Top 7 lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot cho doanh nghiệp

Đỗ Minh Đức 27/02/2020

Để xây dựng và tạo nên một kịch bản chatbot hoàn chỉnh không phải là điều dễ dàng. Công việc này đòi hỏi bạn cần có sự đầu tư về mặt thời gian cũng như công sức cho nó.

Bài viết dưới đây các chuyên gia của Bizfly sẽ chỉ ra một vài lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot cho doanh nghiệp để bạn có thể tiết kiệm được thời gian mà vẫn có được một kịch bản chatbot độc đáo và ấn tượng.

Luôn có nhân viên hỗ trợ chatbot

Chatbot hiện nay được thực hiện dựa trên kịch bản có sẵn để trả lời khách hàng. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp chatbot không thể giải quyết được các vấn đề mà khách hàng yêu cầu. Vì thế mà bạn nên chắc chắn rằng bộ phận chăm sóc khách hàng luôn có một nhân viên sẵn sàng để hỗ trợ cho chatbot. Những vấn đề mà chatbot không thể hỗ trợ được thì nhân viên sẽ thay chatbot làm việc đó.

Luôn có nhân viên hỗ trợ chatbot là một trong những lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot

Luôn có nhân viên hỗ trợ chatbot là một trong những lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot

Có thể trả lời câu hỏi của khách hàng

Chatbot không thể thay thế hoàn toàn được website của doanh nghiệp và tất nhiên nó cũng khó có thể thỏa mãn hết được các yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do tại sao bạn cần xây dựng một kịch bản chatbot có đủ khả năng để trả lời các thắc mắc của khách hàng đưa ra.

Trước hết, bạn nên bắt đầu với một tệp khách hàng và tiến hành phân tích câu hỏi hoặc yêu cầu mà bạn có thể nhận được từ khách hàng thường xuyên nhất. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, bởi nó sẽ giúp bạn xác định loại kịch bản chatbot nào sẽ phù hợp với tệp khách hàng này.

Tạo điểm nhấn cho chatbot

Điểm nhấn sẽ là điều có thể gây ấn tượng mạnh nhất đối với khách hàng, và khi xây dựng kịch bản cho chatbot bạn cần lưu ý điều này. Chỉ cần “chatbot” có một điểm khác biệt hoặc đưa ra các đề xuất dịch vụ xuất sắc đã là một điểm nhấn ấn tượng trong mắt khách hàng rồi!

Luôn đảm bảo thông tin khách hàng

Để tạo ra một kịch bản chatbot hoàn chỉnh và đúng với yêu cầu, đòi hỏi bạn cần xác định đúng mục tiêu của kịch bản ngay từ đầu. Điều này giúp bạn có những hướng xử lý nội dung kịch bản chính xác và nhanh chóng nhất. Ngoài ra, cần để tâm tới một vài lưu ý xây dựng chatbot sau:

Hãy đảm bảo rằng thông tin khách hàng của bạn luôn được đảm bảo. Cùng với đó cũng là tính bảo mật trong thanh toán. Một website chuyên nghiệp sẽ luôn có những chính sách để đảm bảo thông tin của khách hàng cũng như đảm bảo các hình thức thanh toán an toàn và hiệu quả.

Khi sử dụng nền tảng thương mại điện tử, khách hàng phải đảm bảo chắc chắn rằng thông tin thanh toán và thông tin cá nhân của họ luôn được giữa an toàn và bảo mật. Trong trường hợp có sự kết hợp nền tảng của bên thứ 3 như Facebook messenger thì các yêu cầu tự động sẽ phải được xác minh bằng mã xác thực gửi đến email hoặc số điện thoại của khách hàng.

Lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot là luôn đảm bảo thông tin khách hàng

Lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot là luôn đảm bảo thông tin khách hàng

Luôn cập nhật thông tin cho chatbot

Khách hàng thường chuyển sang trò chuyện chatbot khi họ không có nhiều thời gian hoặc không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu các thông tin trên website hoặc thông tin họ tìm kiếm chưa đủ. Vì thế, một lưu ý khi xây dựng chatbot chính là bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng của mình.

Ví dụ với một chatbot trong ngành du lịch: Nếu chatbot đề xuất cho khách hàng một số tùy chọn khách sạn thì đề xuất đó phải bao gồm xếp hạng của khách sạn. Trong trường hợp khách hàng hủy không đặt phòng thì có mất phí hay không…

Quan tâm khách hàng thường xuyên

Một trong số những lưu ý khi xây dựng chatbot chính là việc cần phải luôn duy trì kết nối với khách hàng. Hãy tạo ra một chatbot nhắn tin cho mỗi khách hàng sau mỗi khi sử dụng dịch vụ, nhắc họ xếp hạng mức độ hài lòng của dịch vụ hoặc đưa ra đề xuất để cải thiện, lắng nghe phản hồi của khách hàng.

Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp nhận được phản hồi từ khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Khách hàng cũng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ vì doanh nghiệp đã đem tới những trải nghiệm tốt hơn công ty khác.

Quan tâm khách hàng thường xuyên​

Quan tâm khách hàng thường xuyên​

Mở rộng đa ngôn ngữ với khách hàng

Để mang đến những trải nhiệm đa ngôn ngữ và mở rộng đáng kể đối tượng khách hàng, nên cân nhắc tạo một chatbot có thể trò chuyện với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đầu tiên, bạn nên xây dựng một chatbot có sử dụng các câu hỏi và câu trả lời đã được dịch từ trước đó với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có thể tích hợp AI - trí tuệ nhân tạo cao cấp có khả năng xử lý các ngôn ngữ tự nhiên vào chatbot của bạn. Sau đó lập trình chatbot sử dụng các thuật toán để xử lý các dữ liệu đầu vào, xác định đúng ngôn ngữ và đưa ra câu trả lời cho khách hàng.

Với những lưu ý khi xây dựng chatbot trên mà Bizfly vừa chia sẻ, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào xây dựng một kịch bản chatbot hợp lý, ấn tượng và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng chưa? Hãy lên ý tưởng và phác thảo kịch bản ngay nhé. Chúc các bạn thành công.

BizChatAI - Giải pháp tự động tư vấn bán hàng, chốt đơn 24/7
5600+ khách hàng tin dùng ở mọi lĩnh vực: Giáo dục, bán lẻ....

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly