Phân tích đối thủ cạnh tranh Shopee là nhiệm vụ quan trọng trước thách thức phát triển của ngành thương mại điện tử. Để có thể thu hút khách hàng và tạo dấu ấn trên thương trường, chúng ta cần thực hiện phân tích qua quy trình chuẩn, có mục tiêu nghiên cứu thống kê rõ ràng. Cùng Bizfly tìm hiểu quy trình này ngay trong bài viết dưới đây.
Có nhiều phương pháp để mọi người phân tích đối thủ cạnh tranh Shopee, tích hợp bằng công nghệ phân tích chuyên sâu hoặc thực hiện phân tích thủ công. Dù thực hiện phân tích đối thủ theo phương pháp nào thì cũng cần tuân thủ theo một quy trình chuẩn. Bạn có thể tham khảo theo những bước dưới đây để biết rõ hơn về quy trình này
Xác định các loại đối thủ cạnh tranh cụ thể
Để liệt kê và phân loại đối thủ cạnh tranh trên Shopee chính xác bạn cần làm rõ những loại đối thủ cạnh tranh cơ bản như sau:
Việc xác định từng nhóm giúp quá trình phân tích đối thủ Shopee diễn ra nhanh chóng hơn, vì rõ ràng một điều trên thị trường có hàng nghìn đơn vị kinh doanh cạnh tranh, bạn không thể tổng hợp và phân tích hết từng đối thủ cụ thể. Việc làm này gây mất thời gian, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cửa hàng.
Sau khi, làm rõ từng nhóm cạnh tranh cơ bản, hãy chọn ra cho mình những đối thủ cạnh tranh chính bằng những tiêu chí lựa chọn riêng mà bạn mong muốn có thể là những đơn vị có cùng quy mô kinh doanh hoặc cùng mục tiêu phát triển.
Cách đối thủ đẩy bán sản phẩm và tiếp cận người tiêu dùng sẽ cho bạn nhiều góc nhìn mới trong kinh doanh
Bước tiếp theo trong quy trình phân tích đối thủ Shopee đó là phân tích các yếu tố liên quan đến chiến thuật bán hàng của đối thủ, bao gồm:
Đặt ra nhiều câu hỏi liên quan thực trạng kinh doanh của đối thủ sẽ giúp bạn có được chiến lược kinh doanh phù hợp với bối cảnh cạnh tranh của thị trường, vượt qua nhược điểm và lỗ hổng kinh doanh, tạo ra môi trường cạnh tranh có lợi cho cửa hàng trên Shopee.
Chiến lược giá của đối thủ và thị trường liên quan trực tiếp tới việc định giá sản phẩm của mình
Một trong những khía cạnh quan trọng trong quá trình phân tích đối thủ trên Shopee đó là xác định chiến lược giá cả qua việc phân tích giá và tần suất thay đổi của giá. Bằng cách thăm dò hệ thống cửa hàng của đối thủ, chúng ta có thể đánh giá cách định giá sản phẩm, áp dụng các ưu đãi và chiến dịch giảm giá để thu hút khách hàng. Hoặc nếu nhìn theo một góc nhìn khác, điều này cũng có thể cho chúng ta hiểu được sở thích tiếp cận các chương trình ưu đãi là gì.
Ưu điểm chính của nền tảng thương mại điện tử hay Shopee là mua sắm thuận tiện, có thể tham khảo giá và so sánh chất lượng của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Do đó, bạn phải xem xét mức độ chênh lệch về giá của cửa hàng mình với mặt bằng chung. Mức giá cần đảm bảo đủ cạnh tranh mà vẫn phải đem lại doanh thu và lợi nhuận tối ưu cho cửa hàng.
Việc thay đổi về giá có thể được thực hiện theo một chu kỳ, theo mùa, hoặc phục vụ chiến lược tiếp thị nào đó. Bạn có thể lựa chọn những tiêu chí đánh giá dựa theo từng đặc điểm trên để thực hiện nghiên cứu mức giá và tần suất thay đổi giá của đối thủ trên nền tảng thương mại điện tử Shopee.
Đối thủ của bạn đang tập trung cung cấp lợi ích sản phẩm cho nhóm đối tượng khách hàng như thế nào? Sắp xếp gian hàng và thiết kế có đang nhắm tới đối tượng khách hàng đó hay không?
Thông thường, thứ tự sản phẩm sẽ thể hiện được thứ tự ưu tiên và tập trung những vị trí đẹp cho những sản phẩm được người dùng ưa chuộng hơn cả, hoặc sẽ là vị trí phục vụ sản phẩm chủ lực của gian hàng trên Shopee. Vì vậy việc đánh giá gian hàng, cách thiết lập giao diện hoặc bố trí tầng sản phẩm sẽ cho bạn nhiều thông tin về cách mà đối thủ đang tiếp cận người dùng.
Doanh thu của đối thủ có thể bị giới hạn bảo mật nhưng dựa vào số lượng sản phẩm bán ra, bạn có thể đưa ra một con số rõ ràng hơn
Phân tích đối thủ Shopee tiếp tục với nhiệm vụ tổng hợp dữ liệu doanh thu của đối thủ để đánh giá đồ thị tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh và mức độ ảnh hưởng đến thị trường.
Những thông tin liên quan đến doanh thu của đối thủ Shopee mà bạn cần làm rõ bao gồm: Ước tính doanh thu hàng tháng, quý, năm. Dựa vào số lượng sản phẩm đã bán ra của đối thủ để bạn xác định dễ dàng hơn. Thông thường doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch tiếp thị trong từng khoảng thời gian. Do đó, bạn cần tìm hiểu thêm trong khoảng thời gian bạn đang thực hiện tổng hợp, có những chiến dịch quảng cáo, giảm giá nào diễn ra và nó tác động tới doanh thu như thế nào.
Khi tổng hợp thông tin báo cáo doanh thu hoặc bất kỳ số liệu nào, bạn cũng nên thực hiện theo biểu đồ hóa để so sánh các chỉ số và có được góc nhìn trực quan về vấn đề.
Có nhiều mục đích để chúng ta thực hiện chiết khấu và mã giảm giá cho khách hàng, như giữ chân hoặc tri ân khách hàng hoặc đơn giản để đẩy bán những sản phẩm tồn kho lâu năm. Bạn cần xác định được cách mà đối thủ thực hiện từng kế hoạch để có thể hoàn thiện quá trình phân tích đối thủ Shopee hoàn chỉnh nhất.
Đánh giá đối thủ trên Shopee thiết lập chiết khấu và mã giảm giá
Từ chiến lược thiết lập giá bạn có thể đưa ra được sự so sánh với cách mà bạn đang thực hiện, để xác định được lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Một số yếu tố bạn có thể đánh giá: Giá cả giảm giá, thời gian giới hạn, kết hợp chiến dịch,...
Phân tích đối thủ Shopee cho chúng ta góc nhìn toàn diện, đón đầu những khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường. Việc hiểu rõ về đối thủ không chỉ giúp quá trình kinh doanh được duy trì và củng cố vị thế dẫn đầu mà còn tạo ra cơ hội để định hình mô hình kinh doanh.
Song song với đó, bạn cũng cần phải nhận thức rõ về lợi thế cạnh tranh và điểm yếu của mình trong quá trình kinh doanh Shopee. Hầu hết, mọi đơn vị kinh doanh sử dụng mô hình SWOT để nhận định được những vấn đề này. Tuy nhiên, để có được số liệu chi tiết đưa vào mô hình để thực hiện đánh giá, chúng ta cần tổng hợp dữ liệu bán hàng, kho hàng, chăm sóc khách hàng, chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên Shopee,... Hiện nay, những yếu tố này thường được tổng hợp thông qua phần mềm quản lý bán hàng online
Khi sử dụng phần mềm, quá trình bạn theo đuổi đánh giá hoạt động kinh doanh trên Shopee với mô hình SWOT được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tính chính xác gần như tuyệt đối (bởi hạn chế tối đa sai sót số liệu khi ứng dụng công nghệ cao).
BizShop là một trong những phần mềm có khả năng hỗ trợ quản lý bán hàng online, đa nền tảng thông minh nhất hiện nay. Với tích hợp công nghệ AI, mọi người không còn nỗi lo khi đáp ứng xu hướng mua sắm của người dùng, thay đổi đột ngột từ đối thủ và thị trường.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh Shopee là một phần quan trọng của mọi quyết định tăng trưởng của cửa hàng. Hiểu rõ được những tiêu chí của đối thủ giúp chúng ta có thêm cơ sở tạo ra những trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo cho khách hàng. Hy vọng với bài biết mà Bizfly cung cấp, bạn có thể tối ưu và sử dụng nó vào quá trình nghiên cứu thị trường, đối thủ của mình một cách hiệu quả nhất.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp