tiêu cho quảng cáo là số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để chi trả cho việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng phương thức này để thu hút khách hàng biết đến với các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing thường thấy bao gồm Facebook Ads, Google Ads, báo chí,... Tất nhiên, bạn cần phải tính toán xem các khoản chi phí đó có thể mang đến bao nhiêu khách hàng cho doanh nghiệp rồi nhân với giá trị đơn hàng để đưa ra kết quả doanh thu cho doanh nghiệp.
Xem ngay bài viết: Chi phí Marketing gồm những gì và cách tiết kiệm chi phí Marketing hiệu quả
Đây được xem là một khoản chi phí chiếm một cơ cấu không nhỏ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí nhân sự này có thể được cắt giảm khi bạn tự động hoá điều đó bằng:
Chi phí sáng tạo nội dung là một chi phí quan trọng xuất hiện trong hoạt động tiếp thị như hình ảnh, video, nội dung bài viết hay những sáng tạo về bao bì, âm thanh giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp nhận được những thông điệp truyền thông. Chi phí này sẽ cần được tính toán nếu đội ngũ nhân viên nội bộ hoặc người làm thuê ngoài thực hiện việc làm content.
Công nghệ ở đây sẽ được hiểu là những phần mềm, thiết bị hay ứng dụng được sử dụng bởi nhóm bán hàng cũng như tiếp thị thuộc doanh nghiệp.
Thông thường, chi phí xuất bản này thường được xác định dựa trên TVC, những tư liệu sản xuất content hay xuất hiện trên báo chí để thương hiệu của doanh nghiệp được phủ rộng. Ngoài ra, các chi phí phục vụ cho sản xuất tài liệu quảng cáo như bao bì, âm thanh,... cũng sẽ được tính vào loại chi phí này.
Trong tồn kho sẽ xuất hiện các khoản chi phí rủi ro bao gồm hỏng hóc hoặc bảo trì các trang thiết bị. Trong nhiều trường hợp chi phí này thường không được liệt kê nhưng nó vẫn rất quan trọng.
Có thể thấy, CAC là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoạt động của mình. Do đó, bạn cần áp dụng một số cách cải thiện chỉ số CAC như sau:
Hướng dẫn cách cải thiện chỉ số CAC
Qua bài viết Bizfly chia sẻ, để thu hút khách hàng mới và doanh nghiệp tiếp tục phát triển thì cần xác định được nguồn lực cần thiết. Còn nếu doanh nghiệp muốn mở rộng cơ sở khách hàng mà vẫn tạo ra lợi nhuận thì việc hiểu rõ CAC là gì cũng như cách tính toán nó mới là điều quan trọng.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại