Thị trường là gì? Chức năng và các hình thái cơ bản của thị trường

Thủy Nguyễn 11/05/2022

Thị trường là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và marketing và việc nắm bắt được tổng quan về thị trường sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Hãy cùng các chuyên gia của Bizfly đi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, chức năng và cách thức hoạt động của thị trường với nội dung dưới đây.

Thị trường là gì?

Thị trường (Market) theo định nghĩa truyền thống là một nơi tụ tập của người mua và người bán gặp nhau nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa hay dịch vụ, thông tin. Hiểu đơn giản thì thị trường giống như một địa điểm đông đúc bao gồm rất nhiều người tiêu dùng và các cửa hàng. Ở đó, người tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều loại hàng hóa khác nhau ví dụ như thực phẩm, quần áo, thiết bị điện tử...và các cửa hàng cũng bán rất nhiều các loại sản phẩm, hàng hóa tương tự.

Trong quan điểm của kinh tế học, thị trường không được coi là một địa điểm cụ thể, nó được mô tả là một sự kết hợp giữa người mua và người bán. Tức là thị trường là một sự sắp xếp mà người mua và người bán tiếp xúc được với nhau một cách trực tiếp hoặc giản tiếp để thực hiện giao dịch hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Một thị trường về bán hàng quần áo sẽ được cấu thành từ rất nhiều người mua và người bán quần áo trong một nền kinh tế. Nó không đề cập đến một địa điểm vị trí bất kỳ.

Định nghĩa thị trường trong Marketing cũng khác một chút so với trong kinh tế học. Theo quan điểm của Marketing, thị trường là một nơi tập hợp rất cả những người hiện đang mua sắm hàng hóa và những người có ý định sẽ mua sắm một hàng hóa nhất định trong tương lai. Các chuyên gia Marketing coi rằng thị trường là tập hợp của những người mua còn một ngành sản xuất sẽ là nơi tập hợp của các người bán.

Ví dụ: Chúng ta có một thị trường bán xe ô tô cao cấp. Theo quá trình nghiên cứu và khảo sát chúng ta biết được chỉ có 10% trong số người tiêu dùng hiện nay là có quan tâm và mong muốn mua xe ô tô. Theo quan điểm của Marketing thì nhóm 10% người tiêu dùng này sẽ tạo ra một thị trường tiềm năng cho sản phẩm xe ô tô này.

Thị trường là nơi mà người bán và người mua giao dịch hàng hóa, dịch vụ hay thông tin

Thị trường là nơi mà người bán và người mua giao dịch hàng hóa, dịch vụ hay thông tin

Các loại thị trường thường thấy hiện nay

Theo kinh tế học, thị trường được chia thành 3 loại chính đó là thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường tiền tệ và thị trường lao động. Bên cạnh đó, thị trường giao dịch giữa người mua và người bán còn được thể hiện theo một số hình thái như sau:

Thị trường đấu giá

Đây là một thị trường tập hợp rất nhiều với nhau để thực hiện mua bán một hàng hóa cụ thể. Người bán sẽ đưa ra một mức giá cụ thể sau đó người mua sẽ cố gắng đấu giá vượt qua nhau để có được quyền mua sản phẩm đó. Các mặt hàng sẽ được bán đến cho người mua đưa ra giá cao nhất. Mọi người có thể bắt gặp thị trường đấu giá ở một số hàng hóa ví dụ như gia súc, tác phẩm nghệ thuật hay là đồ cổ...

Thị trường đấu giá - Nơi mà sản phẩm được bán với người trả giá cao nhất

Thị trường đấu giá - Nơi mà sản phẩm được bán với người trả giá cao nhất

Thị trường chợ đen

Hay còn gọi là thị trường ngầm, thị trường này đề cập đến một nơi diễn ra các giao dịch bất hợp pháp mà chính phủ hay cơ quan quản lý không biết đến. Hàng hóa được giao dịch trong thị trường này thường liên quan đến tiền mặt hay tiền tệ khác mà không thể theo dõi nhằm mục đích để trốn thuế.

Tuy rằng mục đích xây dựng thị trường này để nhằm đạt được lợi ích bất hợp pháp tuy nhiên thị trường này cũng giúp cân bằng việc thiếu hụt hàng hóa hay dịch vụ trong thị trường. Ở một số nước đang phát triển, chính phủ thường là người sẽ kiểm soát việc sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường. Khi có sự thiếu hụt về sản phẩm hay dịch vụ trong nền kinh tế, những người tham gia thị trường chợ đen này sẽ tham gia và bù đắp thiếu xót này.

Ở các nước phát triển, thị trường ngầm tồn tại và nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của người dùng. Có thể hình dung đơn giản về thị trường vé hòa nhạc hay nhà hát, khi nhu cầu của người dùng tăng cao những người đầu cơ sẽ nhảy vào và mua số lượng lớn vé rồi bán với giá cao trên thị trường chợ đen.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó, mọi người sẽ trao đổi, giao dịch với nhau các loại tài sản tài chính bao gồm công cụ tài chính hay tài sản vô hình. Trong đó, công cụ tài chính bao gồm cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu, vốn tài chính, thương phiếu, kỳ phiếu, công cụ tài chính phái sinh...Thị trường tài chính là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, là nguồn cung vốn và thanh khoản cho các doanh nghiệp trong thị trường.

Sau đây là một số loại thị trường tài chính phổ biến có thể bạn đã từng nghe đến:

  • Thị trường chứng khoán: Là thị trường mà người mua và người bán trao đổi cổ phiếu với nhau
  • Thị trường trái phiếu: Là nơi để trao đổi chứng khoán nợ, dưới dạng trái phiếu. Mọi người hiểu đơn giản thì trái phiếu giống như một bản hợp đồng được ký kết bởi người phát hành và người sở hữu trong đó nguời phát hành phải trả cho người sở hữu một khoản tiền cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Người phát hành có thể là chính phủ, doanh nghiệp, kho bạc nhà nước...
  • Thị trường ngoại hối: Hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Được xem là hình thái thị trường lớn nhất thế giới hiện nay cho phép các giao dịch tài chính diễn ra từ chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và các dạng đối tượng khác.
  • Thị trường dự đoán: Là thị trường diễn ra việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong tương lai. Người mua sẽ được hưởng lợi khi mà thị trường phát triển còn trở nên thua lỗ nếu như thị trường gặp thất bại và sụp đổ.

Vì sao doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường?

Nghiên cứu thị trường là một hoạt động bắt buộc phải có của các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Thông qua nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp có thể xác định được những thị trường, khu vực hợp lý để phục vụ cho mục đích mở rộng kinh doanh, tìm ra thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng của thị trường đối với sản phẩm mới của doanh nghiệp. 

Nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh

Nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh

Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp thu gọn được tầm nhìn và tập trung vào một khu vực phạm vi nhất định. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu, kế hoạch cho từng thị trường mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng của mình là ai, nhu cầu và mong muốn của họ là gì từ đó có được những chiến lược tiếp thị hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Đọc thêm: Quy trình 7 bước nghiên cứu thị trường tối ưu cho doanh nghiệp

Đặc điểm cơ bản của thị trường

Về cơ bản thì thị trường là nơi mà người mua và người bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, nó đề cập đến một loại sản phẩm cụ thể hoặc là một nơi tập hợp của nhiều loại hàng hóa ví dụ như thị trường chè, thị trường cà phê, thị trường bán máy giặt, thị trường điện máy...

Thị trường không bị giới hạn trong bất kỳ một vị trí địa lý hay địa điểm cố định nào, nó bao gồm một khu vựng rộng lớn và các lực lượng cung, cầu của khu vực đó. Có nghĩa là thị trường cấu thành lên từ quan hệ kinh doanh giữa người mua và người. Tất cả các đối tượng tham gia cấu thành lên thị trường phải có kiến thức về thị trường, có nhận thức rõ ràng về nhu cầu sản phẩm, có sự lựa chọn và sở thích rõ ràng.

Ví dụ như nhu cầu về làm đẹp, xu hướng thời trang, mua sắm hàng hóa nhu yếu phẩm...

Ngày xưa, thị trường chỉ có thể được thể hiện dưới dạng một cửa hàng bán lẻ, phiên chợ hay siêu thị...còn hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, thị trường còn được thể hiện ở trên các thiết bị số, nền tảng internet như website, sàn thương mại điện tử Amazon, Ebay, Shopee, Lazada...cho phép người mua và người bán có thể dễ dàng kết nối với nhau dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Trong một thị trường, việc trao đổi, mua sắm hàng hóa dịch vụ sẽ được quyết định bằng một mức giá nhất định. Trong một thời điểm mà chỉ một mức giá phổ biến trên thị trường và người mua, người bán không thể tác động, ảnh hưởng đến giá thì thị trường đó được coi là cạnh tranh hoàn hảo.

Mọi người có thể tìm hiểu thêm về các đặc điểm cơ bản của thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng như điều kiện để gia nhập thị trường này theo nội dung sau đây: https://bizfly.vn/techblog/thi-truong-canh-tranh-hoan-hao.html

Các chức năng của thị trường

Đối với hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán, thị trường có 3 chức năng cơ bản sau đây.

Chức năng cung cấp thông tin

Thông qua thị trường, người mua và người bán được cung cấp thông tin về tổng số lượng cung - cầu, quan hệ cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm, thị trường, yêu cầu về sản phẩm. Điều này giúp cho người bán có thể biết được nên cung cấp sản phẩm nào cho khách hàng, số lượng bao nhiêu và khách hàng tiềm năng họ hướng đến là ai. Đối với người tiêu dùng, mọi người sẽ biết được giá thành của mỗi một sản phẩm để biết nên lựa chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình, nên tìm ở đâu.

Thị trường cung cấp thông tin về quy luật cung - cầu cho người bán và người mua

Thị trường cung cấp thông tin về quy luật cung - cầu cho người bán và người mua

Chức năng công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa

Bên cạnh là địa điểm giao dịch hàng hóa, dịch vụ của người mua và người bán thì một trong những chức năng của thị trường quan trọng không kém đó là chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa. Chức năng này được thể hiện thông qua việc một sản phẩm hàng hóa có được tiêu thụ hay không và với mức giá bán là như thế nào.

Những hàng hóa trong thị trường được bán với mức giá bằng với giá trị thì có nghĩa là xã hội đã chấp nhận công dụng của nó. Nếu hàng hóa không được tiêu thụ hoặc giá bán thấp hơn giá trị của nó thì đồng nghĩa với việc công dụng của hàng hóa không được công nhận. Trong một thị trường, hàng hóa chỉ được công nhận khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, những dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng, vô dụng và có cung vượt quá cầu sẽ không được thị trường chấp nhận.

Chức năng điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Dựa trên những thông tin có được từ sự vận động của quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả của sản phẩm trên thị trường dẫn đến khả năng điều tiết của thị trường đối với hoạt động sản xuất hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó kích thích hoạt động sản xuất trong xã hội hiệu quả.

Thị trường hoạt động như thế nào?

Thị trường là nơi mà người mua và người bán tập hợp để thực hiện việc tương tác, giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Cách thức hoạt động của nó dựa trên quy luật cung - cầu của hàng hóa. Có nghĩa là để tạo ra một thị trường cạnh tranh hoàn hảo nhất thiết phải được đặc trưng bởi một số lượng người mua và người bán nhất định.

Mối quan hệ cung cầu được thiết lập từ trong những điều cơ bản của kinh tế học, nguồn cung được tạo ra từ người sản xuất còn nhu cầu thì được tạo ra từ người mua.

Thông qua quy luật kinh doanh, bất kể hoàn cảnh nào thị trường cũng sẽ thiết lập một giá bán cho hàng hóa và dịch vụ và luôn tìm kiếm sự cân bằng về giá khi mà nguồn cung và cầu được cân bằng. Tuy nhiên, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ bởi một số yếu tố như kỳ vọng, thu nhập, chi phí sản xuất, công nghệ hay số lượng người bán và người mua.

Nói một cách dễ hiểu thì số lượng hàng hóa hay dịch vụ có sẵn được xác định những mong muốn sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng. Người sản xuất sẽ cung cấp nhiều hàng hóa hơn khi mà nhu cầu của người mua về sản phẩm cao hơn từ đó những người bán sẽ tăng giá để thu về nhiều lợi nhuận. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm đi, người bán bắt buộc phải giảm giá bán và giảm số lượng, dịch vụ mà họ cung cấp ngoài thị trường.

Một số câu hỏi liên quan đến kiến thức thị trường

Sau đây là một vài câu hỏi liên quan đến kiến thức thị trường mà rất nhiều người đưa ra mà các chuyên gia của Bizfly đã tổng hợp và giải đáp đến quý bạn đọc:

Có các dạng cấu trúc thị trường nào phổ biến?

Cấu trúc thị trường (Market structure) là một tập hợp tất cả các đặc tính của một thị trường thể hiện ra môi trường kinh tế mà ở trong đó các doanh nghiệp hoạt động ở bên trong. Cấu trúc thị trường có khả năng tác động đến mức độ quyền điểu chỉnh giá của các doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.

Các dạng cấu trúc thị trường phổ biến hiện nay có thể kể đến như thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

  • Thị trường cạnh tranh độc quyền: Là thị trường mà ở đó chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ và không có mặt hàng nào khác thay thế. Sự độc quyền thể hiện ở tính bản quyền, quy định của chính phủ, các yếu tố đầu vào và khả năng độc quyền tự nhiên.
  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm tuy nhiên mỗi mộ đơn vị lại kiểm soát giá cả của mình một cách độc lập.
  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà ở đó các doanh nghiệp không có quyền chi phối giá của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Cách xác định quy mô thị trường để phát triển kinh doanh

Một câu hỏi cũng được rất nhiều người quan tâm đó là làm cách nào để xác định được quy mô thị trường để phát triển hoạt động kinh doanh. Theo các chuyên gia của Bizfly, mọi người có thể xác định quy mô thị trường bằng 4 cách đó là: Phương pháp Top-Down, Bottom-Up và phân tích đối thủ cạnh tranh. Trong đó:

  • Phương pháp từ trên xuống (Top-Down): Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu tổng thể thị trường cho sản phẩm, dịch vụ sau đó tính toán thị trường của chính bản thân mình và đối thủ để ước tính chính xác quy mô thị trường.
  • Phương pháp từ dưới lên (Bottom-Up): Phương pháp này dựa theo hình thức kinh doanh, số lượng hàng hóa và các cửa hàng của doanh nghiệp.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Để xác định quy mô thị trường doanh nghiệp có thể dựa vào việc phân tích đối thủ để đưa ra bài toán tổng quan cho cả thị trường.

Làm thế nào để doanh nghiệp có thể định vị thị trường?

Định vị thị trường là quá trình doanh nghiệp phân tích để xác định được những đặc điểm nổi bật, tính độc đáo và sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp so với đối thủ của mình. Từ những yếu tố đó, doanh nghiệp có thể khẳng định được những giá trị mà mình mang đến cho khách hàng từ đó khẳng định vị thế trên thị trường.

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp định vị thị trường thành công?

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tập trung vào chính những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của mình mang lại. Hãy xác định rõ ràng sản phẩm nào có thể mang lại lợi ích cho tệp khách hàng mình hướng đến, hãy thử đặt mình là khách hàng để đánh giá xem liệu tính năng, công dụng mà sản phẩm mình mang lại có đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng hay không.

Tiếp theo, doanh nghiệp có thể dựa vào giá sản phẩm để phân khúc rõ đối tượng khách hàng phù hợp với mục tiêu của mình. Nếu đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình thì cần điều chỉnh lại giá thấp hơn mặt bằng chung còn các khách hàng phân khúc giá cao cần xây dựng được hình ảnh, thương hiệu chuyên nghiệp để phù hợp nhất.

Một phương pháp cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay trong định vị thị trường đó là theo nhân khẩu học. Dựa vào đặc điểm như giới tính, tuổi tác, văn hóa, sở thích...từ đó khai thác và tập trung vào từng thị phần cụ thể nhằm tối đa được lợi nhuận từ thị trường mang lại lợi nhuận cao nhất.

Xem thêm: Định vị thị trường là gì và các chiến lược định vị thị trường

Thị trường là một thuật ngữ quan trọng trong kinh tế và kinh doanh, là nơi để các cá nhân, doanh nghiệp hay là chính phủ có thể thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ của họ. Thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược để đạt được lợi ích bán hàng cao nhất, người mua sẽ có được những sản phẩm đúng như mong muốn. Hy vọng nội dung bài viết được Bizfly chia sẻ trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm thị trường này.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly