Đây là 6 cách CDP giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng và dự đoán nhu cầu

Nguyễn Hữu Dũng 02/12/2024

Hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng (CDP - Customer Data Platform) đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để cải thiện các chiến lược kinh doanh. Bài viết hãy cùng Bizfly tìm hiểu cách CDP giúp doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và dự báo nhu cầu chính xác hơn, từ đó tối ưu hóa quy trình vận hành và tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Với sự hỗ trợ của nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) hỗ trợ AI, các công ty có thể cải thiện cách họ sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định sáng suốt về sản phẩm, chuỗi cung ứng đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện lợi tức đầu tư.

Cụ thể, nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) cung cấp khả năng thu thập, sắp xếp dữ liệu cần thiết để lên kế hoạch, tối ưu hoá hàng tồn kho tốt nhất. Chưa dừng lại ở đó, CDP cũng kết nối các hệ thống hướng đến khách hàng với dữ liệu từ quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng và các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng khác.

Với góc nhìn tập trung vào mức độ tương tác với sản phẩm, hành vi mua hàng bạn có thể hiểu được khách hàng đang mua gì, mua ở đâu và cách mua thế nào. Dựa trên những hiểu biết này, việc cải thiện quy trình và xây dựng kế hoạch đem lại hiệu quả doanh thu như kỳ vọng sẽ dễ dàng hơn.

CDP
CDP thu thập, sắp xếp dữ liệu cần thiết để lên kế hoạch, tối ưu hoá hàng tồn kho tốt nhất

Dự báo nhu cầu

Một trong những lợi ích của CDP là giúp đưa ra các phán đoán chính xác dựa trên dữ liệu. Theo đó, doanh nghiệp có thể dựa vào dữ liệu thu thập và lưu trữ trên nền tảng để dự đoán lượng sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể tiêu thụ trong một khoảng thời gian xác định. Từ đây, bạn cũng dễ dàng đưa ra dự đoán nhu cầu dựa trên việc xem xét ý định và xu hướng mua hàng của từng nhóm đối tượng. CDP còn có thể cho bạn biết các hoạt động, tương tác của khách trong suốt hành trình khách hàng.

Một ví dụ minh hoạ để bạn dễ hình dung, dữ liệu trong CDP, từ tháng 10 đến tháng 12/2023, có 500 chiếc tivi được bán ra. Dựa vào doanh số của năm 2023 bạn dự đoán số tivi bán ra năm 2024 có thể tăng 6%. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập được từ các nguồn cũng cho thấy, có nhiều khách hàng cũ đang muốn nâng cấp phiên bản mới cho tivi nhà mình. Lúc này, con số nhu cầu mua tivi của thương hiệu có thể tăng lên 10% thay vì 6% như ban đầu.

Lập kế hoạch tồn kho theo kênh dựa trên nhu cầu

Ở cấp độ kênh, CDP hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch hàng tồn kho cho cả cửa hàng thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi việc thông báo số lượng hàng dù trực tuyến hay trực tiếp cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng.

Theo báo cáo từ Adobe Digital Economy Index, chỉ trong khoảng từ tháng 3/2020 - 2/2022, người tiêu dùng đã đọc 60 tỷ tin nhắn hết hàng. Thật tiếc, xu hướng này dự báo sẽ còn tăng và người tiêu dùng rất khó chịu với tình trạng này.

Một báo cáo khác từ McKinsey, trong số 60% người tiêu dùng Mỹ gặp phải tình trạng hết hàng trong 3 tháng, chỉ có 13% chờ mặt hàng đó được nhập về, 39% đã đổi thương hiệu hoặc sản phẩm, 32% đổi nhà cung cấp.

Những số liệu này chủ yếu được khảo sát và đưa ra dựa trên mua sắm trực tuyến. Tất nhiên, trải nghiệm ở cửa hàng truyền thống cũng tương tự. Do đó, dự báo chính xác nhu cầu ở cấp độ kênh bán cho phép bạn lập kế hoạch tồn kho tốt hơn, đảm bảo có đủ số lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng ở mọi thời điểm.

Lập kế hoạch tồn kho theo kênh dựa trên nhu cầu
CDP giúp dự báo chính xác nhu cầu ở cấp độ kênh

Thu thập phản hồi của khách hàng

Phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp biết được điều gì đang hiệu quả và điều gì không, từ đó ra quyết định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tốt hơn như: Ưu đãi, ngưng hoặc nhập thêm sản phẩm về bán phù hợp.

CDP giúp thu thập phản hồi khách hàng từ nhiều hệ thống bao gồm: Chăm sóc khách hàng, CRM, Marketing Automation, khảo sát khách hàng, website đánh giá... Sau đó kết hợp tất cả các phản hồi này vào một hệ thống và cung cấp cho nhóm Marketing, bán hàng, sản phẩm để họ hiểu rõ những gì khách hàng cảm nhận, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ cũng như trải nghiệm của sắm với thương hiệu.

Bằng cách tận dụng Machine Learning (học máy) và mô hình dự đoán trong CDP, bạn còn có thể phát hiện thêm nhiều thông tin quan trọng để giúp nỗ lực cải thiện sản phẩm, dịch vụ, mang đến các ưu đãi hấp dẫn cũng như loại bỏ sản phẩm đang có doanh thu kém.

Quản lý trả lại hàng

Một báo cáo chỉ ra rằng, tỷ lệ trả hàng của các đơn online cao hơn 30% so với cửa hàng truyền thống. Đồng thời, chi phí xử lý trả lại hàng có thể chiếm từ 20 - 65% giá trị của sản phẩm thực tế.

Mặc dù việc trả lại hàng gần như không thể tránh khỏi, nhưng thông qua việc phân tích lịch sử mua hàng, các nhà bán lẻ có thể đưa ra các quyết định thông minh để giảm thiểu tình trạng này.

Ví dụ, nếu có một khách hàng thường xuyên trả lại các sản phẩm mua trực tuyến, bạn có thể khuyến khích họ tham gia các đợt bán hàng tại cửa hàng, nơi họ có thể thử sản phẩm trước khi quyết định mua hoặc cung cấp những nội dung hữu ích để giúp họ tìm kiếm đúng sản phẩm cần thiết.

Quản lý trả lại hàng
Nhờ có CDP việc quản lý trả lại hàng dễ dàng hơn

Quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần

Bằng cách hiểu rõ sản phẩm nào đang có lượt bán cao, khách mua nhiều trên kênh nào, ở đâu, các doanh nghiệp có thể dự trữ hàng tồn kho một cách hiệu quả để đảm bảo cắt giảm chi phí liên quan.

CDP có thể giúp bạn nắm được cửa hàng nào đang bán được sản phẩm A nhiều nhất hoặc tỷ lệ khách ở tỉnh B đặt hàng trực tuyến cao nhất để xác định số lượng hàng cần lưu trữ tại các kho, cung cấp hàng cho cửa hàng, đơn trực tuyến... Như vậy, việc lưu trữ hàng hoá trong kho một cách có kế hoạch sẽ rút ngắn thời gian giao hàng đến khách hàng hoặc cửa hàng, giảm chi phí vận chuyển. 

Kế hoạch cửa hàng truyền thống

Các nhà bán lẻ hiện nay đang đối mặt với không ít thử thách trong việc lập kế hoạch cho các cửa hàng truyền thống. Một báo cáo từ Coresight Research năm 2021 cho thấy có 5.048 cửa hàng mở cửa và 4.975 cửa hàng đóng cửa tại Mỹ và Vương quốc Anh. Thêm vào đó, các chuyên gia của UBS dự báo rằng khoảng 80.000 cửa hàng sẽ phải đóng cửa vào năm 2026.

Do đó, các nhà bán lẻ cần có chiến lược rõ ràng và chặt chẽ hơn trong việc xây dựng kế hoạch cho cửa hàng của mình. Bằng cách phân tích lịch sử mua sắm của khách hàng, hành vi trả hàng và hoạt động mua sắm hiện tại, nhà bán lẻ có thể tối ưu hóa việc chọn lựa vị trí mở cửa hàng mới, điểm nhận hàng cho đơn hàng trực tuyến hay các dịch vụ khác tại cửa hàng. Điều này cũng đặc biệt quan trọng đối với các công ty DTC (bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng) khi mở cửa hàng. CDP giúp các công ty xác định chiến lược mở cửa hàng tại các vị trí phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Có nhiều cách để các nhà bán lẻ tận dụng dữ liệu khách hàng và đưa ra quyết định sáng suốt về sản phẩm, chuỗi cung ứng. Bằng cách kết nối dữ liệu từ các hệ thống trong CDP, nhà bán lẻ dễ dàng phân tích dữ liệu mua hàng trong quá khứ bao gồm mua sản phẩm nào, mua ở đâu và mua như thế nào. Đồng thời, có thể áp dụng mô hình dự đoán để biết được nhu cầu mua hàng ở vị trí nào, kênh nào lớn nhất. 

Tất cả những nỗ lực này sẽ đóng góp không nhỏ vào phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đón đọc thêm các bài viết liên quan tới CDP được Bizfly - Giải pháp chuyển đổi số Marketing và bán hàng vận hành bởi VCCorp cập nhật mỗi ngày tại đây.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly