Concept truyền thông là gì? Khái niệm "concept" đóng vai trò như trái tim của một chiến dịch truyền thông. Vậy có những loại concept phổ biến nào hiện nay? Cùng Bizfly đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc!
Concept truyền thông, hay còn gọi là ý tưởng truyền thông, là nền tảng cơ bản bao gồm ý tưởng sáng tạo và kế hoạch chi tiết nhằm mục đích truyền đạt thông điệp của một thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, hoặc một chiến dịch cụ thể đến với đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.
Concept truyền thông không chỉ là về những gì bạn nói, mà còn là cách bạn nói nó - từ việc chọn lựa hình ảnh, ngôn ngữ, tone giọng, và kênh truyền thông, đến việc thiết lập một cách tiếp cận độc đáo và sáng tạo để kết nối với cảm xúc và nhu cầu của khán giả.
Áp dụng các concept của truyền thông số vào thực tế đòi hỏi sự hiểu biết về cách thức các công nghệ này hoạt động và cách chúng có thể được tận dụng để cải thiện giao tiếp, hiệu suất, và sự đổi mới. Dưới đây là một số cách áp dụng concept truyền thông số:
Dưới đây là một danh sách gồm 16 concept truyền thông bất biến, đã được Bizfly tìm hiểu, thu thập và tổng hợp từ các nguồn tham khảo uy tín:
1- Chủ đề người lớn
2- Chuyện lạ
3- Gây tranh cãi
4- Ma
5- UFO
6- Tài sản lớn
7- Người nổi tiếng (sự kiện nóng)
8- Con kiến kiện củ khoai
9- Bật mí bí mật
10- Đeo bám
11- Cảm động
12- Hữu dụng có ích
13- Phi thường, kì quặc, ngớ ngẩn
14- Trẻ em ngây thơ (2018)
15- Chó mèo, động vật dễ thương (2018)
16- Giải thưởng, chứng nhận, cuộc thi.
Một số concept truyền thông có thể được sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, trong khi những concept khác có thể tồn tại trong nhiều năm. Trong số 16 concept đó có 3 dạng được sử dụng nhiều nhất. Cụ thể:
Khi nhắc đến từ “chuyện người lớn”, thường người ta liên tưởng đến nội dung 18+. Mỗi sản phẩm hướng tới đối tượng thuộc giới tính cụ thể: Nam, nữ, LGBT. Vì vậy, không thể bỏ qua concept này.
Sử dụng hình ảnh trai đẹp để thu hút khách hàng nữ, hay sử dụng những cảnh nóng, gợi cảm để thu hút đấng mày râu, đều là những cách làm truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả.
Một ví dụ là chiến dịch quảng cáo gợi cảm của hãng hàng không Vietjet Air. Họ sử dụng hình ảnh người mẫu chân dài mặc bikini in logo VA nhảy và trình diễn trong TVC.
Một số người cho rằng đây là hành động phản cảm và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Việc này đã khiến hãng Vietjet Air nhận được nhiều chỉ trích từ khán giả và gặp khó khăn trên mặt truyền thông.
Một ví dụ khác là hình ảnh phản cảm của những cô gái mặc bikini trên chuyến bay đón đội U23 Việt Nam sau khi giành chiến thắng tại Chung kết U23 Châu Á 2018. Điều này gây ra một làn sóng phản đối lớn nhất từ trước đến nay đối với hãng bay này.
Tuy vậy, nhiều người vẫn không thể từ bỏ việc sử dụng dịch vụ của Vietjet vì không có hãng nào rẻ và tiện lợi như họ. Việc quảng cáo "rẻ tiền" chính là chiến lược thành công của hãng.
Sử dụng concept kỳ quặc và ngớ ngẩn trong quảng cáo có thể khiến người xem cảm thấy tức giận, cười chê hoặc thấy đáng yêu và thích thú. Một ví dụ điển hình là quảng cáo bột giặt Aba, mà người xem luôn chờ đợi để xem mức độ "xàm" của TVC tiếp theo.
Mặc dù nhiều người cho rằng quảng cáo này ngớ ngẩn, một số người thậm chí nói sẽ trung thành với thương hiệu OMO, nhưng nó đã giúp thương hiệu Aba trở nên viral hơn nhiều. Đây là thành công đáng kể cho thương hiệu mới trong lĩnh vực bột giặt, khi đạt vị trí thứ 3 trong mức độ nhận biết và thị phần tiêu thụ.
Một ví dụ thực tế về concept truyền thông bất biến đối với một chủ đề gây tranh cãi là chiến dịch "Like A Girl" của Always, thương hiệu sản phẩm vệ sinh phụ nữ thuộc tập đoàn Procter & Gamble. Chiến dịch này tập trung vào việc phá vỡ những định kiến giới và củng cố sự tự tin cho phụ nữ và các cô gái trẻ.
Chiến dịch "Like A Girl" đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, tạo ra một cuộc thảo luận rộng rãi về vấn đề bình đẳng giới và tự tin ở phụ nữ và cô gái trẻ.
Nó không chỉ giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu Always trong mắt công chúng mà còn tạo ra một tác động tích cực đến cộng đồng về việc nhìn nhận và đối xử với phụ nữ và cô gái trẻ.
Concept truyền thông trong thực tế có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau, từ việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm, đến việc giáo dục cộng đồng và thay đổi thái độ của công chúng về một vấn đề cụ thể. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của concept truyền thông:
Concept truyền thông giúp xác định và truyền đạt cá tính và giá trị cốt lõi của thương hiệu đến với công chúng mục tiêu. Điều này thường được thực hiện thông qua các chiến dịch quảng cáo, sự kiện, và hoạt động truyền thông xã hội. Một concept truyền thông mạnh mẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt, dễ nhớ và gây dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Khi ra mắt sản phẩm mới, concept truyền thông giúp tạo ra một câu chuyện xung quanh sản phẩm, giải thích cách nó giải quyết vấn đề cụ thể hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Concept này thường nhấn mạnh vào tính năng độc đáo, lợi ích, và giá trị mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.
Nhiều tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ sử dụng concept truyền thông để tạo ra sự nhận thức và kêu gọi hành động về các vấn đề xã hội quan trọng như sức khỏe cộng đồng, môi trường, bình đẳng giới. Một concept mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý và tạo ra sự đồng thuận, khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động cải thiện xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, concept truyền thông được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng và nâng cao nhận thức về các vấn đề như sức khỏe, dinh dưỡng, an toàn. Các chiến dịch giáo dục công chúng thường kết hợp thông tin chính xác với cách thức truyền đạt sáng tạo để tối đa hóa hiệu quả.
Trong tình huống khủng hoảng, concept truyền thông cung cấp một khuôn khổ cho cách thức tổ chức đối diện và giải quyết vấn đề, đồng thời duy trì niềm tin và mối quan hệ với khách hàng. Concept này giúp đảm bảo rằng thông điệp của tổ chức là nhất quán và rõ ràng, giảm thiểu sự hiểu nhầm và xây dựng lại niềm tin sau cuộc khủng hoảng.
Trên đây là một số phân tích và minh chứng về các concept truyền thông bất biến viral mà Bizfly giới thiệu đến đọc giả. Nội dung trong bài chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến, thảo luận hoặc đóng góp nào về chủ đề này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại