Headless CMS: Giải pháp vượt trội trong quản lý nội dung

Nguyễn Hữu Dũng 28/09/2023

Sự bùng nổ của Headless CMS đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm và trở thành một xu hướng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp. Nhưng Headless CMS thực sự là gì? Và nó khác biệt như thế nào so với Traditional CMS? Hãy cùng Bizfly khám phá điều này qua bài viết dưới đây.

Headless CMS là gì?

Headless CMS là một loại CMS (hệ thống quản trị nội dung) không có giao diện trực tiếp cho người dùng như trình quản trị nội dung web. Headless CMS tập trung vào việc lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu nội dung mà không liên quan chặt chẽ đến việc hiển thị nội dung như các phần mềm quản lý nội dung trên website thông thường.

Nó không cung cấp giao diện dựng sẵn cho trang web, mà thay vào đó cung cấp API (một loạt các quy tắc và giao thức để hệ thống có thể chia sẻ thông tin, kết nối với nhau) cho phép các lập trình viên xây dựng phần giao diện (frontend) riêng.

Headless CMS là một hệ thống chỉ tập trung vào quản lý nội dung phần back-end

Headless CMS là một hệ thống chỉ tập trung vào quản lý nội dung phần back-end

Sự kết hợp giữa Headless CMS và tận dụng ưu điểm của Framework phát triển cho trang web và ứng dụng mang lại sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý và hiển thị nội dung đa nền tảng. Điều này giúp nhà phát triển tận dụng tối đa khả năng linh hoạt của Framework và quản lý nội dung hiệu quả bằng Headless CMS, tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo và đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng trên nhiều thiết bị và nền tảng.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng hệ thống Headless CMS

Ưu điểm mà Headless CMS sở hữu

Một số ưu điểm mà Headless CMS sở hữu:

  • Khả năng tùy chỉnh: Headless CMS cho phép phát triển frontend sử dụng bất kỳ công nghệ hoặc framework nào mà họ chọn. Điều này giúp họ có quyền kiểm soát hoàn toàn quá trình phát triển giao diện người dùng và tùy chỉnh nó theo nhu cầu cụ thể của dự án.
  • Phân phối nội dung đa kênh: Khả năng phân phối nội dung qua API cho phép nội dung của doanh nghiệp xuất hiện trên nhiều nền tảng và kênh khác nhau một cách dễ dàng. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm người dùng nhất quán trên các thiết bị và môi trường khác nhau.
  • Tích hợp dễ dàng: Với API, Headless CMS có thể tích hợp dễ dàng vào các công cụ và nền tảng khác, giúp tái sử dụng nội dung trên nhiều kênh mà không cần tạo lại nội dung. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp của doanh nghiệp.
  • Hiệu suất và tốc độ: Do không bao gồm các thành phần giao diện người dùng không cần thiết, Headless CMS có thể cung cấp hiệu suất tốt hơn và tốc độ nhanh hơn trong việc truy cập dữ liệu.
  • Phát triển độc lập: Front-end và back-end có thể phát triển độc lập, cho phép các đội phát triển tập trung vào chuyên môn của họ mà không cần phụ thuộc vào nhau. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì tính cập nhật, dễ dàng thích nghi với các công nghệ và nền tảng mới.
  • Khả năng mở rộng: Headless CMS hỗ trợ việc mở rộng thông qua các API, cho phép doanh nghiệp mở rộng chức năng và tính năng một cách dễ dàng.

Headless CMS mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động quản lý nội dung của doanh nghiệp

Headless CMS mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động quản lý nội dung của doanh nghiệp

Nhược điểm khi sử dụng Headless CMS

Việc sử dụng Headless CMS cung cấp nhiều lợi ích vượt trội, nhưng cũng đi kèm với những thách thức về kỹ thuật và quản lý: 

  • Yêu cầu kỹ thuật: Việc quản lý nội dung trong mô hình Headless CMS đòi hỏi kiến thức về việc sử dụng API và tích hợp với các ứng dụng khác. Điều này có thể làm cho việc sử dụng Headless CMS trở nên phức tạp hơn đối với người dùng không kỹ thuật.
  • Yêu cầu phát triển thêm: Với Headless CMS, doanh nghiệp cần phát triển một giao diện người dùng riêng cho ứng dụng hoặc trang web của mình, đòi hỏi thời gian và công sức hơn so với việc sử dụng một CMS truyền thống có sẵn giao diện người dùng.
  • Khả năng quản lý nội dung: Mô hình Headless CMS đòi hỏi một quy trình tốt hơn để quản lý cấu trúc và sự nhất quán trong nội dung. Nếu không có quy tắc rõ ràng và kiểm soát, có thể dẫn đến sự phức tạp và khả năng quản lý kém.
  • Chi phí cao hơn trong một số trường hợp: Một số hệ thống Headless CMS có thể đòi hỏi mức phí cao hơn so với các CMS truyền thống hoặc các giải pháp tùy chỉnh. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào loại dự án và nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.

Việc sử dụng Headless CMS đi kèm với những thách thức về kỹ thuật và quản lý

Việc sử dụng Headless CMS đi kèm với những thách thức về kỹ thuật và quản lý

Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS

Xu hướng phát triển tối ưu của Headless CMS dần thay thế cho Traditional CMS, sự khác biệt chính giữa Headless CMS (CMS không có giao diện người dùng trực tiếp) và Traditional CMS (CMS truyền thống) nằm ở cách chúng quản lý và cung cấp nội dung. Dưới đây là một số điểm quan trọng để so sánh hai loại này:

Giao diện người dùng

Traditional CMS cung cấp giao diện người dùng đồ họa cho việc tạo, chỉnh sửa và quản lý nội dung. Nội dung thường được hiển thị dựa trên các mẫu và trang web được xây dựng sẵn.

Headless CMS thì không cung cấp giao diện người dùng để hiển thị nội dung. Thay vào đó, nó cung cấp dữ liệu nội dung thông qua API để sử dụng trên nhiều nền tảng và kênh khác nhau.

Khả năng linh hoạt

Traditional CMS: CMS truyền thống thường có cấu trúc cố định và đòi hỏi sử dụng các mẫu cụ thể. Điều này có thể làm cho việc thay đổi giao diện hoặc triển khai nội dung trên các nền tảng khác nhau khó khăn hơn.

Headless CMS cung cấp tính linh hoạt cao nhờ sự tách biệt nội dung với giao diện người dùng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu nội dung trên bất kỳ ứng dụng hoặc thiết bị nào, tăng cường tối ưu hóa việc triển khai trên nhiều kênh.

Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS

Sự khác biệt giữa Headless CMS và Traditional CMS

Hiệu suất và tốc độ

Do Traditional CMS vừa phải xử lý việc quản lý nội dung vừa đảm nhiệm việc hiển thị nên có thể làm cho ứng dụng hoặc website chậm hơn do phải xử lý nhiều yêu cầu.

Headless CMS thì lại chỉ tập trung vào việc quản lý dữ liệu nội dung mà không cần xử lý việc hiển thị nên nó có thể cung cấp hiệu suất tốt hơn và tốc độ nhanh hơn.

Phát triển độc lập

Traditional CMS thường đòi hỏi front-end và back-end phải phát triển song song và phụ thuộc vào nhau để tạo ra giao diện người dùng. Ngược lại, Headless CMS cho phép front-end và back-end phát triển độc lập với nhau, vì dữ liệu nội dung của hệ thống này được truy cập thông qua API.

Doanh nghiệp nên dùng Headless CMS trong các trường hợp nào?

Thực tế hiện nay, với những lợi ích mà Headless CMS đem lại thì số lượng trường hợp sử dụng phần mềm này là rất nhiều.

  • Website: Khi xây dựng website, đặc biệt là sử dụng các khung công nghệ như VueJS/Nuxt.js hoặc các công cụ tạo trang web tĩnh như Gatsby, sử dụng Headless CMS sẽ giúp bạn tạo ra các website hiệu suất cao và phức tạp hơn.
  • Nền tảng thương mại điện tử: Quản lý nền tảng thương mại điện tử đòi hỏi sự đầu tư lớn về nội dung. Headless CMS có thể giúp tập trung và phân phối nội dung trên nhiều kênh khác nhau, giúp sản phẩm trở nên hiệu quả và có mặt trên toàn bộ các nền tảng.
  • Phát triển ứng dụng di động: Đối với ứng dụng di động cho các nền tảng iOS, Android và Windows Phone, Headless CMS có lợi thế trong việc cung cấp trải nghiệm tùy chỉnh dựa trên dữ liệu và hành vi của người dùng trong ứng dụng.
  • AR/VR: Cả thực tế ảo (VR) và thực tế ảo mở rộng (AR) là các công nghệ mới nổi, và cả hai đều được hỗ trợ tốt bởi Headless CMS nhờ khả năng cung cấp kho lưu trữ nội dung để cung cấp trải nghiệm và tích hợp với các công cụ AR như Unreal Engine.

Tuy nhiên, quyết định sử dụng Headless CMS hay không nên dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, phạm vi dự án, và kiến thức kỹ thuật của đội ngũ phát triển. Headless CMS thường phù hợp cho những dự án phức tạp, đa kênh và đa nền tảng. Còn đối với các dự án đơn giản hơn hoặc cho những người không có kỹ thuật cao thì CMS truyền thống có thể sẽ phù hợp hơn.

Số lượng trường hợp sử dụng phần mềm Headless CMS ngày càng nhiều

Số lượng trường hợp sử dụng phần mềm Headless CMS ngày càng nhiều

Lưu ý khi lựa chọn Headless CMS phù hợp

Để lựa chọn một hệ thống Headless CMS phù hợp, doanh nghiệp nên tuân theo các nguyên tắc và lưu ý sau đây:

  • Xác định chính xác nhu cầu: Bắt đầu bằng việc xác định rõ những gì doanh nghiệp đang tìm kiếm trong một hệ thống. Lập danh sách các yêu cầu, tính năng cần thiết và quan tâm đến những đặc điểm nào sẽ giúp hệ thống Headless CMS hoạt động hiệu quả hơn.
  • Dễ sử dụng cho tất cả các thành viên: Đảm bảo rằng hệ thống dễ sử dụng cho tất cả các thành viên trong đội, bao gồm cả những người không có kỹ thuật cao. Sự đơn giản trong việc tạo và quản lý nội dung là rất quan trọng.
  • Bảo mật dữ liệu: Quan tâm đến các biện pháp bảo mật mà hệ thống sử dụng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp. 
  • Đánh giá từ người dùng thực tế: Sử dụng tài liệu và đánh giá từ người dùng thực tế để hiểu cách họ thấy nhu cầu của họ được đáp ứng và các vấn đề được giải quyết bởi nhà cung cấp cụ thể.  
  • Gặp gỡ nhà cung cấp: Liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp Headless CMS mà doanh nghiệp đang quan tâm. Đó là một trong những cách trực tiếp để có được thông tin doanh nghiệp đang tìm kiếm và có cái nhìn về cách họ hỗ trợ khách hàng. 
  • Thử nghiệm: Các bản demo và phiên dùng thử là cần thiết để doanh nghiệp có thể trải nghiệm thực tế và đánh giá các tính năng xem phần mềm Headless CMS có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Những lưu ý để lựa chọn Headless CMS phù hợp với doanh nghiệp

Những lưu ý để lựa chọn Headless CMS phù hợp với doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm: Hệ quản trị nội dung Drupal - Công cụ phát triển blog và TMĐT mạnh mẽ

Tóm lại, Headless CMS là một giải pháp quản lý nội dung mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong thời đại số. Nó cung cấp khả năng vượt trội để quản lý nội dung hiệu quả, tối ưu hóa việc phân phối và linh hoạt thích ứng với xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng. Để tìm hiểu rõ hơn về phần mềm này, hãy truy cập ngay website hoặc fanpage của Bizfly.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly