Định vị thị trường là gì? Các chiến lược định vị thị trường nổi bật

Thủy Nguyễn 09/09/2021

Định vị thị trường là gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình định vị thị trường? Tất cả câu trả lời cho vấn đề này sẽ được các chuyên gia của Bizfly giải đáp trong bài viết dưới đây.

Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường (Market Positioning) là một khái niệm đề cập đến cách mà một doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình đến khách hàng mục tiêu trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của định vị thị trường là tạo ra một hình ảnh hoặc nhận thức khác biệt của thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng dựa trên các thuộc tính hay giá trị mà nó mang lại so với các sản phẩm khác.

Định vị thị trường là gì

Định vị thị trường là gì?​

Tầm quan trọng của việc định vị thị trường

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc định vị thị trường mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Sau đây là những lý do để cho thấy tầm quan trọng của việc định vị thị trường mang lại:

Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh

Với việc kinh doanh càng ngày càng trở nên cạnh tranh nhau khốc liệt trên thị trường như hiện nay thì việc định vị thị trường giúp doanh nghiệp tạo dựng được dấu ấn khác biệt trong mắt của khách hàng. Bằng vào việc xác định những điểm mạnh, giá trị cốt lõi và điểm độc đáo trong sản phẩm, dịch vụ của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ từ đó thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng

Khi đã xây dựng được cho thương hiệu của mình một dấu ấn và vị thế rõ ràng trên thị trường thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Doanh nghiệp cũng không cần phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho hoạt động marketing để nhắm đối tượng hay quảng bá sản phẩm cho những khách hàng không có nhu cầu. Đặc biệt, khi doanh nghiệp đã có tên tuổi trên thị trường thì khách hàng sẽ tự mình đến với thương hiệu khi có nhu cầu mà không cần doanh nghiệp phải mất công đi tìm kiếm.

Xây dựng thương hiệu mạnh

Định vị thị trường giúp cho doanh nghiệp xây dựng được một định vị trong lòng khách hàng với hình ảnh, giá trị và định danh riêng biệt, độc đáo trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng tính nhận diện thương hiệu, độ tin cậy và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong đám đông đối thủ cạnh tranh.

Định vị thị trường mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Định vị thị trường mang đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp

Tận dung cơ hội thị trường

Thông qua quá trình nghiên cứu, doanh nghiệp càng hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, hành vi cũng như xu hướng của khách hàng trong thị trường mục tiêu từ đó tận dung các cơ hội kinh doanh cơ được để phát triển sản phẩm hoặc mơ rộng thị trường.

Tăng cao năng lực cạnh tranh

Khi doanh nghiệp định vị thị trường thành công thì việc để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên đơn giản hơn. Với cái nhìn tổng quan từ thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược kinh doanh và marketing để đối phó với đối thủ cạnh tranh từ đó tăng cường vị thế trên thị trường.

Thúc đẩy hoạt động mua hàng

Xét về phân tích yếu tố tâm lý khách hàng, nếu họ đã có sự tin tưởng và quyết định mua hàng của một thương hiệu nào đó thì họ sẽ luôn có sự tin tưởng và ưu tiên cho những lần mua sắm tiếp theo. Doanh nghiệp càng xây dựng được nhiều sự tín nhiệm trong mắt khách hàng thì tỷ lệ bán hàng của doanh nghiệp đó càng cao hơn.

Các chiến lược định vị thị trường phổ biến hiện nay

Có rất nhiều chiến lược định vị thị trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng, nó phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Sau đây là một số chiến lược định vị phổ biến hiện nay:

Định vị dựa trên đặc điểm của sản phẩm

Doanh nghiệp có thể định vị sản phẩm, dịch vụ dựa trên các đặc điểm độc đáo của chúng như tính năng nổi bật, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, thiết kế độc đáo... Điều này giúp công ty tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu tương ứng với đặc điểm sản phẩm.

Dựa trên giá trị của sản phẩm

Đây là chiến lược mà rất nhiều thương hiệu lớn, cao cấp trên thị trường sử dụng để định vị bản thân ở trên thị trường. Họ hiểu rằng có rất nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền chỉ để sỡ hữu một món đồ chỉ vì giá trị thương hiệu về mặt tinh thần của nó.

Định vị trên giá cả sản phẩm

Để định vị thị trường dựa trên giá cả sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được phân khúc khách hàng mà mình mong muốn hướng đến. Khi đã định hình được mình sẽ trở thành một nhà cung cấp sản phẩm với mức giá ở phân khúc nào thì giá sản phẩm sẽ phải phù hợp với từng phân khúc đó.

Ví dụ nếu hướng đến phân khúc người thu nhập thấp thì giá sản phẩm phải thấp hơn giá thị trường để giành ưu thế còn với phân khúc khách hàng cao cấp thì cần đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được hình ảnh thương hiệu phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Chiến lược định vị thị trường theo giá cả của sản phẩm

Chiến lược định vị thị trường theo giá cả của sản phẩm

Dựa trên nhân khẩu học

Có rất nhiều doanh nghiệp dựa theo các yếu tố trên khẩu học để định vị thị trường cho mình ví dụ như độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích hay tầng lớp kinh tế... Chiến lược này giúp công ty tập trung vào nhóm khách hàng có nhu cầu và đáp ứng đúng mong muốn của họ. Một số thương hiệu đã áp dụng hình thức này thành công có thể kể đến như Dove - sản phẩm dành cho phụ nữ, Johnson & Johnson là sản phẩm cho trẻ em hay Romano hướng đến đối tượng là nam giới....

Dựa trên lĩnh vực hoạt động

Doanh nghiệp có thể định vị thị phần của mình dựa trên lĩnh vực hoạt động cụ thể. Chẳng hạn như công ty chuyên về sản phẩm hữu cơ, sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ tư vấn....Với chiến lược này, công ty có thể tạo ra tính chuyên môn và độc đáo trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Dựa trên trải nghiệm khách hàng

Định vị thị trường dựa trên trải nghiệm khách hàng là cách mà doanh nghiệp mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời, từ dịch vụ sau bán hàng, hỗ trợ khách hàng, giao hàng nhanh chóng. Chiến lược này giúp công ty tạo ra một lợi thế cạnh tranh dựa trên mối quan hệ khách hàng tốt và sự hài lòng của khách hàng.

Quy trình các bước định vị thị trường hiệu quả 

Để việc định vị được diễn ra thành công và đạt được những hiệu quả nhất định thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các bước sau.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Trước đi vào nghiên cứu chiến lược định vị thị trường, đầu tiên mọi người cần phải tìm hiểu về thị trường, khách hàng, phân tích đối thủ, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và các yếu tố liên quan khác. Điều này giúp cho doanh nghiệp biết được mình đang ở đâu trên thị trường và cần phải làm gì để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh cao nhất. Trong đó, khi phân tích đối thủ, mọi người cần lưu ý vấn đề sau:

  • Thị phần: Xem xét đến những thị phần mà đối thủ đang nắm giữ và tốc độ tăng trưởng của họ trên thị trường.
  • Chiến lược: Nắm bắt được các chiến lược bán hàng và marketing mà đối thủ đang triển khai
  • Khách hàng: Tìm hiểu xem đối tượng khách hàng mục tiêu mà đối thủ đang nhắm đến là ai, độ tin cậy và sự tín nhiệm của các đối tượng này với đối thủ là bao nhiêu.
  • Sản phẩm: So sánh xem sản phẩm của đối thủ với của mình có gì khác nhau, điểm nổi bật, tính năng độc đáo của họ ra sao.

Bước 2: Xác định vị thế thương hiệu trên thị trường

Sau khi đã phân tích xong về thị trường, đối thủ cũng như cơ hội kinh doanh ở bước đầu tiên. Lúc này, doanh nghiệp cần phải biết được mình đang có vị trí ở đâu trên thị trường, khách hàng đã biết đến thương hiệu chưa, mục tiêu hướng đến ở tương lai là gì...Điều này vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình định vị thương hiệu trên thị trường mục tiêu.

Một số tiêu chí cần thiết khi định vị thương hiệu:

  • Mức độ quan tâm của khách hàng: Dựa vào lượt tìm kiếm của khách hàng đối với thương hiệu sẽ cho biết về độ quan tâm của họ đối với doanh nghiệp. Mọi người có thể sử dụng các công cụ để đo lường như ahref, Google Search Boxm, Google Keyword Planner...để hỗ trợ phục vụ đo lường.
  • Tương tác trên kênh truyền thông: Với chỉ số này, doanh nghiệp có thể đo được mức độ tương tác của khách hàng đối với thương hiệu của mình trên các phương tiện truyền thông là như thế nào.
  • Lượt truy cập website: Nếu doanh nghiệp sở hữu một trang web thương hiệu, mọi người sẽ cần lưu ý đến lượt truy cập và thời gian mà họ ở lại trên website của mình. 

Các bước định vị thị trường hiệu quả

Các bước định vị thị trường hiệu quả 

Bước 3: Xác định điểm khác biệt

Để doanh nghiệp có thể định vị thị trường thành công, mọi người cần phải xác định được những điểm khác biệt mà chỉ doanh nghiệp của mình có mà đối thủ không có. Dựa vào những điểm riêng biệt này để bổ sung vào những thiếu xót trong sản phẩm, dịch vụ của đối thủ để chen chân vào những thị phần mà đối thủ không khai thác được. Các yếu tố cần so sánh như sau:

  • Thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải có khác đối thủ không?
  • Giá trị cốt lõi mà sản phẩm, dịch vụ mang lại so với đối thủ.
  • Bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp có gì nổi bật hơn đối thủ?
  • Thông điệp quảng cáo, chiến dịch thương hiệu của mình có cần điều chỉnh gì so với đối thủ không?

Bước 4: Đưa ra chiến lược định vị thị trường

Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết thì ở bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đưa ra chiến lược định vị thị trường cho riêng mình. Khi làm được điều này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát và cụ thể cho từng lộ trình cơ bản của quá trình từng bước định vị doanh nghiệp trên thị trường.

Khi đưa ra chiến lược mọi người cũng cần đảm bảo một số tiêu chí ví dụ như dễ hiểu, đơn giản, đầy đủ thông tin, chiến lược cần có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, công việc và các giai đoạn triển khai có mối quan hệ chặt chẽ, có thời gian cụ thể cho từng đầu việc.

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của chiến lược

Khi đã xây dựng được chiến lược định vị thị trường, bước tiếp theo là đi vào triển khai và theo dõi, đo lường đánh giá. Khi đánh giá, mọi người cũng cần phải dựa trên các số liệu chính xác thu thập được từ các cuộc khảo sát, phỏng vấn khách hàng, thăm dò ý kiến...

Một số ví dụ điển hình về định vị thị trường

Apple

Định vị thị trường của Apple là "sáng tạo, độc đáo và hiện đại". Apple tập trung vào phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến, mang tính đột phá và thiết kế đẹp mắt như iPhone, iPad, Macbook, và Apple Watch. Apple định vị mình là một thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghệ, hướng đến đối tượng khách hàng yêu thích công nghệ, muốn sở hữu sản phẩm cao cấp và độc đáo.

Chiến lược định vị thị trường của Apple

Chiến lược định vị thị trường của Apple

Coca-Cola

Định vị thị trường của Coca-Cola là "đồ uống giải khát ngọt ngào và đồng hành cùng niềm vui gia đình và bạn bè". Coca-Cola định vị mình là một thương hiệu đồ uống không cồn phổ biến, tạo cảm giác hân hoan, gắn liền với các dịp lễ, hội họp gia đình và bạn bè.

Nike

Định vị thị trường của Nike là "giày thể thao cao cấp dành cho các vận động viên chuyên nghiệp và người đam mê thể thao". Nike tập trung vào phát triển các sản phẩm giày thể thao công nghệ cao, thiết kế đẹp mắt, và đồng hành cùng các vận động viên hàng đầu thế giới. Nike định vị mình là một thương hiệu thể thao hàng đầu, hướng đến đối tượng khách hàng đam mê thể thao và có nhu cầu sử dụng giày thể thao chất lượng cao.

Airbnb

Định vị thị trường của Airbnb là "trải nghiệm lưu trú độc đáo và mang tính địa phương". Airbnb tập trung vào cung cấp nền tảng đặt phòng trực tuyến cho các chủ nhà địa phương cung cấp những trải nghiệm lưu trú độc đáo, nơi du khách có thể sống như người dân địa phương khi du lịch. Airbnb định vị mình là một lựa chọn khác biệt, độc đáo và mang tính địa phương cho người du lịch có nhu cầu trải nghiệm khác biệt.

Toyota

Định vị thị trường của Toyota là "xe ô tô bền bỉ, an toàn, và tiết kiệm nhiên liệu". Toyota tập trung vào phát triển các dòng xe ô tô đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Định vị thị trường là cách hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhóm khách hàng tiềm năng bằng những điểm khác biệt của sản phẩm đồng thời khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Qua bài viết hữu ích được Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được tất cả những thông tin có liên quan đến định vị thị trường.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly