Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 30/05/2022

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp ra sao? Tất cả câu trả lời sẽ được Bizfly chia sẻ đến bạn đọc theo thông tin bài viết dưới đây.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì và quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức. Đây là khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và các khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.

Cụ thể, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí nhân sự: Bao gồm các chi phí về lương nhân viên, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệm, chi phí nghiên cứu và phát triển, đào tạo và tuyển dụng.
  • Chi phí văn phòng: Chi phí điện, nước, vật tư, thiết bị, internet, chi phí khấu hao TSCĐ, dịch vụ văn phòng khác.
  • Chi phí quản lý và hành chính: Bao gồm các khoản chi phí về hợp đồng, dịch vụ tư vấn, thuế, phí...
  • Chi phí tài chính: Chi phí lãi suất, phí giao dịch hay các khoản phí liên quan đến tài chính khác.
  • Chi phí quảng cáo: Chi phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung...
  • Chi phí dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng cho phải thu khó đòi, dự phòng phải trả cho chi phí sản xuất kinh doanh.
  • Chi phí khác: Các khoản chi phí như chi phí hội nghị, phí công tác, tiền xe…

Tất cả các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào ngành nghề cũng như kích thước của tổ chức. Việc tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp được nhận định là có vai trò cực kỳ quan trọng để giúp gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và cải thiện lợi nhuận từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn trên thị trường.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả

Để có thể tối ưu chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả, mọi người hãy xem thêm thông tin được Bizfly chia sẻ dưới đây:

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp bao nhiêu là hợp lý?

Để tính ra được tỷ lệ chi phí doanh nghiệp một cách hiệu quả, chúng ta cần phải căn cứ vào từng đặc điểm lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp để đưa ra được một con số tỷ lệ phù hợp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau chúng ta sẽ có một tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc theo chu kỳ sống và vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia thì tỷ lệ chi phí doanh nghiệp nên chiếm khoảng từ 1% cho đến 5% tổng doanh thu của một tổ chức. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu chỉ chiếm từ 2% trở xuống được xem là hợp lý và tối ưu.

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Quản lý chi phí doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt thông tin về sơ đồ tổ chức và chuẩn hóa toàn bộ quy trình. Với mục đích nhằm mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp của mình.

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải gia tăng doanh thu tối đa và giảm chi phí tối đa. Đối với một số doanh nghiệp thì những khoản chi phí phải bỏ ra để quản lý doanh nghiệp là rất lớn và để quản lý chi phí hiệu quả thì chúng ta cần xác định được định mức chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khi đưa ra định mức chi phí quản lý doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đưa ra những con số hợp lý dựa trên số liệu về doanh thu và chính sách phát triển của các năm trước. Cần định mức theo từng khoản mục chi phí nhỏ đồng thời kèm theo các chỉ tiêu về định lượng như là chi phí quản lý cố định, quản lý biến đổi, số tiền tiêu hao…

Khi đưa ra định mức chi phí quản lý doanh nghiệp nếu chúng ta tiết kiệm quá mức sẽ tác động đến hoạt động của một tổ chức. Từ đó doanh thu bị tụt giảm theo vì vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc để lựa chọn hình thức tiêu dùng hay tiết kiệm cho hợp lý.

Tầm quan trọng của việc định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những chi phí quan trọng khi vận hành vì vậy các nhà quản trị cần theo dõi và nắm bắt một cách hiệu quả các khoản chi phí này. Việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích sau cho tổ chức:

  • Là cơ sở để giúp doanh nghiệp đưa ra các dự toán về hoạt động sản xuất, kinh doanh bởi vì để có thể lập ra được dự toán về chi phí nhân sự thì cần phải có được thông số về định mức ngày công, muốn tính chi phí nguyên vật liệu thì phải có định mức nguyên vật liệu.
  • Các nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức vì đây là cơ sở để đánh giá và là chi phí định mức tiêu chuẩn.
  • Góp phần cung cấp thông tin đến cho các nhà quản trị doanh nghiệp một cách nhanh chóng để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, định giá bán hay phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hiệu quả hơn.
  • Tiết kiệm trong việc quản lý và sử dụng các tài nguyên của tổ chức.

Tầm quan trọng của việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp

Với bài viết mà Bizfly chia sẻ bạn đã nắm vững khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như cách để giúp các nhà quản trị quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả. Qua đó có phương án áp dụng vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất.

Đọc thêm: 7 cách tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly