Danh sách đen - Email Blacklist có ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến dịch email marketing của doanh nghiệp. Vậy Email Blacklist là gì? Làm thế nào để kiểm tra xem email có bị rơi vào danh sách đen hay không? Cách để khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Bizfly.
Danh sách đen - Email Blacklist là một tập hợp các địa chỉ IP và tên miền (domain) đã bị xác định là có hành vi gửi thư rác (spam). Thông tin về danh sách đen email là dữ liệu liên tục được cập nhật theo thời gian thực.
Các hệ thống email thường sử dụng danh sách đen (Blacklist) để lọc ra các email không mong muốn hoặc có thể là spam đến máy chủ trước khi đưa vào hộp thư đến của người dùng. Sau đó, các máy chủ này sẽ từ chối/chặn các email đến từ những địa chỉ xấu hoặc phân loại thư vào mục rác/spam.
Có 2 loại danh sách đen (Blacklist) chính mà bạn cần quan tâm:
Khi bạn gửi email, email sẽ được chuyển đến ISP của người nhận. ISP sẽ kiểm tra để xác nhận xem địa chỉ IP của bạn có nằm trong bất kỳ danh sách đen nào hay không. Có đến 85% email được gửi đi mỗi ngày đều bị coi là thư rác. Do đó, các danh sách đen ra đời để ngăn chặn số lượng lớn thư không mong muốn này đến được hộp thư đến của người dùng.
Nếu không nằm trong danh sách đen, thư sẽ được chấp nhận và tiếp tục chuyển đến hộp thư đến của người nhận.
Ngược lại, nếu địa chỉ IP của người gửi nằm trong danh sách đen, thư sẽ ngay lập tức bị giữ lại và không được chuyển đến hộp thư của người nhận. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận khách hàng và làm giảm hiệu quả của chiến dịch email marketing.
Tất cả các tiêu chí để đưa một email vào danh sách đen đều dựa trên chính sách của ISP. Các ISP lớn thường xây dựng danh sách đen riêng của họ. Tuy nhiên, nhiều ISP sử dụng các danh sách đen công khai do các công ty chuyên trong lĩnh vực này điều hành. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản xây dựng danh sách đen của ISP mà bạn cần lưu ý như:
Để kiểm tra xem một địa chỉ email hoặc tên miền có nằm trong danh sách đen Email Blacklist hay không. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như MXToolbox, BarracudaCentral, Spamhaus hay các công cụ tương tự.
Các công cụ sẽ quét và kiểm tra các danh sách đen của các nhà cung cấp dịch vụ email và các công ty bảo mật email. Từ đó xác định xem địa chỉ email hoặc tên miền có nằm trong danh sách đen hay không.
Ngoài ra, bạn có thể tự kiểm tra danh sách đen Email Blacklist bằng các bước sau:
Gmail sử dụng các thuật toán thông minh để quét các email chứa các ngôn ngữ liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi,... Hệ thống lọc này là lý do phổ biến nhất khiến email bạn gửi đến bị chuyển hướng đến thư mục Spam hoặc Quảng cáo. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân khác khiến email của doanh nghiệp bị rơi vào danh sách đen Email Blacklist, cụ thể:
Nếu email doanh nghiệp của bạn bị các dịch vụ như Google, Spamhaus, Hotmail,… đưa vào danh sách đen. Điều này có thể khiến uy tín của công ty bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tên miền bị đưa vào danh sách đen sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của trang web và bị các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chặn lại.
Để kháng nghị với Gmail, bạn cần truy cập vào “Hướng dẫn gửi email hàng loạt” (Bulk Email Sender Guidelines) trong mục báo cáo của Gmail. Tại đây, bạn sẽ khai báo một số thông tin về vấn đề mà bạn gặp phải.
Tuy nhiên, nếu đã xác nhận chắc chắn rằng bạn đã bị chặn IP. Bạn có thể bỏ qua bước trên và truy cập trực tiếp vào “liên kết sau” để báo cáo sự cố cho quản trị viên Gmail. Sau đó, cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và chờ kết quả.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ chống spam như SpamAssassin, SpamTitan hay MailCleaner để giúp ngăn chặn các email không mong muốn và giảm khả năng bị đưa vào danh sách đen.
Email bị đưa vào blacklist có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm khả năng tiếp thị của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo email của doanh nghiệp không bị đưa vào danh sách đen Email Blacklist. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Nếu tên miền của bạn không hoạt động hoặc có nội dung vi phạm chính sách, thì Gmail sẽ thêm tên miền này vào danh sách cảnh báo. Do đó, tài khoản Gmail có thể bị tạm ngưng cho đến khi bạn xóa tên miền khỏi danh sách cảnh báo. Bạn có thể kiểm tra tên miền của mình bằng các bước sau:
Đảm bảo IP gửi email của bạn không nằm trong danh sách đen của các tổ chức thống kê Blacklist. Nếu có, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ email của bạn để được trợ giúp xóa IP khỏi danh sách đen.
Một số yếu tố có thể khiến email của bạn dễ bị coi là spam, bao gồm:
Nếu email của bạn bị rơi vào mục spam của Gmail, hãy nhấp vào báo cáo "Báo cáo không phải thư rác" (Report not spam) để bộ lọc của Gmail xem xét lại trong vòng 7-14 ngày.
Danh sách đen Email Blacklist là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực email marketing. Việc hiểu rõ về danh sách đen này và cách kiểm tra blacklist domain là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động email marketing của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp về chủ đề này, hãy liên hệ ngay với Bizfly để được giải đáp ngay nhé!
Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động