Các bước xây dựng quy trình làm việc phòng marketing hiệu quả

Thủy Nguyễn 05/07/2022

Marketing chính là cây cầu giúp kết nối nhà cung cấp tới khách hàng. Vì thế, đối với mỗi doanh nghiệp, phòng Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy trình làm việc phòng Marketing gồm những công việc gì và giai đoạn nào? Cùng các chuyên gia Bizfly tham khảo bài viết sau để hiểu chính xác về quy trình làm việc này.

Lý do vì sao phòng marketing hoạt động kém hiệu quả

Các hoạt động của doanh nghiệp đều gắn liền với mỗi chiến dịch marketing trong một thời gian nhất định. Bởi vậy phòng marketing là bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức.

Lý do vì sao phòng marketing hoạt động kém hiệu quả

Lý do vì sao phòng marketing hoạt động kém hiệu quả

Tuy nhiên vẫn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình hoạt động kém hiệu quả của phòng marketing. Sau đây là một vài lý do mà Bizfly chia sẻ, bao gồm: 

  • Không có chiến lược marketing cụ thể.
  • Không có quy trình làm việc chuẩn cho phòng marketing.
  • Không có đánh giá hiệu quả marketing và các tiêu chuẩn đề ra.
  • Chưa có chỉ số KPI cụ thể cho phòng marketing.

Cách để xây dựng quy trình làm việc phòng marketing hiệu quả

Bên cạnh việc xây dựng phòng marketing với các bộ phận thì doanh nghiệp còn cần phải quan tâm hơn tới việc xây dựng quy trình làm việc phòng marketing hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa-nhỏ. Sau đây là một vài cách mà bạn nên biết để xây dựng quy trình marketing hiệu quả hơn.

Xây dựng quy trình phòng marketing phù hợp

Việc xây dựng quy trình phòng marketing phù hợp sẽ giúp quá trình tự vận hành trở nên trơn tru hơn, đồng thời đem lại hiệu quả cao cho công việc. Cụ thể như sau:

  • Quá trình tương tác giữa cá nhân và công việc trong bộ phận marketing sẽ diễn ra, vận hành theo một quy trình và hệ thống quản lý nhất định. 
  • Thông tin truyền đi sẽ chính xác và đầy đủ hơn.
  • Dễ dàng hơn trong việc phối hợp làm việc với các phòng ban khác.
  • Mục tiêu công việc và đầu mục các công việc rõ ràng, đúng với định hướng công ty.

Xây dựng hệ thống KPI cho phòng marketing

Để xây dựng KPI marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra bảng mô tả công việc cụ thể cho từng nhân sự. Dựa vào mục tiêu và kế hoạch marketing, các nhà quản trị sẽ chia nhỏ thành các mục tiêu khác nhau và phù hợp với năng lực của từng cá nhân.

Xây dựng hệ thống KPI cho phòng marketing

Xây dựng hệ thống KPI cho phòng marketing

Điều này giúp hình thành nên KPI của từng nhân sự và giúp doanh nghiệp trong việc đo lường và kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả của phòng marketing chính xác hơn. Mọi người có thể tham khảo thêm kiến thức về "KPI cho marketing" trong bài viết Top 8 chỉ số KPI cho bộ phận marketing và nhân viên marketing mà Bizfly chia sẻ.

Xây dựng chiến lược cho phòng Marketing

Xây dựng chiến lược cho phòng marketing là việc đầu tiên cần làm để phòng marketing hoạt động hiệu quả hơn. Điều này là do:

  • Marketing nghiên cứu thị trường và giúp các nhà kinh doanh nhận ra được khách hàng đang cần gì, từ đó lên chiến lược chọn ngành hàng và sản phẩm cho doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu đặt ra. Bộ phận kinh doanh sẽ dựa vào nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch và mục tiêu kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp.

Mô hình làm việc cho phòng marketing

Mô hình làm việc cho phòng Marketing bao gồm 5 vị trí cơ bản như sau:

  • Vị trí giám đốc phòng Marketing
  • Vị trí trưởng phòng Marketing
  • Vị trí nhân viên chạy quảng cáo
  • Vị trí nhân viên SEO
  • Vị trí nhân viên Content

Vị trí Bộ phận Giám đốc Marketing

Giám đốc Marketing là người giữ vị trí cao nhất trong phòng, đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra định hướng cho cả phòng marketing và cả công ty. Giám đốc phòng marketing có nhiệm vụ quản lý ngân sách marketing nhằm mục đích mang lại hiệu quả từ việc quảng cáo thương hiệu trên các kênh marketing.

Vị trí Bộ phận Giám đốc Marketing

Vị trí Bộ phận Giám đốc Marketing

Ở một vài công ty, giám đốc marketing thường giữ luôn việc làm thương hiệu. Vì vậy mà lúc này phòng PR và phòng Marketing sẽ là một.

Vị trí trưởng phòng Marketing

Trưởng phòng Marketing là người giữ vai trò quản lý kế hoạch, nhân sự của phòng marketing. Đây là người bám sát các chiến dịch marketing, theo dõi kết quả và đảm nhận các công việc có liên quan được chỉ thị từ cấp trên một cách trực tiếp.

Ở các công ty vừa và nhỏ, vị trí của trưởng phòng Marketing thông thường sẽ có quyền hạn tương đương với giám đốc Marketing. Trưởng phòng Marketing sẽ đảm nhận việc lên ý tưởng, đưa ra chỉ số KPI, xây dựng kế hoạch, đánh giá và theo dõi các chiến dịch marketing.

Vị trí nhân viên chạy quảng cáo

Nhân viên chạy quảng cáo là người lên kế hoạch, thực hiện và theo dõi những chiến lược quảng cáo có tính phí. Thông thường vị trí này sẽ linh động, không cố định.

Một nhân viên chạy quảng cáo đòi hỏi cần có kỹ năng xử lý, phân tích dữ liệu và hạch toán lợi nhuận/chi phí cho từng chiến dịch. Công việc cụ thể của nhân viên chạy quảng cáo:

  • Xây dựng kế hoạch chạy quảng cáo.
  • Quan sát chi phí quảng cáo.
  • Quản lý, giám sát vị trí quảng cáo.
  • Điều chỉnh và kiểm soát quảng cáo.
  • Tạo mẫu quảng cáo.
  • Xử lý các vấn đề xảy ra khi chạy quảng cáo.
  • Báo cáo kết quả.

Vị trí nhân viên Content

Vị trí nhân viên Content là vị trí bắt buộc cần có trong mỗi phòng Marketing. Nhân viên Content là người xây dựng kế hoạch nội dung bằng việc dựa trên hành vi, đặc điểm của nhóm đối tượng mục tiêu. Từ đó, sản xuất ra những nội dung thích hợp với nhóm đối tượng này để đạt được một mục đích nào đó.

Vị trí nhân viên Content

Vị trí nhân viên Content

Công việc cụ thể đối với một nhân viên Content:

  • Phân tích, nghiên cứu sở thích/hành vi/tâm lý của đối tượng mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch.
  • Thiết lập và theo dõi hiệu quả của chiến dịch nội dung.
  • Điều chỉnh kế hoạch.
  • Báo cáo hiệu quả của kế hoạch.

Vị trí nhân viên SEO

Nhân viên SEO là người chuyên phân tích và nghiên cứu hành vi của khách hàng trên tất cả các công cụ tìm kiếm trực tuyến. Mục tiêu cuối cùng chính là đem lại chuyển đổi càng nhiều càng tốt. Đây là công việc mang lại cho doanh nghiệp lợi ích lớn thứ hai chỉ sau việc chạy quảng cáo.

Nhân viên SEO phải là người có kiến thức chuyên sâu về marketing content, SEO cũng như có khả năng nắm bắt được xu hướng mới trên Internet và tâm lý của khách hàng. Công việc cụ thể của nhân viên SEO:

  • Nghiên cứu, phân tích từ khóa.
  • Phân tích hành vi của khách hàng.
  • Lên kế hoạch sử dụng từ khóa.
  • Xây dựng site vệ tinh và backlink.
  • Điều chỉnh và giám sát các chiến dịch SEO.
  • Báo cáo kết quả SEO.

Xem thêm: SEO là gì? Lý do doanh nghiệp cần chú trọng vào SEO Website

Việc xây dựng quy trình làm việc phòng Marketing là vô cùng quan trọng và cần đầu tư một cách bài bản. Bởi đây chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường bên ngoài, giữa người tiêu dùng và sản phẩm cũng như giữa nhu cầu khách hàng và thuộc tính sản phẩm. Với những thông tin mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng quy trình làm việc của phòng Marketing của doanh nghiệp.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly