Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa lãnh đạo và quản lý. Vậy lãnh đạo là gì? Đây là vị trí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hình và phát triển tổ chức. Vì vậy, các nhà lãnh đạo đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vị trí này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bizfly nhé!
Lãnh đạo (leadership) là khả năng ảnh hưởng, truyền cảm hứng cũng như dẫn dắt một tổ chức hay đội ngũ thực hiện các hành động cụ thể nhằm hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đặt ra.
Khái niệm lãnh đạo thường gắn liền với chức danh, cấp bậc của một người trong hệ thống phân cấp. Các nhà lãnh đạo có ở mọi khía cạnh của xã hội như: Kinh doanh, chính trị, tôn giáo, tổ chức xã hội và cộng đồng.
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo là người đưa ra quyết định mang tính quyết định. Họ sẽ đưa ra tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được. Đồng thời dẫn dắt, cung cấp công cụ cần thiết cho đội ngũ của mình để họ đạt được mục tiêu đề ra.
Trong doanh nghiệp, vai trò của lãnh đạo là rất quan trọng. Vị trí này đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, từ hoạch định chiến lược, sắp xếp cơ cấu tổ chức đến truyền cảm hứng cho nhân viên.
Tầm nhìn của một lãnh đạo thường là dài hạn. Lãnh đạo không chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn mà còn quan tâm đến tương lai của tổ chức. Bạn cần có khả năng nhìn xa trông rộng, đánh giá được xu hướng thị trường và dự đoán được những thách thức tiềm ẩn trong thị trường.
Người lãnh đạo cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả, không chỉ để truyền đạt thông tin mà còn để truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên. Điều này giúp tăng cường hiệu suất công việc và giúp nhân viên tin tường, cam kết gắn bó với tổ chức hơn.
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó người lãnh đạo cần có tầm nhìn, phương hướng phát triển và chiến lược kinh doanh rõ ràng.
Để lãnh đạo hiệu quả người đứng đầu cũng cần khả năng đọc vị và tận dụng tốt nguồn nhân lực. Họ có khả năng nhìn thấu bên trong mỗi người để tìm ra những mảnh ghép phù hợp nhất cho đội ngũ. Sau khi trực tiếp tuyển dụng ứng viên, các nhà lãnh đạo thường tự mình huấn luyện và giữ chân những người tài nhất về với đội ngũ của mình.
Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp không thể tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn trong cơ cấu doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo trong kinh doanh cần thường xuyên quan tâm đến hoạt động của tổ chức. Từ đó kịp thời phát hiện những bất cập, sai phạm và tiến hành điều chỉnh kịp thời.
Bằng cách này, các nhà lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc công bằng và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình mà còn xây dựng lòng tin với các bên liên quan.
Họ có trách nhiệm đại diện và chịu trách nhiệm về các quyết định và hành động của tổ chức. Nếu có bất kỳ sai phạm nào xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, lãnh đạo sẽ là những người đầu tiên bị điều tra và truy cứu.
Trong kinh doanh, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của tổ chức. Vì vậy, lãnh đạo cũng cần có các tố chất sau để điều hành tổ chức một cách hiệu quả:
Khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như của người khác giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định sáng suốt. Một người có EQ cao sẽ giúp xây dựng các mối quan hệ tích cực và truyền cảm hứng cho đội ngũ tốt hơn.
Tính kiên định, sức mạnh tinh thần và thái độ tích cực là những yếu tố cần thiết để nhà lãnh đạo. Bởi vì, nhà lãnh đạo cần phải vượt qua những thách thức, hoàn thành mục tiêu và đem đến thành công cho tổ chức.
Sự tự tin giúp nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định quyết đoán và luôn giữ sự bình tĩnh khi đối mặt với những thách thức.
Ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tài năng của nhà lãnh đạo còn bao hàm khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. Đồng thời đưa ra chiến lược hiệu quả để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Sự trung thực, liêm chính và đạo đức là yếu tố bắt buộc phải có ở nhà lãnh đạo. Chính trực không chỉ nâng cao uy tín cho người lãnh đạo mà còn tạo ra một môi trường làm việc công bằng, hiệu quả.
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? 10 kỹ năng lãnh đạo mà người dẫn đầu cần phải có
Trở thành một người lãnh đạo tốt không phải là điều dễ dàng. Điều này đòi hỏi bạn cần phải có những kỹ năng chuyên môn nhất định cũng những phẩm chất mạnh mẽ. Ngoài ra, còn những lưu ý sau giúp bạn trở thành một lãnh đạo xuất chúng:
Trong môi trường kinh doanh, có rất nhiều nhân viên đã nhầm lẫn giữa hai vị trí này. Thực tế, lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò trong việc định hình và phát triển tổ chức. Tuy nhiên hai vị trí này lại mang những đặc điểm riêng biệt và đòi hỏi những kỹ năng khác nhau.
Cụ thể, lãnh đạo thường tập trung vào việc định hình chiến lược và đề ra mục tiêu lâu dài giúp phát triển của tổ chức. Còn quản lý tập trung vào việc thúc đẩy thực hiện những mục tiêu đã được lãnh đạo giao cho. Do đó, để tổ chức tồn tại và phát triển bền vững, tổ chức cần sự kết hợp hài hòa giữa lãnh đạo và quản lý. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc công bằng và hiệu quả.
Qua bài viết trên, Bizfly đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lãnh đạo là gì? Có thể thấy , lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển của tổ chức. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vị trí này, hãy theo dõi chúng tôi để đón đọc thêm những bài viết khác nhé.