LinkedIn đã chính thức vượt mốc một tỷ người dùng trong năm ngoái, biến nền tảng này trở thành một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp các nhân viên bán hàng kết nối với khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, mặc dù có mặt trên LinkedIn là một "chìa khóa" trong chiến lược kinh doanh, rất nhiều nhân viên kinh doanh vẫn gặp khó khăn trong việc tận dụng tối đa tiềm năng của nền tảng này.
Đừng vội cảm thấy nản chí khi thấy LinkedIn quá phức tạp vì bạn không phải người duy nhất. Nhưng nếu tiếp cận nền tảng với một chiến lược rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể biến LinkedIn thành công cụ mạnh mẽ để tạo dựng cơ hội kinh doanh và gia tăng doanh số.
Dưới đây là chiến lược chi tiết mà CEO AMP - Morgan J. Ingram đã sử dụng để đảm bảo hiệu quả tối đa trong hoạt động khai thác khách hàng tiềm năng trên LinkedIn.
Đăng ký dùng thử phần mềm BizCRM - Giải pháp giúp đồng bộ dữ liệu khách hàng từ Linekdin, Facebook, Zalo... tại đây.
Hồ sơ LinkedIn có vai trò tạo ấn tượng ban đầu trong không gian số, và chẳng ai lại muốn lãng phí cơ hội tiếp cận khách hàng với một hồ sơ nhạt nhòa. Nhiều khách hàng tiềm năng sẽ ghé thăm trang cá nhân của bạn trước khi cân nhắc việc đặt lịch hẹn. Vì vậy hãy đảm bảo trang chủ của mình thật chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Dưới đây là các bước để đạt được điều đó:
1. Bắt đầu với một bức ảnh chuyên nghiệp
Hình ảnh đại diện của bạn trên LinkedIn chính là "bộ mặt" của thương hiệu cá nhân. Hãy lựa chọn một bức ảnh chân dung được chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, nền đơn giản. Tránh các hiệu ứng quá cầu kỳ, hãy để hình ảnh thể hiện rõ nét nét tính cách và chuyên môn của bạn.
2. Xây dựng tiêu đề thu hút
Đừng chỉ giới hạn bản thân bằng một danh xưng chung chung. Hãy biến tiêu đề của bạn thành một lời hứa giá trị. Thay vì đơn thuần là 'Nhân viên kinh doanh', hãy thử 'Chuyên gia tư vấn chiến lược tiếp thị nội dung, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững'. Nhờ đó, bạn sẽ thu hút những khách hàng thực sự quan tâm đến những gì bạn có thể làm được.
3. Bổ sung các hình ảnh trong phần kinh nghiệm làm việc
Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nhấp vào mục "Phương tiện" để thêm các case study, những khách hàng lớn của mình, chiến dịch thành công hoặc feedback từ khách hàng để tạo độ uy tín cho profile của mình.
Ngoài ra trong phần giới thiệu, hãy thêm những đường link để dẫn các khách hàng tiềm năng “thăm quan” những nội dung khác của bạn như Facebook, Youtube hay Tiktok. Những nội dung đa kênh nếu được xây dựng một cách bài bản sẽ trở thành những mảnh ghép cực hữu ích, giúp khách hàng hình dung rõ nét hơn về bạn theo cách mà bạn muốn.
4. Xác định hồ sơ khách hàng lý tưởng (Ideal customer profile - ICP)
ICP giúp bạn hiểu rõ những khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất và xác định vòng đời khách hàng (Customer Life Cycle). Khi thực hiện bước này, bạn cần xem xét các yếu tố: ngành nghề, quy mô công ty, vai trò công việc và vị trí địa lý (nếu có liên quan).
Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra ICP của mình là Giám đốc Công nghệ thông tin tại một công ty công nghệ quy mô trung bình tại khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Hãy tập trung phân tích kỹ lưỡng đặc điểm của nhóm khách hàng này dựa vào lịch sử tư vấn bán hàng, tra cứu trên các công cụ tìm kiếm hoặc các báo cáo uy tín.
5. Phân tích điểm đau của ICP
Sau khi xác định ICP, bắt đầu phân tích những paint point. Cách tốt nhất để có thông tin này là thông qua đội ngũ hỗ trợ kinh doanh hoặc phỏng vấn các đồng nghiệp cùng ngành đã từng gặp của ICP. Đừng chỉ tra cứu vì những thông tin đó rất chung chung và không mang lại nhiều giá trị thiết thực.
6. Xây dựng đề xuất giá trị phù hợp với các vấn đề của khách hàng
Khi đã xác định được bài toán khách hàng, hãy thử đề xuất giải pháp phù hợp, sát nhất với mong muốn của họ.
Dưới đây là công thức mà CEO AMP - Morgan J. Ingram đã sử dụng:
Để xuât giá trị = Vấn đề + Giải pháp bạn cung cấp + Ứng dụng thực tế trong ngành
Hãy đảm bảo thông điệp ngắn gọn và tập trung làm nổi bật giá trị bạn mang lại và lý do tại sao đối phương nên dành thời gian cho bạn. Bạn cần phải thuyết phục và đi thẳng vào trọng tâm. Sau khi đã hoàn thiện đề xuất của mình, bước tiếp theo sẽ là tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách khéo léo. Sự tương tác hiệu quả trên LinkedIn không chỉ giúp bạn được nhìn thấy mà còn giúp bạn được nhớ đến.
7. Tương tác chủ động với khách hàng tiềm năng
Đừng chờ khách hàng tìm đến mình, hãy chủ động để lại bình luận có giá trị trên các bài đăng liên quan đến ngành của bạn. Điều này thể hiện sự tự tin về chuyên môn và quan trọng hơn, cung cấp không gian để tương tác với các khách hàng lớn.
Tuy nhiên, cần tránh những bình luận chung chung như "Bài viết hay quá!". Thay vào đó, hãy đưa ra những nhận xét chuyên sâu hoặc đặt câu hỏi gia tăng giá trị cho cuộc thảo luận.
Ví dụ: "Quan điểm của anh về chuyển đổi số rất thú vị, đặc biệt là phần về tích hợp AI. Anh nhìn nhận như thế nào về xu hướng các công ty nhỏ áp dụng điều này?" Việc trả lời câu hỏi của bạn cũng là một cách để khách hàng xây dựng thương hiệu cá nhân. Nói chung chủ động xây dựng hội thoại chất lượng là điều mà cả bạn và khách hàng đều có lợi.
8. Gửi lời mời kết nối
Theo Morgan J. Ingram, khi gửi lời mời kết nối, hãy bỏ qua phần ghi chú cá nhân hóa. Từ kinh nghiệm của cá nhân ông, lời mời không có ghi chú lại có tỷ lệ chấp nhận cao hơn. Tuy nhiên, nếu khách hàng không chấp nhận lời mời, hãy rút lại và đợi 3 tuần để có thể gửi tin nhắn cá nhân hóa.
9. Nổi bật bằng ghi âm giọng nói
Hầu hết mọi người sẽ ngần ngại gửi ghi âm hoặc video để tạo điểm nhấn. Tuy nhiên, hãy thử một lần tạo nên nội dung khác biệt với công thức sau đây:
Sau nhiều lần trải nghiệm, Morgan J. Ingram đã đưa ra nhận định tỷ lệ chuyển đổi của phương pháp này là 40%.
10. Đề xuất bước tiếp theo
Khi nhận thấy có thể giải quyết một vấn đề, hãy nhanh chóng chuyển sang đặt lịch hẹn. Hãy cung cấp các khung thời gian cụ thể hoặc liên kết đặt lịch để tối ưu hóa quy trình.
Ví dụ: "Có vẻ như việc tích hợp AI hơi khó để trao đổi qua tin nhắn. Bên anh có thể cho em xin một cái hẹn để thảo luận kỹ hơn không? Em đề xuất là chúng ta có thể trao đổi vào chiều thứ 4..."
Việc tiếp cận và quản lý dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh khác nhau như LinkedIn, Facebook, Zalo, Telegram... luôn là bài toán phức tạp với các doanh nghiệp. Phần mềm BizCRM - vận hành bởi VCCorp có thể giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng các kênh mạng xã hội, trong đó có Linkedin.
Với BizCRM bạn có thể:
Đồng bộ dữ liệu khách hàng tự động
Quản lý dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh trên 1 giao diện
Chăm sóc khách hàng, tương tác cá nhân hóa
Ngoài quản lý khách hàng, BizCRM còn giúp quản lý hiệu quả làm việc của sales, hỗ trợ các hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng. Bạn muốn tìm hiểu thêm có thể để lại thông tin dưới đây để nhận tài khoản dùng thử nhé!
Tổng kết lại, việc khai thác khách hàng trên LinkedIn là một nghệ thuật để có thể chuyển đổi từ cuộc trò chuyện thành các cuộc gặp mặt trực tiếp và xa hơn là ký hợp đồng. Bằng cách áp dụng 10 bước này, bạn có thể biến LinkedIn từ một nền tảng thụ động thành một kênh sinh lợi nhuận mạnh mẽ.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại