Thị trường độc quyền cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng để tăng giá sản phẩm, thu về lợi nhuận lớn. Vì sự cạnh tranh là ít hơn so với kiểu thị trường khác. Do đó, nhiều doanh nghiệp luôn tìm hiểu và định hướng phát triển theo hướng độc quyền.
Sau đây, Bizfly sẽ mang đến cho người đọc những thông tin chi tiết về đặc điểm, đánh giá ưu và nhược của thị trường độc quyền cũng như cách để phân biệt mô hình thị trường này với thị trường cạnh tranh độc quyền.
Thị trường độc quyền hay monopoly market được hiểu là một thị trường chỉ có một người bán duy nhất. Mô hình thị trường này có cấu trúc thị trường rất đặc trưng với những đặc điểm độc quyền thuần túy nhất. Độc quyền tồn tại chỉ khi có một người duy nhất bán sản phẩm độc nhất trên thị trường và có nhiều người mua và không hề có bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào.
Thuật ngữ "độc quyền" ban đầu xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại. Nói một cách đơn giản, “Sole Seller” có nghĩa là “Người bán duy nhất”. Còn trong tiếng Anh, từ “monopoly” thể hiện ý nghĩa cho thị trường mang tính chất độc quyền.
Trong mô hình độc quyền về thị trường, bên bán sản phẩm có toàn quyền kiểm soát thị trường và có thể tự định giá, bán hàng hóa hoặc dịch vụ theo ý muốn của họ. Độc quyền là một công cụ tối đa hóa lợi nhuận vì nó cho phép bạn thay đổi cung và giá hàng hóa và dịch vụ để tạo ra lợi nhuận. Bằng cách xác định điểm mà lợi nhuận cận biên bằng với chi phí cận biên, chúng ta có thể tìm thấy mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Thị trường độc quyền là thị trường chỉ một người bán
Nếu bạn cảm thấy vẫn còn mờ mịt về thị trường độc quyền thì những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường này.
Đọc thêm: Các hình thái cơ bản của thị trường
Để có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt thị trường độc quyền với những thị trường khác, ta cần nắm vững những đặc điểm căn bản nhất của thị trường này.
Thị trường độc quyền được thể hiện thông qua một sản phẩm độc nhất được cung cấp bởi một nhà bán sản phẩm duy nhất. Không có bất kỳ đối thủ nào cạnh tranh với nhà cung cấp đó.
Giấy phép của chính phủ, bằng sáng chế, bản quyền, quyền sở hữu tài nguyên và chi phí đầu tư khổng lồ là một số rào cản để gia nhập thị trường độc quyền. Các công ty khác khó có thể tham gia vào mô hình thị trường này khi đã có một nhà cung cấp kiểm soát việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ độc quyền cụ thể.
Để gia nhập thị trường độc quyền, các doanh nghiệp gặp phải rào cản rất lớn
Một khi chính phủ xác định rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ do một công ty độc quyền cung cấp là cần thiết vì lợi ích công cộng: công ty năng lượng, viễn thông,... thì những công ty đó không được tự ý rút khỏi thị trường.
Nếu sản phẩm của công ty nào đó thuộc thị trường độc quyền, công ty đó có thể báo giá cao hơn so với mức giá thông thường trong những thị trường khác và kiếm được nhiều hơn lợi nhuận thông thường mà không cần lo về việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không. Vì không có đối thủ cạnh tranh nên mức giá được nhà cung cấp độc quyền thông báo sẽ là giá thị trường. Người dùng sẽ khó có thể yêu cầu nhà cung cấp giảm mức giá sản phẩm xuống. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp công ty cung cấp nâng mức giá lên quá cao và phải chịu sự trừng phạt của chính phủ.
Những sản phẩm hoặc dịch vụ trong mô hình này đều do doanh nghiệp cung cấp là độc nhất vô nhị và không hề có sản phẩm thay thế có sẵn nào trên thị trường. Tất cả đều do sự khó khăn trong quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm trên.
Các công ty hoạt động có thể thay đổi giá cả và số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tùy theo ý muốn của họ. Sự phân biệt về giá sẽ xảy ra khi một công ty bán cùng một sản phẩm cho những người mua khác nhau với các mức giá khác nhau. Họ có thể sẽ có mức giá ưu đãi cho doanh nghiệp thân thiết với mình và ngược lại.
Đọc thêm: Chiến lược giá là gì? Các loại chiến lược giá phổ biến trong marketing
Tất cả mọi sự vật, sự việc trên thế giới này đều sẽ có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Thị trường độc quyền cũng không ngoại lệ. Để hiểu sâu hơn về thị trường này ta cần biết rõ về những mặt lợi và hại mà nó mang lại.
Mô hình kinh doanh này có rất nhiều ưu điểm mà bạn cần nắm rõ nếu bạn muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh trong thị trường này.
Sự ổn định về giá cả
Ở thị trường bình thường, giá cả cạnh tranh thường do khả năng cạnh tranh và cung cầu của thị trường quy định. Nhưng đến với thị trường độc quyền, bạn sẽ không cần lo lắng về việc giá cả cao quá sẽ không có khách hàng. Vì tại thị trường này sẽ chỉ có một người bán hàng hoá duy nhất nên không có cạnh tranh. Giá do nhà cung cấp toàn quyền quyết định và khả năng thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó, giá cả độc quyền sẽ ổn định hơn rất nhiều so với thị trường cạnh tranh bên ngoài.
Tạo ra nguồn thu nhập ổn định
Mặc dù thực tế độc quyền thường gây ra hạn chế cạnh tranh và khiến các nhà cung cấp khác khó có thể xâm nhập vào thị trường. Tuy nhiên độc quyền có thể tạo ra nhiều lợi nhuận nên nó vẫn được chính phủ khuyến khích phát triển và trở thành nguồn thu nhập tốt cho nhà nước, mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Ngoài ra nguồn thu này góp phần giúp cho nền kinh tế của đất nước tránh rơi vào tình trạng suy thoái.
Thị trường độc quyền giúp tạo ra lợi nhuận ổn định cho xã hội
Là nguồn cung cấp các tiện ích thiết yếu cho xã hội
Những công ty trong mô hình kinh doanh này thường được kiểm soát và điều hành bởi nhà nước và phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá cần thiết nhằm cung cấp cho người dân. Một số công ty độc quyền do nhà nước sở hữu và kiểm soát như những công ty cung cấp giao thông công cộng, tài nguyên nước, điện,...
Ngoài rất nhiều ưu điểm được mô tả ở trên, thị trường này vẫn còn một số những nhược điểm cần cải thiện và khắc phục.
Gây bất lợi cho người tiêu dùng
Trong thị trường độc quyền, người bán có toàn quyền quyết định mức giá cho hàng hóa của mình, còn người tiêu dùng lại không nhận được quyền lợi nào. Hơn nữa, thị trường thiếu tính cạnh tranh có thể khiến giá cả tăng mất kiểm soát và không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Do đó, cấu trúc thị trường có thể làm giảm lợi ích của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng trên thị trường cảm thấy bản thân không được tôn trọng.
Phân biệt giá
Vì là sản phẩm duy nhất và giá cả do các công ty sản xuất quy định nên sẽ có những mức giá khác nhau dành cho người tiêu dùng khác nhau. Điều này dẫn tới những bất công, gây ra sự phân biệt về giá. Nếu vấn đề này tồn tại lâu không được chính phủ can thiệp để giải quyết có thể gây nên sự bất bình trong lòng nhân dân.
Các hành vi thương mại không lành mạnh
Ai cũng biết rằng độc quyền thường là rào cản lớn đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Trong trường hợp các nhà độc quyền được hưởng lợi ích vì là người bán duy nhất trên thị trường và tiếp tục thu lợi nhuận lớn. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường lần lượt bị sụp đổ còn hoạt động kinh doanh của họ vẫn không hề bị ảnh hưởng, điều này sẽ khiến nền thương mại không được công bằng.
Nếu bạn muốn nắm rõ những thông tin cơ bản nhất để nhận biết thị trường độc quyền với thị trường cạnh tranh độc quyền thì hãy lưu ý thật kỹ bảng so sánh sau
Đặc điểm so sánh | Thị trường độc quyền | Thị trường cạnh tranh độc quyền |
Ý nghĩa | Là nơi có một người duy nhất bán sản phẩm độc nhất trên thị trường và có nhiều người mua và không hề có bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào | Là nơi có số ít nhà cung cấp sẽ bán những sản phẩm đặc biệt cho lượng lớn một người mua |
Bản chất sản phẩm | Đồng nhất | Khác biệt |
Số lượng người mua và người bán | Nhiều người mua nhưng có một người bán | Nhiều hơn một người bán và nhiều người mua |
Rào cản gia nhập,rút lui | Vô cùng khó khăn | Tương đối dễ dàng |
Giá của sản phẩm | Do người bán quyết định. Người mua phải chấp nhận mức giá đó | Người mua có thể có quyền kiểm soát nhỏ với giá của sản phẩm |
Đường cầu | Cầu không co giãn | Tùy vào bản chất cạnh tranh, cầu có thể co giãn hoặc không |
Bản chất của sự cạnh tranh | Không có sự cạnh tranh về giá hay sản phẩm | Cạnh tranh về sự khác biệt của sản phẩm cũng như chi phí bán hàng |
Lợi nhuận | Người bán thu về toàn bộ lợi nhuận | Lợi nhuận được chia cho tất cả người bán |
Thị trường độc quyền không hẳn là miếng mồi béo bở không có khuyết điểm, ở đó vẫn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải cải thiện. Do đó, đối với những doanh nghiệp mới, còn non trẻ đang muốn nhắm tới thị trường này thì cần cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ lưỡng về nó để tránh những điều đáng tiếc xảy ra