Kiểm thử tự động giúp kiểm tra chất lượng đầu vào của thông tin, chắt lọc và phân tích chi tiết để đưa ra những kết luận chính xác. Kiểm thử tự động rất quan trọng đối với ứng dụng phần mềm giúp tránh các trường hợp lỗi hệ thống, hỏng tính năng,... Hãy cùng Bizfly tìm hiểu 10 công cụ kiểm thử tự động tất nhất cho mobile app và ưu nhược điểm của nó qua bài viết dưới đây.
1. Appium
Appium là công cụ kiểm thử tự động giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin qua Mobile Web app, Hybrid app, hay qua hệ điều hành iOS, Android miễn phí.
Công cụ này sử dụng các trung gian kết nối (API) tương tự nhau để kiểm tra các ứng dụng, phần mềm qua nhiều platform khác nhau. Giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian trong việc test phù hợp với từng nền tảng. Appium đáp ứng được nhu cầu thiết lập đa nền tảng, kiểm thử trên thiết bị giả lập và thực tế tạo sự thuận tiện và hiệu quả.
Appium là công cụ kiểm thử đa nền tảng
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian khi không cần biên dịch hay sửa đổi lại ứng dụng.
- Có thể áp dụng nhiều ngôn ngữ lập trình, framework trong quá trình test case.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, nhiều framework đa nền tảng.
- Giúp kiểm thử quy hồi các app mobile dễ dàng, kiểm soát tiện lợi trong việc cập nhật tính năng mới.
- Sở hữu Mobile automation framework có sự nhất quán giữa các đoạn code với nhau thuận tiện cho việc cài đặt API tự động.
Nhược điểm
- Chưa ổn định trên nền tảng iOS, Script và Hybrid app.
- Hỗ trợ cho hệ điều hành Android từ 4.2 trở lên.
- Không hỗ trợ Toast message và không chạy Appium Inspector trên window.
Xem thêm: 14 phần mềm thiết kế giao diện app miễn phí, dễ sử dụng
2. Robotium
Là một công cụ kiểm thử tự động mã nguồn mở, giúp kiểm thử hộp đen và các ứng dụng trên hệ điều hành Android. Robotium giúp nhà phát hành test case hệ thống, chức năng và nâng cấp ứng dụng lên phiên bản tốt hơn.
Công cụ kiểm thử Robotium
Ưu điểm
- Giúp viết code dễ dàng và kiểm thử nhanh chóng chỉ cần vài dòng code ngắn.
- Chỉ cần có kiến thức về ứng dụng cần test, Robotium sẽ giúp test case đơn giản và thuận tiện hơn.
- Giảm thiểu độ khó của test case nhờ Framework trên Android.
- Tự động hóa nhờ có tích hợp thông suốt Ant và Maven.
- Hỗ trợ API tự động giúp liên kết chặt chẽ tạo nên các nút điều khiển giao diện như EditText, TextView và Button.
- Robotium dễ dàng thực hiện kiểm thử nhờ dấu nhắc lệnh và không cần mã nguồn.
- Hỗ trợ hệ điều hành Android phiên bản từ 1.6 trở lên với các tính năng hoạt động, menu và trình đơn ngữ cảnh,...
- Có thể kết hợp với Cobertura và Emma giúp việc kiểm thử tốt hơn.
- Thời gian thực hiện kiểm thử bằng Robotium nhanh chóng và thuận tiện.
Nhược điểm
- Chưa xử lý được các thành phần Web và Flash.
- Không viết code được bằng bàn phím mềm, không tương tác với Status Bar Notifications.
- Khả năng kiểm soát kém chỉ một ứng dụng tại một thời điểm nhất định.
- Không thể xử lý nhiều phần mềm, chương trình trong cùng một lúc.
- Test case khó thực hiện, kết quả và hiệu suất thử nghiệm chậm.
3. MonkeyRunner
Là một công cụ kiểm thử tự động độc đáo cung cấp API giúp các lập trình viên viết code trên các thiết bị Android. Đối với MonkeyRunner nhà phát hành có thể dùng Python để cài đặt, chạy phần mềm và test case.
Công cụ kiểm thử tự động MonkeyRunner
Ưu điểm
- Kiểm soát đa thiết bị hoặc trình mô phỏng với nhiều quy trình kiểm thử cùng một lúc nhờ AIP tự động.
- Kiểm tra mức độ ổn định của chương trình, ứng dụng, dễ dàng tìm ra các lỗi hệ thống đang gặp phải và giúp tránh được các lỗi đó.
- Tự động hóa quá trình kiểm thử nhờ vào các công cụ hỗ trợ giúp tương tác dễ dàng với nền tảng Android.
- Kiểm thử các chức năng nhanh chóng cho toàn bộ quy trình chỉ cần nhập các giá trị đầu vào giúp tối ưu trong việc test case.
Nhược điểm
- Vì tạo ra test case một cách ngẫu nhiên nên dễ gặp lỗi và rất khó tìm ra vấn đề lỗi gặp phải.
- Tốn nhiều thời gian, công sức để giải quyết các vấn đề lỗi bất ngờ xảy ra trong quá trình test.
- Vì không lường trước được kết quả thử nghiệm nên người kiểm thử dễ gặp phải khó khăn trong quá trình xác định được mức độ chính xác của kết quả kiểm thử.
4. UI Automator
Là công cụ kiểm thử giúp nhà phát hành phân tích giao diện người dùng UI trên Android. UI Automator luôn tạo sự tương tác với phần mềm trải nghiệm, dễ dàng tìm ra được những ưu và nhược điểm của ứng dụng mà mình tạo ra. Từ đó tối ưu đem lại giao diện thân thiện mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
UI Automator
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian, tốc độ nhanh chóng so với kiểm thử thủ công.
- Độ tin cậy cao vì có sự ổn định trong quá trình test case.
- Không mất quá nhiều công sức tối ưu các thao tác lặp đi lặp lại.
- Có tính năng tái sử dụng nhờ có UI Automator.
- Tối ưu chi phí nhân sự.
Nhược điểm
- Thay đổi dữ liệu liên tục, thường xuyên cập nhật code mới,... nên khó mở rộng hệ thống và bảo trì.
- Khó ứng dụng rộng rãi vì người sử dụng phải có kiến thức chuyên môn cao.
- Tốn khá nhiều chi phí, thời gian để đào tạo nguồn nhân lực am hiểu công cụ và sử dụng thành thạo.
5. Selendroid
Selendroid là công cụ kiểm thử hàng đầu trên Android được nhiều nhà phát hành lựa chọn. Khả năng tương tác tiện lợi giúp người dùng có thể truy cập ứng dụng trên nhiều thiết bị Android cùng một thời điểm.
Selendroid được nhiều doanh nghiệp tin dùng kiểm thử nhiều nhất trên Android
Ưu điểm
- Tự động hóa dễ dàng không cần sửa đổi ứng dụng.
- Tương thích với JSON Wire Protocol/Selenium 3 Ready.
- Dễ dàng thay đổi Hardware Devices mà không cần cập nhật hay thay đổi kịch bản test.
- Kiểm thử tự động cho nhiều thiết bị cùng một lúc bao gồm cả thiết bị thật và giả lập.
- Human-user action giúp tương tác với người dùng dễ dàng qua touch, swipe, drag và drop.
- Hỗ trợ các phiên bản Android API từ 10 trở lên.
- Hỗ trợ các công cụ giúp kiểm tra inspector, button, text field,...
Nhược điểm
- Công cụ tốn nhiều bộ nhớ và chạy khá chậm.
6. MonkeyTalk
MonkeyTalk giúp kiểm thử ứng dụng trên cả hệ điều hành Android hay iOS của người dùng. Đây là công cụ kiểm thử khá đơn giản dành cho tất cả mọi người vì không yêu cầu sâu về kiến thức chuyên môn. Người dùng chỉ cần nhập giá trị đầu vào và công cụ sẽ tự động kiểm tra, phân tích và xử lý đưa ra kết quả.
Công cụ kiểm thử MonkeyTalk
Ưu điểm
- Dễ thực hiện, dễ hiểu và đơn giản. Phù hợp cho người mới, hoặc người không cần chuyên môn cao.
- Hỗ trợ ghi và có thể xem lại các test case trước đó.
- Tự động hóa tìm kiếm giúp tiết kiệm thời gian.
- Hỗ trợ Looping, chụp lại màn hình khi xảy ra lỗi.
- Tích hợp liên tục được nhờ có Hudson và Jenkins.
- Có thể tìm ra các Bug mới sau khi chạy thử nghiệm dựa trên Bug có sẵn.
- Tiết kiệm chi phí trong quá trình kiểm tra vì không cần phải thiết kế test case.
- Tìm hiểu được hành vi sử dụng của người dùng hiệu quả.
Nhược điểm
- Tốn nhiều thời gian để tìm kiếm lỗi và khó khăn trong việc phát hiện ra lỗi trước đó đã từng gặp.
7. Testdroid
Đây là công cụ kiểm thử hoạt động dựa trên nền tảng đám mây giúp nhà phát triển tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc tiếp thị sản phẩm. Testdroid giúp kiểm tra sự khác nhau giữa ứng dụng và thiết bị iOS, Android với nhau thông qua hệ điều hành, độ phân giải màn hình, các nền tảng CT.
Testdroid giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu là công cụ dựa trên đám mây
Ưu điểm
- Tối ưu chi phí trong quá trình phát triển ứng dụng.
- Giảm các rủi ro tiềm tàng, tránh mắc phải các lỗi phát sinh.
- Hạn chế chi phí phát sinh khi sử dụng.
- Hỗ trợ cải thiện đánh giá của người dùng mỗi ngày.
Nhược điểm
- Cần phải có thiết bị đầy đủ và nhân viên có chuyên môn cao am hiểu công cụ để có thể vận hành thành thạo.
8. Calabash
Calabash giúp chúng ta viết và kiểm thử tự động qua hệ điều hành Android và iOS. Nó vận hành hiệu quả trên ngôn ngữ lập trình như NET, Ruby, Flex, Java. Đồng thời Calabash còn giúp kiểm tra tương tác các hoạt động trên các ứng dụng Hybrid và Native.
Công cụ kiểm thử Calabash
Ưu điểm
- Hỗ trợ kiểm tra tự động ngôn ngữ tiếng anh dễ dàng thông qua Cucumber.
- Một ứng dụng gốc ban đầu có thể vận hành trên nhiều thiết bị mobile khác nhau.
- Hỗ trợ framework Cucumber giúp doanh nghiệp dễ dàng thấu hiểu khách hàng của mình hơn.
Nhược điểm
- Khó sử dụng và mất nhiều thời gian để thực hiện.
- Chỉ áp dụng cho ngôn ngữ lập trình Ruby.
9. Frank
Frank là sự kết hợp giữa các lệnh Cucumber, JSON và tự động hóa trên UI. Frank chỉ thực hiện và kiểm thử ứng dụng trên iOS. Nó chứa một thanh tra “Symbiote” giúp các nhà phát hành kiểm tra các thông tin chi tiết của các ứng dụng đang được hoạt động.
Công cụ kiểm thử Frank
Ưu điểm
- Thao tác kiểm tra dễ dàng vì cú pháp như CSS.
- Tìm kiếm tự động hóa phù hợp với mỗi từng trường hợp cá nhân hóa.
- Cucumber Framework điều khiển chính trong công cụ này.
- Tích hợp CI nhanh chóng.
- Vận hành trơn tru cả thiết bị mô phỏng và thật.
- Frank chứa thanh tra ứng dụng Symbiote giúp nhà phát triển có thêm nhiều thông tin chi tiết của những ứng dụng đang chạy.
- Hỗ trợ ghi lại video trong quá trình thực hiện test case.
Nhược điểm
10. SeeTest
SeeTest chạy đa nền tảng và vận hành cùng một kịch bản trên nhiều thiết bị khác nhau. Giúp các nhà tester chạy kiểm thử cùng lúc trên một số thiết bị. Hỗ trợ trên các hệ điều hành iOS, Android, Symbian, BlackBerry và Window Phone.
Công cụ kiểm thử SeeTest
Ưu điểm
- Chạy đa nền tảng cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Kiểm thử tự động mạnh mẽ trên website và mobile.
- Tính năng tiện lợi hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Tăng hiệu suất và chất lượng với khả năng thử nghiệm liên tục.
- Thử nghiệm pin, điện thoại và cả trình duyệt là những tính năng quan trọng nhất của SeeTest.
- Báo cáo trực quan giúp cho ra kết quả kiểm thử một cách nhanh chóng.
Nhược điểm
- Khó dự đoán và tìm ra được kết quả như mong muốn nếu người dùng thử nghiệm nhiều lần mà không có kế hoạch kịch bản trước.
Qua bài viết trên Bizfly đã chia sẻ kiến thức về 10 công cụ kiểm thử tự động tốt nhất dành cho mobile app và các ưu nhược điểm của nó. Rất mong doanh nghiệp sẽ tìm ra được công cụ phù hợp và áp dụng nó vào hệ thống vận hành của mình.
>> 8 nền tảng cho tạo app miễn phí mà không cần phải biết code