Những kiểu người trong hành trình mua hàng ngày càng phức tạp và độc đáo. Việc hiểu được họ chính là chìa khóa để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tốt hơn và nâng cao doanh số. Dưới đây là 9 kiểu người trong hành trình mua hàng được Bizfly tổng hợp lại, hãy cùng khám phá ngay nhé!
Yếu tố tác động đến quyết định mua của những người săn hàng giá rẻ là giá cả. Họ luôn tìm kiếm những “món hời” và sẵn sàng mua ngay khi thấy mức giá thích hợp. Họ đôi khi sẽ mua cả những thứ mà ngay từ đầu họ không cần.
Những người này thường không trung thành với một thương hiệu nhất định nhưng họ là kiểu khách hàng phổ biến nhất.
Một khảo sát của Statista năm 2020 cho thấy, 88% người mua hàng đã sử dụng mã giảm giá, 60% người mua trực tuyến cho biết việc giảm giá thậm chí còn trở nên quan trọng trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19.
Vậy làm thế nào để tiếp cận những người săn hàng giá rẻ?
Những người săn hàng giá rẻ có thể bỏ thời gian xem xét, so sánh giá cả và sẽ không mua cho đến khi họ tìm được mức giá tốt nhất có thể. Vì vậy, việc chạy các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá có thể là giải pháp tốt nhất để khiến họ cân nhắc thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, phương pháp này có hai nhược điểm chính:
Do đó, hãy cố gắng làm nổi bật những giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại và khiến cho người săn hàng giá rẻ cảm nhận được rằng họ sẽ tiết kiệm như thế nào khi mua sắm.
Những người mua hàng thông thạo là kiểu khách hàng phổ biến nhưng khó chuyển đổi nhất. Họ đọc mô tả, phản hồi, so sánh giá cả,... và chắc chắn nắm rõ những thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Nghiên cứu của Ngân hàng Bán lẻ GE Capital đã cho thấy, 81% người mua sắm sẽ tiến hành nghiên cứu trực tuyến trước khi quyết định mua.
Do đó họ biết chính xác những gì họ cần và có khả năng thỏa thuận tốt nhất. Điều này có thể khiến doanh nghiệp khó nhắm mục tiêu cũng như triển khai các chiến lược tiếp thị.
Làm thế nào để tiếp cận những người mua hàng thông thạo?
Xem thêm: Quy trình tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp
Những người mua hàng bốc đồng thường đưa ra quyết định nhanh chóng và có khả năng chuyển đổi cao. Đây là “giấc mơ” của mọi nhà tiếp thị vì họ không cần thuyết phục quá nhiều mà hành vi mua của nhóm này vẫn diễn ra dựa trên sự hài lòng ngay lập tức.
Khảo sát cho thấy, 52% thế hệ Millennials có khả năng mua sắm tùy hứng cao hơn các thế hệ khác. Một người sẽ thực hiện trung bình 3 lần mua ngoài kế hoạch trên 4 lần ghé thăm một cửa hàng.
Với hành vi mua bộc phát, nhóm người này sẽ không trung thành với một thương hiệu nhất định và cũng vì thế doanh nghiệp rất khó để nhắm chính xác mục tiêu tiếp thị.
Làm thế nào để tiếp cận những người mua hàng bốc đồng?
Những người mua này thường không chắc chắn và rất khó để xác định chính xác họ muốn gì. Điều này có thể do sự thiếu hụt thông tin về sản phẩm hoặc ngược lại, họ đang bị choáng ngợp bởi quá nhiều thông tin.
Làm thế nào để tiếp cận người mua thiếu quyết đoán?
Cách tiếp cận tốt nhất đó là tìm kiếm và khai thác những nhu cầu cụ thể của nhóm người này, từ đó, cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình mua dễ dàng hơn.
Nhóm khách hàng này thích nói chuyện và tán gẫu. Họ có nhiều khả năng tiết lộ chính xác những gì họ muốn, cung cấp ý kiến và suy nghĩ khi khám phá sản phẩm.
Việc nói chuyện và thảo luận cũng cho thấy những khách hàng này mong muốn sự đóng góp ý kiến của bạn và họ cần nó để đưa ra quyết định.
Đây những khách hàng nhiệt tình và khá dễ tiếp cận nhưng đôi khi bạn sẽ bị gián đoạn công việc bởi họ vì không có thời gian để chăm sóc những người mua sắm khác.
Vậy làm thế nào để tiếp cận kiểu người này?
Hãy dành thời gian lắng nghe cũng như thể hiện sự quan tâm đến những gì khách hàng ưa thích tán gẫu đang nói. Bạn có thể áp dụng một số cách để tiếp cận và làm hài lòng nhóm khách hàng này như sau:
Khách hàng trung thành là đối tượng thường xuyên quay lại mua sắm, lặp lại hành vi mua một cách định kỳ. Kiểu người này coi trọng tính nhất quán và ít có khả năng thay đổi lòng trung thành với một thương hiệu.
Đây là một tập hợp người mua sắm đặc biệt quan trọng do tiềm năng sinh lời của họ. Một thống kê bán lẻ đã chỉ ra rằng 20% lượng khách hàng trung thành sẽ mang lại 80% doanh thu cho một doanh nghiệp.
Làm thế nào để tiếp cận nhóm khách hàng này?
Nhóm người này thường không có ý định mua hàng thực sự. Họ có thể chỉ tò mò về những gì mà bạn cung cấp, bị thu hút nhất thời bởi sản phẩm hoặc đơn giản là vào cửa hàng để giết thời gian.
Tại các cửa hàng vật lý truyền thống, đặc biệt là những cửa hàng có lượng khách lớn, chủ sở hữu có thể sẽ rất quen thuộc với những khách hàng này.
Còn đối với nền tảng trực tuyến, người mua “Chỉ nhìn quanh thôi!” sẽ chiếm phần lớn lưu lượng truy cập trang web nhưng mang lại doanh thu thấp do không có ý định mua hàng.
Làm thế nào để tiếp cận những người mua hàng này?
Những người này có khả năng chuyển đổi khá chậm, do đó, để thu hút và tiếp cận họ, doanh nghiệp có thể:
Những người này đã có sẵn một danh sách và ý định về những gì cần mua khi bước vào cửa hàng. Họ chủ yếu mua dựa trên nhu cầu và do đó, hành vi mua bốc đồng là hiếm khi xảy ra.
Với kiểu người này, bạn sẽ rất khó để bán thêm và họ cũng không muốn xem qua “các sản phẩm tương tự” hoặc tiện ích bổ sung được đề xuất. Nhìn chung, họ tìm kiếm một trải nghiệm mua sắm dễ dàng, nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu.
Làm thế nào để tiếp cận những khách hàng này?
Những người này đưa ra quyết định mua hàng chủ yếu dựa trên các khuyến nghị và ý kiến tham khảo.
Họ đánh giá cao phản hồi từ người khác, cả trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên hiện nay, đánh giá trực tuyến có ảnh hưởng nhiều hơn. Hết các giai đoạn khám phá sản phẩm đều diễn ra trên Internet và mua sắm trở thành một hoạt động mang tính xã hội đối với kiểu người này.
Làm thế nào để tiếp cận những người mua sắm dễ bị ảnh hưởng bởi người khác?
Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp đủ các kiểu người mua sắm, tất cả đều có nhu cầu và hành vi khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu kĩ các loại khách hàng là điều cần thiết. Bài viết trên của Bizfly đã tổng hợp 9 kiểu người trong hành trình mua hàng, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại