Copywriting là gì - Sự khác nhau giữa copywriting và copywriter

Thủy Nguyễn 06/07/2022

Copywriting là một trong những công việc được giới trẻ ưa chuộng trong những năm gần đây. Công việc này đòi hỏi tính sáng tạo và kỹ năng viết content chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình hiệu quả hơn. Dưới đây là những khái niệm chung nhất về thuật ngữ Copywriting là gì và các công thức giúp bạn triển khai Copywriting hiệu quả nhất.

Copywriting là gì?

Copywriting được hiểu đơn giản là hoạt động soạn thảo văn bản phục vụ cho mục đích xây dựng thương hiệu, quảng cáo và truyền thông…trong các chiến lược Marketing. Sản phẩm của Copywriting có thể ở dạng tài liệu và bản in, có nội dung phong phú bao gồm cả kịch bản quảng cáo và kịch bản cho video.

Copywriting là gì

Khái niệm Copywriting là gì?

Copywriting chính là nội dung mà bạn thấy trong phần chú thích của một quảng cáo trên facebook hay dòng mô tả video trên YouTube hoặc tiêu để quảng cáo của Google… Mục đích của Copywriting là thúc đẩy mọi người click vào trang web, đưa ra lý do tại sao nên mua sản phẩm và thuyết phục họ đổi tiền lấy sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Các kỹ thuật Copywriting mang lại khách hàng hiệu quả

Để mang lại khách hàng hiệu quả, bạn cần nắm được các kỹ thuật Copywriting sau đây:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu thông tin chủ đề sẽ viết một cách kỹ lưỡng.
  • Làm cho nội dung trực quan, hấp dẫn, thú vị hơn để thu hút sự quan tâm.
  • Thêm sự cá tính và phong cách riêng của thương hiệu.
  • Phác thảo tiêu đề các mục nổi bật trong mỗi đoạn
  • Nội dung cần đơn giản giúp thông điệp ngắn gọn và rõ ràng hơn.
  • Đáp ứng cho người dùng những gì họ mong muốn.
  • Kể một câu chuyện có liên quan tới chủ đề bạn đang viết.
  • Đảm bảo mọi nội dung đều cần có mục đích.
  • Không cần thiết phải tuân theo nguyên tắc.
  • Hạn chế việc sao lãng, không tập trung vào vấn đề.
  • Sử dụng ngôn ngữ của khách hàng.
  • Tập trung chủ yếu vào lợi ích khách hàng.
  • Tạo cho khách hàng cảm giác rằng họ nhận được một điều gì đó giá trị.
  • Đặt các câu hỏi để có câu trả lời đồng ý từ khách hàng.
  • Nội dung cần kết hợp cảm xúc.
  • Cần có những ví dụ cụ thể.
  • Kết hợp sử dụng các nguyên tắc của Copywriting để thuyết phục người đọc.
  • Tập trung chủ yếu vào điểm mạnh nhất.
  • Xây dựng được sự tin cậy.
  • Đề cập ít nhất 3 lần tới những điểm quan trọng.
  • Nội dung cần hướng tới cá nhân.
  • Xây dựng nội dung theo mẫu có sẵn hoặc công thức AIDA.

Công thức triển khai Copywriting phổ biến

Dưới đây là công thức triển khai Copywriting phổ biến.

Công thức triển khai Copywriting phổ biến

Công thức triển khai Copywriting phổ biến

Công thức FAB (Features Advantages Benefits) nghĩa tiếng việt được hiểu là tính năng - ưu điểm - lợi ích.

Đây là công thức copywriting hiệu quả được các chuyên gia marketing lựa chọn sử dụng để nhanh chóng tiếp cận khách hàng. Quy tắc của công thức FAB bao gồm tính năng là những đặc trưng của sản phẩm, còn ưu điểm là đặc điểm tốt nhất mà sản phẩm mang lại. Lợi ích là những gì khách hàng thu được được từ sản phẩm, được xem là phần quan trọng nhất để thể hiện khả năng riêng biệt của sản phẩm.

Công thức BAB (Before After Bridge) hiểu đơn giản là trước - sau - cầu nối.

Trong quảng cáo, đây là công thức viết content đỉnh cao được ứng dụng rộng rãi. Quy tắc của công thức BAB nghĩa là tình trạng của khách hàng trước và sau khi sử dụng sản phẩm. Trong đó, Bridge là cầu nối giữa Before-After với mục đích nhằm nhấn mạnh giá trị và lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Công thức PAS (Problem Agitate Solve) được giải nghĩa là vấn đề - kích thích - giải pháp

PAS là công thức được giới Copywriter áp dụng khá phổ biến bởi khả năng đơn giản và dễ sử dụng trong mọi tình huống với nhiều loại hình marketing khác nhau, bao gồm tờ rơi, bài PR hay quảng cáo facebook và thậm chí là kịch bản TVC. Những thành phần có trong công thức PAS đó là: Trình bày vấn đề - Khuấy động độ nghiêm trọng của vấn đề - Đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.

Công thức AIDA (Attention Interest Desire Action) là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động).

Công thức triển khai Copywriting AIDA được ứng dụng thành công và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ bán hàng, giao tiếp hay các chương trình quảng cáo,... Quy tắc của công thức này được các chuyên gia Marketing giải nghĩa như sau: Đầu tiên thu hút sự chú ý - Khơi gợi niềm thích thú qua những đặc điểm hữu ích - Tạo ra sự khát khao, mong muốn - Sau đó hành động theo chủ đích.

Công thức AIDA

Công thức AIDA

Mọi người có thể tham khảo thêm kiến thức về mô hình AIDA trong bài viết Mô hình AIDA là gì và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả trong marketing mà các chuyên gia Bizfly chia sẻ. 

Bên cạnh đó là các công thức Copywriting mà bạn có thể áp dụng:

  • Công thức 4C (Clear-Concise -Compelling - Credible): 
  • Công thức 4U (Useful - Urgent -Unique - Ultra-specific)
  • Công thức giúp người đọc muốn tìm hiểu nhiều hơn
  • Công thức A FOREST  
  • Công thức PPPP  (Picture - Promise - Prove -Push)
  • Công thức 3 lý do tại sao
  • Công thức 3S (Star - Story- Solution)
  • Công thức SSH (Star - String - Hook)
  • Công thức ACCA 
  • Công thức mô hình 6+1
  • Công thức 1-2-3-4
  • Công thức của chính bạn

Copywriter là gì?

Copywriter là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung (Chữ, hình ảnh, video, âm thanh, văn bản…), hay nói cách khác họ chính là người thực hiện quá trình copywriting. Với mục đích là nhằm phục vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu, truyền thông và quảng bá sản phẩm/dịch vụ trong các chiến dịch marketing để nâng cao doanh số bán hàng.

Copywriter là gì

Copywriter là gì?

Phân loại Copywriter

Có thể phân loại Copywriter theo mô hình doanh nghiệp và hình thức công việc. Cụ thể là:

Theo mô hình doanh nghiệp

  • Agency Copywriter: Đây là những người làm việc trong các doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm copywriting, dịch vụ quảng cáo cho các doanh nghiệp khác. Một copywriter trong Agency thường có thể đảm nhận các bài copywriting cho nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng một lúc.
  • Corporate Copywriter: Ngược lại với Agency Copywriter, các Corporate Copywriter chỉ làm việc cho một doanh nghiệp duy nhất ở một thời điểm xác định, và sản phẩm mà họ làm ra chỉ phục vụ cho thương hiệu của doanh nghiệp đó.
  • Freelance Copywriter: Là những người làm việc tự do không theo bất cứ một doanh nghiệp nào. Các khoản thu nhập của họ sẽ được tính theo mỗi sản phẩm mà họ hoàn thành dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo hình thức công việc

  • Full- time Copywriter: Những người làm full-time copywriter dành 100% thời gian làm việc của họ làm các công việc liên quan tới Copywriting
  • Part- time Copywriter: Những người làm Part-time Copywriter chỉ dành 1 phần thời gian làm việc của họ cho công việc Copywriting (có thể là làm 1 buổi trong ngày hoặc vài ngày trong tuần). Thời gian còn lại có thể được sử dụng để nghiên cứu, học tập hay các công việc chuyên môn khác.

Các công việc mà Copywriter sẽ triển khai

Các công việc mà Copywriter sẽ triển khai

Các công việc mà Copywriter sẽ triển khai

Tuỳ theo từng vị trí làm việc mà một Copywriter sẽ thực hiện các công việc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung một Copywriter sẽ triển khai những công việc sau:

  • Tham gia xây dựng nội dung sáng tạo: viết slogan, lên concept, tạo tiêu đề, ý tưởng hình ảnh quảng cáo…
  • Viết nội dung cho các diễn đàn, trang web hay các group trên mạng xã hội. Nội dung cần phải sáng tạo và truyền đạt chính xác thông điệp và đúng thời điểm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
  • Viết kịch bản TVC, Radio, phân cảnh quay…
  • Dịch tài liệu từ các ngôn ngữ khác sang tiếng việt và ngược lại nếu cần.

Những kỹ năng cần có ở một Copywriter

Để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng viết bài chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng viết tiêu đề thu hút, hấp dẫn người đọc.
  • Kỹ năng viết lời giới thiệu lôi cuốn.
  • Kỹ năng viết các bài PR sản phẩm trên các trang mạng xã hội.
  • Có vốn từ vựng phong phú và nắm chắc ngữ pháp.
  • Kỹ năng nghiên cứu và tra cứu thông tin trên mạng.
  • Nắm được kiến thức cơ bản về HTML, SEO offpage và onpage.
  • Có kỹ năng cơ bản về thiết kế đồ hoạ.
  • Nắm bắt được kiến thức cơ bản về email marketing.

Copywriting không chỉ đơn thuần là một nghề viết content mà còn cần phải đam mê, kiên trì và không ngừng sáng tạo để xây dựng những nội dung độc đáo nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Với những kiến thức mà Bizfly chia sẻ mọi người đã nắm vững Copywriting là gì và những phương pháp Copywriting giúp mang lại lợi ích cho khách hàng hiệu quả.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly