Nhiều người thường bỏ qua chủ đề (tiêu đề) email vì cho rằng chúng quá “nhỏ bé” và không đáng để bận tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, có đến 69% khách hàng cho biết họ sẵn sàng lướt qua email nếu như nhận thấy chủ đề lá thư không hữu ích và gây cảm giác phiền toái cho họ.
Vậy đâu là cách chọn chủ đề email hiệu quả để gia tăng lượng tương tác tối ưu với khách hàng? Hãy cùng Bizfly đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Một chiến dịch Email Marketing chỉ có thể thành công khi đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố: gửi đúng nội dung đến đúng nhóm khách hàng ở đúng thời điểm phù hợp. Do đó, việc phân nhóm khách hàng và từ đó đưa ra các chủ đề gửi email tương ứng phù hợp với từng nhóm khách hàng này là nhiệm vụ của Marketer.
Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng ở mức cá nhân hóa tối đa và giải quyết tốt nhu cầu của họ, từ đó giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng hiệu quả.
Phân loại chủ đề theo đúng nhóm khách hàng
Tùy theo từng nhóm khách hàng cụ thể tương ứng với mỗi ngành hàng khác nhau mà người gửi mail có thể lựa chọn những chủ đề email khác nhau. Đôi khi, bạn có thể dựa trên chính tiêu chí phân loại nhóm khách hàng mà lựa chọn những chủ đề email tương ứng. Cụ thể như:
Nói thì dễ song thực tế, việc lựa chọn chủ đề phù hợp với từng nhóm khách hàng cụ thể luôn làm đau đầu các marketer. Nhất là khi bạn có quá nhiều ý tưởng chủ đề cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau và không thực sự chắc chắn xem đâu mới là chủ đề phù hợp cho nhóm khách hàng A và đâu là chủ đề thúc đẩy nhu cầu mua hàng của nhóm khách hàng B…
Trong tình huống này, bạn có thể cậy nhờ đến công cụ A/B testing để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, cần nhớ, biến thể duy nhất bạn cần test lúc này là chủ đề email, còn lại, mọi yếu tố khác như nội dung, CTA, banner… đều cần đồng nhất. Cũng vậy, nên chọn test ngẫu nhiên trên các nhóm khách hàng ngẫu nhiên với số lượng tương đương nhau để tìm ra chủ đề phù hợp nhất.
Nên nhớ, không phải lần test nào cũng ngay lập tức đưa cho bạn giải pháp hoặc kết quả cụ thể, mà đôi khi các kết quả sẽ xêm xêm nhau khiến bạn rất khó phân định, lựa chọn. Khi đó, hãy kiên nhẫn điều chỉnh chủ đề email và tiến hành test thêm vài lần nữa. Dần dần, bạn sẽ lựa chọn ra chủ đề email phù hợp nhất giúp gia tăng tỉ lệ conversion rate tối ưu.
Hiện tại, các phần mềm hỗ trợ gửi email Marketing như Bizfly, Mailchimp, getresponse đều tích hợp công cụ A/B Testing cho phép bạn lựa chọn không chủ đề email phù hợp một cách dễ dàng nhất.
Nhiều marketer cho rằng chỉ cần dùng A/B testing là bạn đã lựa chọn được chủ đề email phù hợp và chỉ cần gửi email đến khách hàng là xong, mặc nhiên cho rằng chiến dịch email sẽ thành công với tỉ lệ open rate/click rate khả quan..
Theo dõi số liệu thống kê thường xuyên
Thực tế, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Dù A/B testing có khả năng chỉ cho bạn thấy chủ đề A phù hợp với 100 khách hàng này hơn là chủ đề thì cũng không có nghĩa là email mang chủ đề A đó sẽ phù hợp với 1000 khách hàng khác của bạn. Vì vậy mà ngoài A/B testing, việc thường xuyên theo dõi số liệu thống kê của chiến dịch Email cũng là việc làm tối quan trọng mà bạn cần thực hiện.
Hơn mọi lí lẽ, các số liệu cụ thể biểu thị tỉ lệ Conversion Rate/Bounce rate/ Unsubscribe/Subscribe/ open Rate/ Click Rate… sẽ là bằng chứng xác thực nhất cho kết quả chiến dịch email của bạn. Việc “lắng nghe” và phân tích các chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu được chiến dịch của mình đang gặp vấn đề gì để đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Chủ đề Email được ví như tên gọi của một cuốn sách. Nếu “tên gọi” đó hấp dẫn, lôi cuốn, đánh trúng nhu cầu của khách hàng, người nhận sẽ háo hức mở nó ra. Trái lại, nếu ngay phần chủ đề đã kém thu hút, phiền phức, người nhận sẽ nhanh chóng bỏ qua và thậm chí còn đánh dấu spam cho lá thư của bạn. Khi đó, dù chiến dịch email Marketing của bạn có được chuẩn bị kĩ lưỡng đến đâu thì cũng đã thất bại ngay từ bước đầu tiên.
Để tránh gặp phải rủi ro trên, bạn có thể tham khảo một số gợi ý chọn chủ đề giúp gia tăng tỉ lệ open rate dưới đây:
Cuối cùng, đừng quên theo dõi Bizfly để cập nhật những thông tin hay ho về marketing digital nhé!