Design thinking là gì? Các bước xây dựng tư duy thiết kế

Thủy Nguyễn 01/10/2021

Design thinking thường được áp dụng vào quy trình phát triển sản phẩm chuẩn. Để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm với những ý tưởng độc đáo, khác biệt trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Vậy design thinking là gì? Design thinking có thực sự là giải pháp quan trọng đột phá trong tư duy cho doanh nghiệp không? Bizfly sẽ cung cấp chi tiết cho bạn  tất cả các vấn đề về design thinking trong bài viết dưới đây!

Design thinking là gì?

Design thinking là phương pháp tư duy thiết kế, một giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh, cho phép nhà kinh doanh sử dụng các phương thức kiểm tra, giám định để triển khai kế hoạch chiến lược sản phẩm.

Design thinking là gì

Design thinking là gì?

Phương pháp design thinking giúp khách hàng hay ngay cả người thực hiện thiết kế hiểu sâu sắc về chủ đề chính và dự đoán các biến động xoay quanh nó. Vì thế, nó thường được sử dụng vào việc giải quyết các vấn đề phức tạp với những giải pháp mới, sáng tạo. 

Tư duy thiết kế được nhiều các tập đoàn lớn phổ cập cho nhân viên của mình. Với phương thức này, mỗi các nhân luôn tích cực vận động sự tinh tế, nhạy bén và tính nghệ thuật trong tư duy vào thúc đẩy sản phẩm. Nổi bật kể đến như Apple, Google, Samsung.

Vì sao nên sử dụng design thinking?

Tư duy thiết kế thật sự rất cần thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp sẽ bị thụt lụt lạc hậu nếu như sản phẩm của họ bán ra thị trường không đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở thời điểm đó.

Design thinking giúp cho những doanh nghiệp rà soát, chỉnh chu một cách hoàn thiện nhất trước khi đưa sản phẩm tới tay khách hàng trải nghiệm. 

Design thinking có vai trò trong kinh doanh là phương tiện thiết kế giúp ta nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đồng thời trải nghiệm sản phẩm để có sự hiểu biết sâu hơn từ đó tự doanh nghiệp đề ra những hướng cải tiến thay đổi sao cho phù hợp với kỳ vọng của khách hàng. 

Vì sao nên sử dụng design thinking

Vì sao nên sử dụng design thinking?

Nhận thấy tầm quan trọng của design thinking mang lại, hiện nay trên thế giới việc áp dụng design thinking vô cùng phổ biến.

Các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới họ rất chuộng design thinking vì nó đem lại nhiều lợi ích to lớn trong quá trình phát triển sản phẩm mới đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng điển hình như Apple, Google, Facebook, Samsung,…

Tuy nhiên design thinking  chưa thực sự được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các bước cơ bản trong quy trình design thinking

Design thinking là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp, loại bỏ những ý tưởng, chủ quan phiến diện nhất thời được đưa ra một cách cảm tính chỉ dừng lại trên mặt lý thuyết không có sự khảo sát, thử nghiệm.

Nắm rõ được khái niệm design thinking là gì và tầm quan trọng của nó là điều dễ dàng, nhưng muốn có một design thinking chỉn chu không phải “một sớm một chiều” mà nó phải trải qua chu trình các bước rõ ràng, cụ thể như sau: 

Bước 1: Đồng cảm

Khi gặp bất cứ khó khăn nào điều bạn cần là nhìn lại bản thân, đào sâu vấn đề tìm hiểu nguyên nhân từ đâu mà gây ra khó khăn đó. Trong kinh doanh cũng vậy, khi sản phẩm của bạn đưa ra thị trường nhưng chưa bắt kịp hoặc chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng lập tức doanh nghiệp đó nhanh chóng sẽ bị “đào thải” khỏi thị trường hàng hóa.

Đồng cảm là bước đầu trong quy trình design thinking

Đồng cảm là bước đầu trong quy trình design thinking

Các nhà kinh doanh phải tự đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để thấy rõ được những thiếu sót, bằng cách tự trải nghiệm sản phẩm. Tiếp đến là trưng cầu những ý kiến, những cảm nhận của khách hàng về những gì đã hài lòng hay chưa hài lòng về sản phẩm. Từ đó biết được khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, mong muốn thay đổi cải tiến từ vấn đề đó là gì.

Đồng cảm là một bước rất quan trọng trong tư duy thiết kế, giúp bạn gạt bỏ những giả thuyết cá nhân đưa ra cũng như có được cái nhìn sâu sắc từ phía khách hàng về mong muốn kỳ vọng của họ đối với doanh nghiệp. Bạn có thể áp dụng phương pháp 5-Whys - Đặt ra 5 câu hỏi "Tại sao" liên tiếp nhau để thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng.

Bước 2: Xác định vấn đề

Trong bước này của quy trình design thinking, những thông tin thu thập được từ khách hàng ở bước đồng cảm cộng với những phân tích đã được các nhà kinh doanh quan sát được sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra mấu chốt vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh.

Tất cả các vấn đề cần được giải quyết và kiểm soát bằng hệ thống sơ đồ hóa, từ sơ đồ này có thể hình dung một cách thuận tiện hơn. Công cụ hỗ trợ ở bước này được gợi ý đó là Fishbone Diagram - sơ đồ xương cá, một biến thể của mindmap rất hữu ích trong giải quyết vấn đề giúp doanh nghiệp đi đúng hướng tránh được sự nhầm lẫn trong cả quá trình.

Sử dụng công cụ Fishbone diagram để giải quyết vấn đề

Sử dụng công cụ Fishbone diagram để giải quyết vấn đề

Bước 3: Lên ý tưởng

Đây được coi là lúc kĩ năng brainstorming được phát huy hiệu lực cao nhất. Giờ đây các công sự (partner) thỏa sức sáng tạo những ý tưởng của họ, không giới hạn về số lượng ý tưởng được đưa ra. Mỗi thành viên đều được khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, tìm kiếm các giải pháp mới mẻ, phù hợp, sáng tạo đã xác định ở bước thứ hai.

Tuy nhiên việc thỏa sức đưa ra các ý kiến thảo luận chỉ được phép diễn ra trước khi bước sang giai đoạn mới – đánh giá kết quả lọc ra những ý tưởng tối ưu nhất. Vì thế, nó cần đảm bảo những yếu tố sau đây: 

  • Giới thiệu cho mọi người nắm chắc các thông tin cốt lõi từ mô hình xương cá đã xây dựng. 
  • Thông báo cho mọi người quy luật không phát xét bất kì ý tưởng nào. 
  • Thể hiện mọi ý tưởng trong đầu ra giấy.
  • Tiến hành thảo luận tự do để chọn ra những ý tưởng tối ưu. 
  • Gạt bỏ các ý tưởng gây tranh cãi

 

Bước tiếp theo trong quy trình design thinking đó là lên ý tưởng

Bước tiếp theo trong quy trình design thinking đó là lên ý tưởng

Bước 4: Xây dựng các mẫu

Nhằm loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu để thay đổi hạn chế, đưa ra những phương án thích hợp nhất cho những ý tưởng có tính khả thi cao.

Giai đoạn này là giai đoạn các doanh nghiệp cho ra mắt những mẫu thử nghiệm để đánh giá hiệu quả mang lại từ ý tưởng đề xuất có phù hợp với thị trường hiện tại hay không.

Việc rút kinh nghiệm ở bước xây dựng mẫu là cần thiết, các doanh nghiệp sẽ nhìn ra các hạn chế của vấn đề đang mắc phải rõ hơn từ đó không ngừng đề xuất những ý tưởng cải tiến dựa trên những lỗ hổng đang gặp phải giúp cho quá trình sản xuất của sản phẩm được hoàn chỉnh hơn.

Bước 5: Thử nghiệm

Thử nghiệm (Test) là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình của design thinking, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Giai đoạn này các nhà kinh doanh cần liên tục thử nghiệm dựa trên những ý tưởng đề xuất của bước xây dựng mẫu, đồng thời ghi nhận tiếp thu những phản hồi từ mỗi quá trình thử nghiệm đối với người dùng

Thử nghiệm là bước quan trọng trong quy trình Design Thinking

Thử nghiệm là bước quan trọng trong quy trình Design Thinking

Từ đó có thêm nhiều kiến thức bài học làm tiền đề nền tảng để có thể sản xuất ra những sản phẩm cải tiến hơn.

Các giải pháp đưa ra cần có “tầm nhìn xa trông rộng”, bám sát tình hình phát triển không thể là đề xuất có tính tức thời không có khả năng mang lại lợi ích lâu dài để đưa ra các sản phẩm thực sự chất lượng đáp ứng được kỳ vọng người tiêu dùng. 

Bizfly đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về khái niệm design thinking là gì cũng như quá trình thực hiện tư duy thiết kế (design thinking). Hi vọng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn tốt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm khẳng định thương hiệu giúp phát triển doanh nghiệp phù hợp với xu thế hiện đại. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly