Truyền thông đại chúng là gì? Đặc điểm, vai trò, việc làm Mass Communications

Thủy Nguyễn 12/04/2024

Trước thời đại về công nghệ thông tin đang rất phát triển như hiện nay, truyền thông đại chúng là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống xã hội. Mặc dù vậy, có nhiều người vẫn chưa hiểu hết về thuật ngữ này bao gồm đặc điểm, vai trò cũng như những cơ hội công việc. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay Bizfly xin chia sẻ chi tiết về từng vấn đề, mời bạn cùng đón đọc.

Truyền thông đại chúng là gì? 

Truyền thông đại chúng (Mass Communications) là những phương tiện truyền thông có khả năng tiếp cận một lượng đông đảo người xem, người nghe hoặc người đọc. Các phương tiện thông tin đại chúng thường vận dụng các công nghệ như phát thanh, báo chí, truyền hình, Internet để truyền đạt thông tin đến công chúng. 

Truyền thông đại chúng – phương tiện truyền đạt thông tin đến với công chúng
Truyền thông đại chúng – phương tiện truyền đạt thông tin đến với công chúng

Đây là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những quan điểm, lan truyền thông tin và tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ cộng đồng. Mass Communications có thể tạo ra xu hướng, thể hiện giá trị và có ảnh hưởng đến hành vi của mọi người.

Đặc điểm riêng của truyền thông đại chúng 

Hiện nay, Mass Communications là một lĩnh vực quan trọng trong xã hội với những đặc điểm rất đặc biệt. Dưới đây là 4 đặc điểm chính khi nói về Mass Communications: 

  • Tính đại chúng: Truyền thông đại chúng tiếp cận một lượng lớn người, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay địa vị xã hội. 
  • Tính chuyên nghiệp: Đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng và kiến thức chuyên môn sâu rộng để tạo ra những sản phẩm truyền thông hiệu quả. 
  • Tính lan tỏa: Thông điệp của truyền thông có khả năng lan truyền nhanh chóng và rộng rãi trong cộng đồng. 
  • Tính tác động: Truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng, hành vi và tình cảm của con người trong xã hội.
Mass Communications mang tính đại chúng, chuyên nghiệp, lan tỏa và tác động
Mass Communications mang tính đại chúng, chuyên nghiệp, lan tỏa và tác động

Truyền thông đại chúng có vai trò như thế nào?

Như đã nói ở trên, Mass Communications đóng vai trò rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội. Cụ thể:

  • Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin và tin tức cập nhật về các sự kiện, vấn đề toàn cầu và địa phương, giúp công chúng được thông tin.
  • Giữ một vai trò giáo dục quan trọng, cung cấp kiến thức qua các chương trình học thuật, khoa học, lịch sử và văn hóa.
  • Giúp người xem giải trí qua các chương trình truyền hình, phim, âm nhạc, trò chơi video, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống hàng ngày.
  • Mass Communications tạo ra không gian cho việc thảo luận công cộng về các vấn đề quan trọng, từ chính trị và kinh tế đến văn hóa và xã hội, giúp hình thành dư luận và góp phần vào quá trình dân chủ.
  • Mass Communications có khả năng hình thành và phản ánh văn hóa, quan điểm, giá trị và ý thức xã hội, góp phần vào sự đa dạng văn hóa và xã hội.
  • Mass Communications là một công cụ quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp truyền bá thông tin về sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng tiềm năng, thúc đẩy kinh tế.
  • Đóng vai trò giám sát và kiểm soát xã hội, thường được gọi là "Quyền lực thứ tư", giám sát các hoạt động của chính phủ và các tổ chức khác, đề cao sự minh bạch và trách nhiệm.
  • Trong thời kỳ khủng hoảng, như thiên tai hay dịch bệnh, Mass Communications giữ một vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin cần thiết, hướng dẫn cư dân và hỗ trợ các nỗ lực ứng phó.
  • Truyền thông đại chúng có thể thúc đẩy nhận thức và hỗ trợ cho các chương trình phát triển xã hội, từ giáo dục sức khỏe đến quyền lợi cộng đồng và phát triển bền vững.

Các loại hình phổ biến của truyền thông đại chúng 

Nói đến truyền thông đại chúng thực tế có rất nhiều loại hình, mỗi loại hình lại có từng đặc điểm riêng và có hướng đào tạo khác nhau. Cụ thể gồm có:

  • Báo giấy và tạp chí: Một trong những hình thức truyền thông đại chúng truyền thống nhất là qua báo giấy và tạp chí như báo hàng ngày, hàng tuần, và các tạp chí chuyên ngành hoặc giải trí. Chúng cung cấp tin tức, thông tin chuyên sâu và phân tích về sự kiện hiện tại.
  • Kênh truyền hình tin tức, giải trí và chuyên ngành: Truyền hình là một phương tiện quan trọng giúp cung cấp tin tức, chương trình giáo dục, giải trí, thể thao và nhiều nội dung khác. Nó có khả năng tác động mạnh mẽ tới ý kiến công chúng và văn hóa đại chúng.
  • Radio: Dù công nghệ đã phát triển, radio vẫn là một phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến, đặc biệt là trong việc cung cấp tin tức cập nhật, chương trình thảo luận và giải trí âm nhạc.
  • Websites tin tức, blog, và podcasts: Internet đã mở rộng phạm vi và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, cho phép mọi người truy cập nhanh chóng vào một lượng lớn thông tin và giải trí.
  • Mạng xã hội và nền tảng video: Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và nền tảng video như youtube, Tiktok đã trở thành phương tiện quan trọng trong việc truyền bá thông tin và nội dung giải trí, tạo ra các xu hướng và phong trào văn hóa mới.
  • Phim điện ảnh: Điện ảnh không chỉ là hình thức giải trí mà còn là một phương tiện truyền đạt ý tưởng, bình luận xã hội và phản ánh văn hóa đại chúng.
  • Trò chơi điện tử và trò chơi trực tuyến: Dù thường được coi là hình thức giải trí nhưng trò chơi điện tử và trò chơi trưcj tuyến cũng là một phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng tạo ra các cộng đồng trực tuyến và truyền bá văn hóa.
Đa dạng các loại hình trong lĩnh vực Mass Communications
Đa dạng các loại hình trong lĩnh vực Mass Communications

Truyền thông và truyền thông đại chúng có phải là 1 không? 

Truyền thông và truyền thông đại chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và giao tiếp. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn riêng biệt. 

Truyền thông (Communication):

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân hoặc tổ chức thông qua việc sử dụng các ký hiệu, lời nói, hình ảnh, hoặc hành động. Quá trình này có thể diễn ra trên nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:

  • Giao tiếp cá nhân: Cuộc trò chuyện giữa hai người hoặc trong một nhóm nhỏ.
  • Giao tiếp tổ chức: Giao tiếp trong một tổ chức, như truyền đạt thông tin từ lãnh đạo tới nhân viên.
  • Giao tiếp xã hội: Giao tiếp xảy ra trong xã hội, thường thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến.

Truyền thông bao gồm cả việc gửi và nhận thông điệp, và có thể diễn ra thông qua các kênh khác nhau như trực tiếp, viết lách, âm thanh, và video.

Truyền thông Đại chúng (Mass Communication)

Truyền thông đại chúng, một phân ngành của truyền thông, tập trung vào việc phân phối thông tin, ý tưởng, và giải trí tới một lượng lớn người dùng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, radio, và internet. Điểm khác biệt chính của truyền thông đại chúng so với truyền thông thông thường là:

  • Phạm vi ảnh hưởng rộng lớn: Truyền thông đại chúng có khả năng tiếp cận và ảnh hưởng tới một lượng lớn người, thường là toàn bộ dân số của một khu vực hoặc thậm chí là toàn cầu.
  • Một chiều: Trong truyền thông đại chúng, thông điệp thường được phát đi từ một nguồn đơn lẻ tới nhiều người nhận mà không có cơ hội phản hồi trực tiếp từ người nhận tới nguồn.
  • Đa dạng nội dung và mục đích: Từ giải trí, giáo dục, tới thông tin, truyền thông đại chúng phục vụ nhiều mục đích khác nhau cho công chúng rộng lớn.

Trong khi truyền thông là một thuật ngữ rộng lớn bao gồm mọi loại giao tiếp giữa các cá nhân và tổ chức, "truyền thông đại chún cụ thể hóa trong việc phân phối thông tin tới công chúng rộng lớn thông qua các kênh phương tiện đại chúng.

Cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành truyền thông đại chúng 

Với sự đa dạng của thị trường và nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, cơ hội việc làm cho những sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng đang mở ra một cánh cửa rộng lớn hơn bao giờ hết. 

Sáng tạo nội dung trong các công ty truyền thông

Truyền thông đại chúng yêu cầu nội dung có sự sáng tạo cao để mang lại hiệu quả trong các kế hoạch marketing. Do vậy khi bạn học nghề này ra, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm để sáng tạo nội dung. 

Sáng tạo nội dung không đơn thuần là chỉ là kịch bản cho các chương trình truyền thông. Bạn có thể lên nội dung cho video, ấn phẩm media, MV ngắn để truyền thông cho sản phẩm, thương hiệu. Trong mỗi công ty truyền thông, sáng tạo nội dung được xem là vị trí đa năng nhất.

Công việc phóng viên yêu cầu như nhạy bén 
Công việc phóng viên yêu cầu như nhạy bén 

Biên tập viên làm việc cho những cơ quan truyền thông

Biên tập viên có mối quan hệ mật thiết với phóng viên nhưng thường làm việc tại tòa soạn hoặc đài truyền hình. Nhiều người nghĩ rằng công việc của họ chỉ là chỉnh sửa thông tin trước khi công bố, nhưng thực tế họ còn kiểm tra nguồn thông tin, lên ý tưởng và làm việc với phóng viên. 

Công việc này cần tính tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng quản lý đội ngũ. Mức lương biên tập viên cũng thay đổi tùy thuộc vào hạng, hệ số và mức lương cơ sở. 

  • Biên tập viên hạng 1: 11.160.000 - 14.400.000 đồng/tháng.
  • Biên tập viên hạng 2: 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng.
  • Biên tập viên hạng 3: 4.212.000 - 8.964.000 đồng/tháng.

Chuyên viên truyền thông

Nếu bạn tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng thì vị trí chuyên viên truyền thông sẽ thực sự giúp bạn phát huy mọi kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân. Bạn sẽ thực hiện các công việc liên quan tới lập kế hoạch, phát triển các chiến lược truyền thông và đảm nhận công việc tổ chức các sự kiện nội bộ trong công ty. Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia tổ chức những chương trình truyền thông để tăng độ phủ cho thương hiệu.

Hiện nay vị trí chuyên viên truyền thông đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Mức lương trung bình cho chuyên viên truyền thông sẽ dao động từ 8-15 triệu đồng.

Đây là công việc phù hợp với những người am hiểu về quay và dựng phim, cùng với kiến thức về ngành truyền thông. Mức lương không giới hạn nếu bạn có khả năng sản xuất ra những sản phẩm ấn tượng và độc đáo.

Chuyên gia lĩnh vực quảng cáo/ tiếp thị

Công việc của chuyên viên Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, đối thủ và đề xuất chiến lược tiếp thị, truyền thông hợp lý để đạt được mục tiêu kinh doanh. Để thành công, bạn cần rèn luyện tư duy logic, nhạy bén với thị trường và hiểu rõ tâm lý khách hàng, cùng với tinh thần sáng tạo và học hỏi không ngừng. Mức lương trung bình của chuyên viên Marketing khoảng từ 9 đến 18 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy, lĩnh vực truyền thông đại chúng rất đặc biệt và có một vai trò to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Mỗi một loại hình đều có những đặc điểm riêng và khi theo học ngành này cơ hội việc làm cũng cực kỳ rộng mở với mức lương hấp dẫn. Bizfly hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về truyền thông và có những dự định cho công việc tốt hơn.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly