Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình SEO doanh nghiệp nên biết

Thủy Nguyễn 01/06/2023

Để đẩy TOP từ khóa, tăng lưu lượng traffic và hướng tới các mục tiêu về doanh số, doanh nghiệp cần nắm vững các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình SEO. Bizfly đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết các thành phần quan trọng của quá trình SEO web trong bài viết dưới đây. Hãy cùng khám phá. 

Tại sao cần phải lưu ý tới các yếu tố SEO?

Các yếu tố SEO đóng góp vai trò quan trọng trong việc tác động đến trải nghiệm người dùng và thuật toán Google. Cụ thể như sau: 


Các yếu tố SEO ảnh hưởng đến khả năng lên top và tỷ lệ chuyển đổi của website

Các yếu tố SEO ảnh hưởng đến khả năng lên top và tỷ lệ chuyển đổi của website

  • Đảm bảo thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm để thu hút lưu lượng người dùng truy cập và thúc đẩy doanh thu bán hàng. 
  • Rút ngắn thời gian lên TOP Google cho các cụm từ khóa cần SEO.
  • Giúp website mang đến nội dung giá trị, chất lượng để thu hút lượt click và tạo phễu khách hàng mục tiêu
  • Tạo ra tín hiệu giúp Google hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để hỗ trợ website tiếp cận đúng tệp đối tượng. 
  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang, cải thiện trang web trên thiết bị di động để mang đến trải nghiệm mượt mà và trọn vẹn nhất cho người sử dụng. 
  • Giảm tỷ lệ thoát trang, hỗ trợ điều hướng người dùng đến với các trang đích bán hàng để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. 
  • Tạo dựng uy tín, độ tin cậy cho thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm. 

9 yếu tố SEO đánh dấu mức độ quan trọng của quá trình SEO

Các SEOer nếu muốn đẩy TOP từ khóa và tăng lượng traffic truy cập website thì cần tối ưu 9 yếu tố sau vào quy trình SEO. 

Contents - Yếu tố nội dung quan trọng hàng đầu

Contents (nội dung) chất lượng cao là điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn SEO hiệu quả. Để xây dựng được những nội dung chất lượng, SEOer cần dựa phải dựa trên 2 tiêu chí sau: 

  • Về mặt nội dung: Nên lựa chọn chủ đề dựa trên Insight khách hàng mục tiêu, tối ưu keyword thích hợp, sử dụng giọng văn thu hút và xây dựng cấu trúc bài viết dễ hiểu. 
  • Về mặt kỹ thuật: Content cần đáp ứng được một vài tiêu chí chuẩn SEO như: sapo chứa keyword chính, cấu trúc câu rõ ràng, bài viết có thẻ heading, phần kết chứa keyword chính,... 

Onpage - Yếu tố về kỹ thuật SEO nội dung

SEO Onpage là kỹ thuật tối ưu hóa nội dung trên website để nâng cao thứ hạng từ khóa và kích thích người dùng truy cập. Một số kỹ thuật Onpage nội dung thông dụng nhất bao gồm: tối ưu thẻ tiêu đề, url, thẻ meta, thẻ heading, liên kết nội bộ và mật độ từ khóa trong nội dung. Một vài tiêu chí mà SEOer cần nắm bắt khi tối ưu Onpage bao gồm: 

SEO Onpage là giải pháp tối ưu trực tiếp các kỹ thuật trên website

SEO Onpage là giải pháp tối ưu trực tiếp các kỹ thuật trên website

  • Tiêu đề chứa từ khóa chính và đảm bảo gây được sự tò mò để thu hút lượt click
  • Url bài viết nên đặt theo từ khóa chính 
  • Thẻ meta khái quát được nội dung chính của bài viết và chứa keyword chính
  • Mật độ từ khóa xuất hiện đồng đều và không quá 3%

Structure - Yếu tố SEO cốt lõi về cấu trúc

Cấu trúc website không chỉ là yếu tố cốt lõi quyết định thứ hạng mà còn mang đến trải nghiệm vượt trội cho người dùng. Do đó, cấu trúc được ví như tấm bản đồ để chỉ đường cho người dùng tìm thấy và hiểu rõ chủ đề bài viết trên trang web của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. 
Ngoài ra, cấu trúc còn tác động đến trải nghiệm Bot Google giúp Google hiểu rõ tất cả các nội dung và chủ đề bài viết mà website đang cung cấp. Cấu trúc trang web bao gồm: phân loại danh mục thẻ, điều hướng, liên kết nội bộ,...  

Social - Yếu tố thúc đẩy traffic qua người dùng MXH

Social là giải pháp thúc đẩy tương tác trên mạng xã hội để kéo về traffic cho website và tối ưu thứ hạng tìm kiếm mà người làm SEO cần nắm vững. 
Khi chia sẻ đường dẫn bài viết, danh mục hoặc domain lên các mạng xã hội khổng lồ như: Twitter, Pinterest, Facebook, Linkedin,...website sẽ được gia tăng độ uy tín và tin cậy (Trust) góp phần tác động để các yếu tố khác như: nội dung hoặc tối ưu Onpage phát huy được hiệu quả. Ngoài ra, share social còn giúp doanh nghiệp kéo dài thời gian người dùng on site và xây dựng tín hiệu để Bot Google đẩy xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm. 

Onsite - Yếu tố tối ưu kỹ thuật toàn site

Onsite là quá trình tối ưu kỹ thuật toàn website để giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ nội dung, cấu trúc và tìm thấy trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Google càng thu thập được nhiều thông tin từ website thì thứ hạng từ khóa càng được đẩy lên cao hơn. 
Một số công việc mà SEOer cần thực hiện khi tối ưu onsite bao gồm:

  • Xử lý các nội dung trùng lặp trên website
  • Tối ưu từ khóa bài viết
  • Tạo, update sitemap và Robot.txt cho website
  • Tối ưu tiêu đề, thẻ ảnh, thẻ meta, thẻ heading, URL và một số liên kết nội bộ
  • Xử lý tốc độ load trang và tạo hashtag cho từng bài viết
  • Liên kết các công cụ Google Search Console, Google Analytics,... để hỗ trợ SEO. 

Speed - Yếu tố tốc độ tải trang 

Tốc độ load trang không ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa nhưng lại tác động trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi từ website. Bởi vì: Thời gian tải trang càng chậm thì người dùng sẽ có xu hướng thoát trang nhiều hơn làm ảnh hưởng đến hiệu quả trải nghiệm của website. Ngoài ra, trang web load chậm còn tác động đến khả năng thu thập dữ liệu của Google gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả lập chỉ mục. 

Tốc độ tải trang tác động đến trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi

Tốc độ tải trang tác động đến trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi

  • Một số công việc mà SEOer cần thực hiện để tối ưu tốc độ load trang bao gồm: 
  • Lựa chọn máy chủ lưu trữ website phù hợp với loại nội dung và lượng truy cập dự kiến
  • Tối ưu hóa dung lượng ảnh, bật tính năng nén để giảm kích thước tệp được tải lên website
  • Phân chia tỷ lệ nội dung dựa trên loại kết nối và vị trí của người dùng để cải thiện tốc độ tải trang
  • Lựa chọn loại trình duyệt phù hợp để mang đến trải nghiệm tương thích nhất với khách hàng mục tiêu

>>> Xem thêm: Top 8 công cụ kiểm tra tốc độ web chính xác nhất năm 2023

Domain - Yếu tố SEO tên miền

Domain (tên miền) là định danh xác định phạm vi chủ quyền, quyền hạn hoặc quyền kiểm soát của doanh nghiệp trên internet. Người dùng thường ưu tiên và tin tưởng hơn vào các tên miền .vn, .com, .com.vn,... 
Hiện nay, SEO tên miền (domain) sẽ giúp website doanh nghiệp xuất hiện trên công cụ tìm kiếm nhiều hơn và tiếp cận được tệp khách hàng lớn hơn. Do đó, doanh nghiệp nên sử dụng SEO domain như một chiến lược bổ sung để đánh bóng thương hiệu và thúc đẩy các chiến lược SEO khác như: danh mục, sản phẩm, thông tin, dịch vụ,... 

Backlink là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến thứ hạng từ khóa và tiềm năng đẩy TOP Google của website. Xây dựng backlink chính là hướng lưu lượng truy cập trở về website từ những domain uy tín và có thẩm quyền cao để tăng DA trang web. Khi chỉ số DA càng cao thì website của doanh nghiệp sẽ uy tín và có độ trust cao hơn giúp từ khóa SEO của doanh nghiệp “thăng hạng” nhanh hơn. 

User Signal - Yếu tố đánh giá trải nghiệm người dùng

Google thường dựa vào User Signal (trải nghiệm người dùng) để thiết lập thứ hạng trang web của doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và tối ưu các yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng như: giao diện, tính năng web, nội dung, liên kết,...Việc đánh giá trải nghiệm người dùng sẽ giúp doanh nghiệp đẩy TOP từ khóa nhanh hơn, ổn định hơn để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. 

Trải nghiệm người dùng tác động đến thứ hạng tìm kiếm của website

Trải nghiệm người dùng tác động đến thứ hạng tìm kiếm của website

Một số thành phần của User Signal bao gồm: tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ nhấp, % người dùng trở lên website,... SEOer có thể đánh giá các thành phần này thông qua 2 công cụ là: Google Search Console và Google Analytic.

Trên đây là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình SEO được tổng hợp bởi chuyên gia của Bizfly. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp nói chung và các SEOer nói riêng trong quy trình SEO web của mình.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly