So sánh sự khác biệt giữa hard bounce và soft bounce trong email marketing

Lê Khắc Thịnh 11/01/2024

Bạn có biết rằng hard bounce và soft bounce là hai chỉ số quan trọng trong email marketing? Chúng ảnh hưởng đến hiệu quả và danh tiếng của chiến dịch email của bạn. Vậy sự khác biệt giữa hard bounce và soft bounce là gì? Làm thế nào để phân biệt và giảm thiểu chúng? Hãy cùng Bizfly đi tìm câu trả lời trong bài viết này. 

Sơ lược về Hard bounce và Soft bounce

Trong một chiến dịch email marketing, nói một cách dễ hiểu thì hard bounce và soft bounce đều là những trường hợp khi email của bạn đã được gửi đi nhưng bị trả về. Cụ thể hơn đó là:

- Hard bounce: Gửi đi không thành công do địa chỉ email của người nhận không hợp lệ hoặc không còn sử dụng. 

- Soft bounce: Với trường hợp email của bạn gửi đi không thành công và bị trả về do hộp thư của người nhận bị đầy, email có dung lượng quá lớn hay do lỗi hệ thống,...

Hard bounce và soft bounce đều là những trường hợp khi email của bạn đã được gửi đi nhưng bị trả về

So sánh sự khác biệt giữa Hard bounce và Soft bounce

Cả hard bounce và soft bounce thì đều có vai trò quan trong trọng trong quá trình gửi email marketing. Để có thể phân biệt chúng một cách dễ dàng và hiệu quả, bạn có thể tham khảo nội dung so sánh dưới đây. 

  • Đặc điểm chính

Hard bounce và soft bounce đều là các thuật ngữ liên quan đến việc gửi email. Hard bounce là một email không thể được gửi đi vì lý do vĩnh viễn, ví dụ như địa chỉ email không tồn tại hoặc máy chủ của người nhận không chấp nhận email. Trong khi đó, soft bounce là một email không thể được gửi đi vì lý do tạm thời, ví dụ như hộp thư đến đầy hoặc tệp email quá lớn.

  • Nguyên nhân gây ra

Hard bounce có thể xảy ra khi địa chỉ email không tồn tại, tên miền email không hợp lệ hoặc máy chủ email không chấp nhận email. Trong khi đó, soft bounce có thể xảy ra khi hộp thư đến đầy, tệp email quá lớn hoặc email bị chuyển tiếp quá nhiều lần.

  • Tính khắc phục

Để khắc phục vấn đề hard bounce, hãy loại bỏ hoặc cập nhật địa chỉ email đó khỏi danh sách gửi của bạn. Điều này đảm bảo rằng bạn không gửi email đến các địa chỉ không hợp lệ, giúp tăng cường độ chính xác và hiệu quả của chiến dịch email marketing.

Trong trường hợp soft bounce, hãy thử lại việc gửi email sau một khoảng thời gian nhất định. Có thể địa chỉ email chỉ tạm thời không thể nhận email do các vấn đề tạm thời như hộp thư đầy, máy chủ email tạm thời không khả dụng, hoặc vấn đề kết nối mạng. Bằng cách thử gửi lại sau một khoảng thời gian, bạn có thể cung cấp cơ hội cho địa chỉ email để khắc phục vấn đề và tiếp tục gửi thông điệp của bạn.

Ngoài ra, đừng quên cập nhật danh sách gửi của bạn. Loại bỏ hoặc hiệu chỉnh các địa chỉ email không hợp lệ, và thêm vào những địa chỉ mới và chính xác. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đang gửi email đến những người nhận thực sự quan tâm và tăng cường khả năng gửi email thành công.

  • Ảnh hưởng

Cả hard bounce và soft bounce đều có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ phát tán email và danh tiếng người gửi. Tuy nhiên, hard bounce ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến chiến dịch email marketing, như làm mất uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp hay làm giảm tỷ lệ inbox

Những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai chỉ số này, từ đó giúp bạn hiệu quả trong việc quản lý danh sách data email khách hàng, xử lý các vấn đề gửi email không thành công và tối ưu hóa chiến dịch giao tiếp qua email của mình.

Hard bounce và soft bounce đều có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ phát tán email và danh tiếng người gửi

Mẹo để giảm thiểu tình trạng hard bounce và soft bounce

Trong chiến dịch email marketing, việc giảm thiểu tình trạng hard bounce và soft bounce đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch. Và bạn muốn biết cách giảm thiểu số lượng email bị trả về một cách hiệu quả? Hãy thử áp dụng những mẹo sau đây:

  • Duy trì data email khách hàng sạch sẽ

Thường xuyên kiểm tra và lọc bỏ những email không hợp lệ, những người không phản hồi. Những email này không chỉ làm giảm tỷ lệ gửi email của bạn mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng người gửi. 

Bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ và quản lý data email phổ biến nay để quản lý danh sách bị trả lại và xóa những email bị hard bounce sau một khoảng thời gian nhất định. Bạn cũng có thể chọn chuyển tiếp những email bị trả lại qua email khác để xử lý.

  • Sử dụng tính năng chọn tham gia kép

Đây là cách để bạn gửi email xác nhận cho những người đăng ký vào danh sách của bạn. Như vậy, bạn có thể đảm bảo rằng email của họ là hợp lệ và họ thực sự muốn nhận email từ bạn.

  • Giám sát việc gửi email marketing

Bạn nên theo dõi tốc độ gửi email, tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp vào email, tỷ lệ thoát,... Những chỉ số này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của email marketing và phát hiện những vấn đề tiềm ẩn. Bạn có thể sử dụng những công cụ kiểm tra email để tối ưu hóa việc gửi email.

Maketer nên hiểu rõ sự khác biệt giữa hard bounce và soft bounce

Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin về hard bounce và soft bounce mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ là chìa khóa giúp bạn nắm bắt sự khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này và thúc đẩy chiến dịch email marketing của bạn đạt được thành công to lớn. Với kiến thức này, bạn sẽ tự tin hơn trong việc nâng cao tỷ lệ gửi email thành công và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch của mình.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại truy cập vào trang web hoặc fanpage của Bizfly ngay bây giờ để được hỗ trợ nhiệt tình.

 

Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly