Sender Score là gì? 5 cách cải thiện Sender Score cho chiến dịch email marketing

Lê Khắc Thịnh 25/03/2024

“Sender Score là gì?” có lẽ không còn là thuật ngữ quá xa lạ với các marketer. Đây là điểm số phản ánh độ tin cậy của email doanh nghiệp. Điểm số càng cao thì bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận tệp khách hàng mục tiêu của mình. Qua bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn khám phá thêm thông tin về Sender Score để có một chiến dịch marketing thành công nhé!

Sender Score là gì?

Sender Score là một dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Return Path. Đây là chỉ số đánh giá uy tín của bạn dựa trên email được gửi đi. Nếu bạn thường xuyên gửi email rác, điểm số này sẽ ở mức thấp. Ngược lại, việc gửi email chất lượng cao, hướng đến đúng đối tượng người nhận sẽ giúp tăng điểm số của bạn. 

Hiện tại, khả năng gửi email cho khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, Return Path báo cáo rằng có đến 83% trường hợp email không được gửi đến hộp thư người nhận là do uy tín người gửi kém.

Sender Score càng cao thì Microsoft, Gmail và Yahoo sẽ càng tin tưởng hơn vào nội dung bạn gửi. Nhờ đó, các doanh nghiệp hoặc cá nhân khi gửi email sẽ giảm thiểu khả năng bị xếp vào hòm thư rác hoặc đưa vào danh sách đen. 

Sender Score là gì?
Sender score là chỉ số đánh giá uy tín dựa trên email được gửi đi

Tầm quan trọng của Sender Score

Sau khi tìm hiểu Sender Score là gì, nhiều bạn sẽ thắc mắc về tầm quan trọng của điểm số này. Theo Return Path, Sender Score cung cấp các chỉ số quan trọng về:

  • Tỷ lệ khiếu nại: Phản ánh số lượng người dùng đánh dấu email của bạn là spam.
  • Tỷ lệ người dùng không xác định: Tần suất người dùng bỏ qua email của bạn mà không tương tác.
  • Tỉ lệ spam: Số lượng email bị đánh dấu spam.

Sender Score từ 90 trở lên cho thấy email của bạn có tỷ lệ khiếu nại dưới 1%, tỷ lệ người dùng không xác định khoảng 1% và chỉ có 0,36% email gắn mác spam. Ngược lại, điểm người gửi từ 10 trở xuống thường đi kèm với tỷ lệ phàn nàn cao là 7,4%, tỷ lệ người dùng không xác định tăng lên 7% và 7,53% tỷ lệ email bị đánh dấu là thư rác.

Điểm số cao sẽ ít có khả năng được xem là spam và không bị đưa vào danh sách đen. Cụ thể, khi vào blacklist, mọi email từ địa chỉ của bạn sẽ tự động bị chặn. Điều này có thể gây ra thiệt hại lớn cho danh tiếng và hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Vì vậy, để các chiến dịch được triển khai mang lại hiệu quả cao bạn nên nắm được điểm số của doanh nghiệp mình, từ đó có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời nếu Sender Score thấp.

Cách xem chỉ số Sender Score

Sau khi tìm hiểu Sender Score là gì, bạn cần hiểu rõ về cách tính và công cụ xem điểm số này. Cùng khám phá ngay nhé!

Sender Score được tính thế nào?

Để xác định Sender Score của bạn, Return Path sẽ thu thập dữ liệu từ hơn 60 triệu hộp thư tại các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) hàng đầu như BellSouth và Comcast. Quá trình này bao gồm việc theo dõi tần suất người dùng hủy đăng ký hoặc đánh dấu email là thư rác. Sau đó, Return Path sẽ dựa trên sự quan sát này để đưa ra số điểm cuối cùng. 

Theo Hubspot, điểm số này thường được đo lường trên một thang điểm từ 0 đến 100. Trong đó, điểm số cao (100 - 80) cho thấy email của bạn có chất lượng tốt và sẽ được gửi đến hộp thư người nhận mà không bị coi là spam. Ngược lại, điểm số thấp dưới 70 tiết lộ email của bạn có khả năng cao bị chặn hoặc đánh dấu là spam.

Sender Score được tính thế nào?
Return Path sẽ thu thập dữ liệu từ hơn 60 triệu hộp thư để cho ra điểm

Công cụ xem Sender Score

Bên cạnh website chính thức của Return Path, doanh nghiệp có thể sử dụng một công cụ khác để phân tích mức độ uy tín của email trong việc gửi thư. Các công cụ này là: 

  • Google Postmaster Tools: Công cụ này giúp người gửi có thể theo dõi tên miền, IP cũng như các sự cố trong quá trình gửi email hàng loạt.
  • SenderScore.org: Đây là website do Validity cung cấp. Nhờ vào trang web này, bạn có thể đánh giá điểm người gửi trong khoảng từ 0 đến 100 dựa trên dữ liệu trung bình của 30 ngày liên tục. Đồng thời, trang web cũng so sánh vị trí địa chỉ IP của bạn với những địa chỉ IP khác để cho ra kết quả chính xác.
  • BarracudaCentral: Barracuda Networks cung cấp dịch vụ kiểm tra uy tín cho cả địa chỉ IP và tên miền. Đây là cơ sở dữ liệu cập nhật theo thời gian thực tế các địa chỉ IP được xác định là có uy tín “xấu” hoặc “tốt”.
Cách xem chỉ số Sender Score
Nếu cần kiểm tra Sender Score, bạn hãy truy cập website Return Path 

Cách cải thiện Sender Score hiệu quả

Nhiều doanh nghiệp thường thắc mắc, nếu điểm số thấp thì cách cải thiện Sender Score là gì để mang lại hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để tăng điểm người gửi.

Xác thực người gửi

Việc xác thực email người gửi sẽ giúp bạn tránh bị hiểu nhầm là mạo danh. Hiện nay, 3 phương thức xác thực người gửi phổ biến mà bạn có thể tham khảo là SPF, DKIM và DMARC. Các tiêu chuẩn này hỗ trợ bạn chứng minh với ISP và các Email Server qua một số thông tin sau:

  • Bạn chính thức được phê duyệt để sử dụng một domain nhất định cho việc gửi thư.
  • Đây là cách để xác định email server nào đang được gửi qua miền email của bạn. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các hành vi lừa đảo và giả mạo.
Cách cải thiện Sender Score hiệu quả
Bạn cần xác thực tài khoản người gửi

Tạo subdomain

Thiết lập các subdomain riêng lẻ cho từng mục đích gửi email khác nhau là một phương pháp hiệu quả. Cách này giúp phân biệt rõ ràng giữa email marketing và email giao dịch thông qua việc sử dụng các tài khoản khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và theo dõi hiệu suất, đồng thời, cách thức này cũng hỗ trợ:

  • Lên lịch cho các chiến dịch email tiếp thị
  • Đo lường tần suất của các email giao dịch được kích hoạt
  • Xác định các loại email giao dịch đang hoạt động
  • Phân loại và theo dõi các chiến dịch email tiếp thị khác nhau,...
Cách cải thiện Sender Score hiệu quả
Thiết lập các subdomain riêng lẻ cho từng mục đích gửi email

Ngoài ra, tạo miền phụ không chỉ giúp tối ưu hóa việc quản lý chiến dịch mà còn đảm bảo hiệu suất khi gửi của email này không bị ảnh hưởng bởi email khác. Lợi ích này giúp doanh nghiệp phân phối email được ổn định và hiệu quả hơn.

Thử nghiệm A/B kết hợp cá nhân hoá

Áp dụng thử nghiệm A/B cùng việc cá nhân hóa có thể nâng cao điểm Sender Score. Bạn có thể thực hiện so sánh giữa các phiên bản email khác nhau và tinh chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Ví dụ, mỗi email sẽ có nội dung dựa trên sở thích, thói quen, nhu cầu của từng người đọc,...

Cách cải thiện Sender Score hiệu quả
Bạn có thể áp dụng thử nghiệm A/B cùng việc cá nhân hóa

Theo dõi chỉ số

Phần lớn, người đọc sẽ cảm thấy thích thú với những email có thiết kế đẹp mắt. Chính vì thế, bên cạnh nội dung bạn nên trau chuốt về mặt hình ảnh để tăng tương tác của người dùng. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng nên theo dõi các chỉ số sau để đánh giá mức độ hứng thú với email của người đọc như:

  • Tỷ lệ mở (Open rate): Phần trăm người nhận mở email từ các chiến dịch của bạn.
  • Tỷ lệ nhấp (CTR): Phần trăm người nhận nhấp vào liên kết hoặc nút kêu gọi hành động trong email.
  • Tỷ lệ khiếu nại (Complaint rate): Phần trăm người nhận đánh dấu email của bạn là spam, lừa đảo hoặc chặn các email gửi từ chiến dịch của bạn.
  • Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe): Phần trăm người nhận chọn không tiếp tục nhận email từ bạn sau một chiến dịch cụ thể.

Thông qua việc đánh giá chỉ số của chiến dịch, doanh nghiệp có thể hiểu thêm về insights của khách hàng. Ví dụ, tỷ lệ mở nhấp hoặc mở thư cao cho thấy thông điệp của bạn được tiếp nhận. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang người mua hàng qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng,...

Ngược lại, tỷ lệ khiếu nại hoặc huỷ đăng ký cao là một cảnh báo dành cho doanh nghiệp. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy nội dung email không phù hợp hoặc không đáp ứng được mong đợi của người nhận. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi các chỉ số để cải thiện Sender Score trong chiến dịch email marketing là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp.

Làm sạch danh sách email

Theo Callio, cơ sở dữ liệu email marketing thường suy giảm với tỷ lệ khoảng 22,5% hàng năm. Điều này xảy ra phần lớn do khi người dùng chuyển việc, họ thường đổi nhà cung cấp dịch vụ internet và các địa chỉ email cũ. Do đó, bạn nên lọc danh sách email định kỳ để tránh gửi thư đến các tài khoản không còn sử dụng. 

Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ sử dụng các địa chỉ email này làm bẫy để phát hiện thư rác. Chính vì thế, bạn nên cập nhật list email thường xuyên để tăng tương tác và tránh giảm Sender Score trong mỗi chiến dịch email marketing của mình.

Cách cải thiện Sender Score hiệu quả
Bạn nên lọc danh sách email định kỳ

Sử dụng dữ liệu nhân khẩu học để tăng Sender Score

Việc áp dụng dữ liệu nhân khẩu học trong chiến lược email marketing có thể góp phần nâng cao Sender Score. Bằng cách phân tích và sử dụng thông tin như tuổi, giới tính, địa lý và sở thích của người nhận, bạn có thể cá nhân hóa nội dung email sao cho phù hợp nhất với từng nhóm khách hàng cụ thể. 

Trong chiến lược email marketing, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) sẽ giúp bạn thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả. Khi kết hợp dữ liệu nhân khẩu học vào chiến lược này, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng cá nhân hóa nội dung email để phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả thì có thể tham khảo BizCRM. Với khả năng thu thập dữ liệu khách hàng đa kênh, phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tổng hợp và phân tích thông tin nhân khẩu học của từng đối tượng.

Đồng thời, BizCRM cũng phân loại khách hàng theo các tiêu chí cụ thể như độ tuổi, giới tính, địa lý để tối ưu hóa chiến dịch email marketing. Điều này không chỉ làm tăng khả năng tiếp cận và tương tác với thương hiệu mà còn nâng cao Sender Score.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Sender Score là gì và cách cải thiện điểm người gửi hiệu quả. Trong quá trình thực hiện chiến dịch email marketing, doanh nghiệp nên theo dõi và đánh giá chỉ số này thường xuyên để thu hút thêm nhiều khách hàng. Bizfly hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các marketer nhé.

Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly