Hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đánh giá và đảm bảo kết quả công việc, Bizfly đã tổng hợp 10 mẫu KPIs Excel - Google Sheets mới nhất cho mọi phòng ban, bộ phận giúp doanh nghiệp tham khảo và ứng dụng trong đơn vị của mình.
Mỗi vị trí trong doanh nghiệp đều có các tiêu chí xây dựng chỉ số đo lường hiệu suất KPI riêng biệt, tùy thuộc vào vai trò của cá nhân đó. Với cấp quản lý, thường có khoảng 10-15 KPI được phân chia từ KPI chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó, những mẫu KPI này có thể được chia nhỏ và áp dụng cho các nhân viên cấp dưới.
Bất kì doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng mẫu KPI từ cấp quản lý cho đến nhân viên
Đối với KPI của bộ phận nhân viên, thường sẽ ít hơn so với KPI dành cho cấp quản lý và tập trung vào các chỉ số KPI chuyên môn. Những KPI này tập trung vào những nhiệm vụ và hoạt động cụ thể của bộ phận, đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tải mẫu KPI cho cấp quản lý và bộ phận nhân viên tại đây
Bộ phận kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp được xem là vị trí có vai trò chiến lược. Họ đảm nhận việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh số cho doanh nghiệp.
Bộ phận này cũng cung cấp thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định khi phát triển kinh doanh. Vì vậy, cần xác định KPIs cho phòng kinh doanh để đo lường hiệu suất của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp trước khi triển khai chiến lược mới về sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Mẫu KPI cho phòng kinh doanh
KPIs của phòng kinh doanh cần bám sát mục tiêu doanh thu, doanh số bán hàng, khách hàng mới, đơn hàng và các chỉ số khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tải mẫu KPI cho phòng kinh doanh tại đây
Bộ phận tiếp thị (marketing) là công cụ để duy trì và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. KPI cho bộ phận tiếp thị thường được sử dụng để đo lường tiến độ làm việc so với kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra.
KPI cho phòng Marketing bao gồm các chỉ số như: doanh số bán hàng, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, tỷ lệ tương tác trên các kênh truyền thông xã hội, đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị,...
Mẫu KPI cho bộ phận marketing
Tải mẫu KPI cho bộ phận marketing tại đây
Trong một doanh nghiệp, đội ngũ bán hàng (Sales) đóng vai trò quan trọng trong việc tương tác trực tiếp với khách hàng, góp phần mang lại doanh số. Một mẫu KPI chặt chẽ sẽ tạo động lực cho đội ngũ bán hàng, thúc đẩy họ làm việc theo mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời, mẫu KPI này cũng giúp doanh nghiệp theo dõi doanh số trong mỗi kỳ, tỷ lệ thu hút khách hàng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng, giá trị hợp đồng và nhiều chỉ số khác liên quan đến từng cá nhân, nhóm, điểm bán hàng, hoặc chi nhánh trong doanh nghiệp.
Mẫu KPI cho bộ phận sales
Tải mẫu KPI cho bộ phận Sales tại đây
Thông thường, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một cuộc đua đòi hỏi thời gian và công sức khá lớn của doanh nghiệp. Xây dựng KPI cho bộ phận SEO giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch và đạt được kết quả tốt trong công cụ tìm kiếm.
Bằng việc thiết lập chỉ số KPI SEO phù hợp, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ của các hoạt động SEO, từ đó thu hút được lượng truy cập tự nhiên đáng kể và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Mẫu KPI cho bộ phận SEO
Tải mẫu KPI cho bộ phận SEO tại đây
Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý các khía cạnh liên quan đến con người và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Công việc của họ bao gồm tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất lao động,... Tùy thuộc vào từng đơn vị, bộ phận nhân sự sẽ xác định các chỉ số KPI phù hợp.
Ví dụ, KPI cho bộ phận tuyển dụng có thể tập trung vào số lượng và chất lượng ứng viên được tuyển dụng, trong khi KPI cho bộ phận đào tạo có thể là đo lường hiệu quả của các khóa đào tạo.
Mẫu KPI cho phòng Hành chính nhân sự
Tải mẫu KPI cho phòng hành chính nhân sự tại đây
Phòng Tài chính Kế toán có trách nhiệm trong việc kiểm soát và theo dõi các vấn đề tài chính. Sử dụng KPI cho phòng ban này giúp các nhà quản lý phát hiện các vấn đề liên quan đến tài chính, giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục, không bị gián đoạn bởi thiếu hụt dòng tiền.
KPI trong lĩnh vực Tài chính có thể tập trung vào các yếu tố, bao gồm: hiệu suất tài chính, lợi nhuận, quản lý rủi ro, quản lý nguồn vốn, quản lý chi phí… Việc sử dụng KPI tạo điều kiện cho phòng Tài chính Kế toán tham gia vào quá trình lập kế hoạch và phát triển chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Mẫu KPI cho phòng Tài chính Kế toán
Tải mẫu KPI cho phòng Tài chính Kế toán tại đây
Quản lý kho là bộ phận quản lý, điều hành hoạt động kho hàng, từ việc nhập hàng vào kho, xuất hàng ra khỏi kho, đến việc thống kê và quản lý số liệu hàng tồn kho. Để đảm bảo hiệu quả quản lý kho, bộ phận này cần xác định các chỉ số KPI bao gồm: Kế hoạch quản lý kho, tỷ lệ hao hụt hàng hóa, tỷ lệ chi phí dự trữ, độ chính xác tồn kho, tỷ lệ thời gian xử lý đơn hàng,...
Với mẫu KPI này, bộ phận quản lý kho có thể đo lường và cải thiện hiệu suất làm việc. Đồng thời, đảm bảo hoạt động kho hàng diễn ra một cách hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Mẫu KPI cho bộ phận Quản lý kho
Tải mẫu KPI cho bộ phận quản lý kho tại đây
Quản lý dự án giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ, kiểm soát ngân sách và đạt được chất lượng cần thiết khi triển khai dự án. Để thực hiện công việc này hiệu quả, cấp quản lý cần thiết lập các chỉ số KPI có tính khoa học, giúp tăng cường năng suất làm việc của nhân viên và đảm bảo chất lượng nghiệm thu sản phẩm dự án.
Mẫu KPI cho quản lý dự án cần có các tiêu chí: Tiến độ dự án, ngân sách dự án, chất lượng sản phẩm, hiệu suất công việc, khả năng tương tác và giao tiếp giữa các thành viên trong dự án.
Mẫu KPI trong quản lý dự án
Qua việc theo dõi mẫu KPI này, cấp quản lý có thể đánh giá hiệu suất quản lý dự án, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc cũng như ngân sách dự án luôn được kiểm soát hiệu quả.
Tải mẫu KPI trong quản lý dự án tại đây
KPI cho doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cung cấp công cụ để đo lường, đánh giá và hoạch định các kế hoạch bán lẻ. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động buôn bán.
Mẫu KPI này sẽ bao gồm các tiêu chí: Doanh số bán hàng, lợi nhuận gộp, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tỷ lệ khách hàng trung thành, tỷ lệ hàng tồn kho,...
Mẫu KPI cho Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ có thể đánh giá, điều chỉnh và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Tải mẫu KPI cho doanh nghiệp bán lẻ tại đây
Trên đây là 10 mẫu KPIs - Google Sheets cho mọi phòng ban, bộ phận mà Bizfly chia sẻ đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của đơn vị. Việc ứng dụng KPIs đúng cách sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.