CPL là gì? Tầm quan trọng của CPL và cách triển khai hiệu quả

Thủy Nguyễn 18/08/2022

CPL không còn xa lạ với những người làm tiếp thị và quảng cáo, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Bizfly sẽ làm rõ câu hỏi CPL là gì? Ưu điểm và nhược điểm cũng như cách thức triển khai loại hình quảng cáo này.

CPL là gì?

CPL hay Cost Per Lead là hình thức quảng cáo trực tuyến mà người thực hiện quảng cáo chỉ trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng khi họ thực hiện các các hoạt động cụ thể như điền thông tin liên hệ, nhấp vào liên kết, đăng ký dịch vụ,...

Khách hàng tiềm năng - Lead luôn được theo dõi trong suốt quá trình thực hiện CPL, đây chính là đối tượng mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, kết nối để bán hàng, tư vấn,...

CPL là gì

CPL là gì?

Tầm quan trọng của CPL đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Có thể thấy rằng, CPL giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một nhãn hàng, doanh nghiệp. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan mà CPL sẽ tạo ra lợi nhuận và doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chú ý tới chất lượng của các Lead thu về, đông thời là khả năng chuyển đổi bộ phận sale, tư vấn nhằm biến đổi Lead trở thành khách hàng. 

Mặc dù Lead mới là khách hàng tiềm năng, thế nhưng nếu biết tận dụng tốt dữ liệu của họ thì CPL sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Không chỉ thế những thông tin thu về thông qua chiến dịch CPL sẽ giúp cho việc khai thác bán sản phẩm khác trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là để tiếp thị trong tương lai. Do đó, những tiếp thị viên khôn ngoan sẽ biết tận dụng Lead để mang lại nhiều lợi nhuận hơn và sử dụng được cho nhiều chiến dịch khác nhau.

Đọc thêm: Leads là gì và cách để chuyển đổi Lead trong Marketing sang Sale hiệu quả

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPL

Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPL:

Ưu điểm

Tỷ lệ hoa hồng của việc chạy quảng cáo CPL cao hơn các hình thức khác như CPC (Cost Per Click) hay CPM (Cost Per Mile). Điều này là bởi chỉ số CPL không hề phụ thuộc vào trang của bạn có số người nhấp nhiều hay ít hay số người xem, mà CPL yêu cầu người xem cung cấp thông tin theo mục đích của từng doanh nghiệp.

Thành công của CPL được tính thông qua việc người xem điền thông tin đúng theo yêu cầu của nhà cung cấp mà không nhất thiết đơn hàng phải thành công. Điều này giúp các Publisher có thể nhận hoa hồng một cách đơn giản.

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPL

Ưu điểm và nhược điểm của hình thức quảng cáo CPL

Nhược điểm

CPL khó khăn trong việc chuyển đổi lead thành khách hàng của doanh nghiệp. CPL là một đích đến khá khó khăn với nhãn hàng nào hạn chế về ngân sách và tài khoản quảng cáo. Không chỉ thế, sẽ là rủi ro nếu như Lead thu về không chất lượng hay thông tin khách hàng bị khai sai.

Hình thức quảng cáo CPL phù hợp với loại hình lĩnh vực nào?

Bởi đặc thù của CPL là tạo ra Lead, những người có nhu cầu và quan tâm tới sản phẩm chứ chưa phải khách hàng, dó đó CPL phù hợp phù hợp với các ngành nghề sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao mà khách hàng cần được chăm sóc, tư vấn và cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi mua.

Đó có thể là các ngành như định cư du học, bất động sản, bảo hiểm, xe ô tô, dịch vụ y tế. Cụ thể:

  • Bất động sản: Những người có nhu cầu muốn mua dự án tuy nhiên cần tư vấn thêm về vay.
  • Bảo hiểm: Người có nhu cầu mua bảo hiểm cho gia đình và bản thân tuy nhiên cần tư vấn thêm về điều kiện ràng buộc.
  • Định cư du học: Những người muốn đi du học hay đi nước ngoài định cư nhưng cần tư vấn thêm về pháp lý.

So sánh hình thức quảng cáo CPL với CPA

Với các chiến dịch CPL, quảng cáo sẽ được lấy làm trung tâm. Do đó, các nhà quảng cáo vẫn có thể kiểm soát được thương hiệu của mình, lựa chọn các đối tượng đáng tin cậy và phân phối một cách phù hợp với những ưu đãi của họ. Bên cạnh đó CPA và các chiến dịch liên kết tiếp thị khác sẽ lấy đối tác làm trung tâm. Các quảng cáo nhượng quyền sẽ hiển thị và chạy trên trang web của đối tác. Chính vì thế, nhà quảng cáo có thể không nắm được hết các chiến dịch của mình được chạy ở những đâu.

So sánh hình thức quảng cáo CPL với CPA

So sánh hình thức quảng cáo CPL với CPA

Tuy có mức độ ảnh hưởng lớn nhưng CPL không phải lúc nào cũng hiệu quả. Người tiêu dùng sẽ chỉ có thể gửi được các thông tin liên hệ cơ bản hoặc thậm chí là một email. Còn đối với các chiến dịch CPA, mức độ ảnh hưởng sẽ thấp cũng như phức tạp hơn. Do đó, người dùng sẽ cần phải cung cấp số thẻ tín dụng và các thông tin khác một cách chi tiết.

Làm cách nào để triển khai hình thức quảng cáo CPL?

Để có thể triển khai quảng cáo CPL, bạn cần phải có một nơi để người dùng có thể điền Form (thông tin gồm tên, số điện thoại, email…). Thông thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chuyển đổi cao. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế Landing Page bằng code, hoặc dùng các bên dịch vụ hỗ trợ như Bizfly Landingpage, ladipage...

Sau khi đã có Landing Page, bạn có thể sử dụng các công cụ quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, Zalo Ads… để đổ lưu lượng truy cập vào Landing Page đó và tạo ra Lead. Lưu lượng truy cập càng chất lượng và đúng đối tượng, Lead sẽ càng có giá trị cao và dễ dàng chuyển thành doanh thu sau này.

Chiến dịch quảng cáo CPL là một lựa chọn phù hợp phù hợp đối với những đối tác tiếp thị, và các nhà tiếp thị thương hiệu muốn thu hút người dùng ở nhiều điểm tiếp xúc khác nhau. Hãy cân nhắc các chi phí cơ hội một cách kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm để chiến dịch quảng bá của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly