6 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho các app thương mại điện tử năm 2023

Thủy Nguyễn 21/04/2023

Thiết kế app thương mại điện tử đang có tiềm năng rất lớn, mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển ứng dụng. Với nhiều xu hướng công nghệ mới ra đời, các nhà phát triển và doanh nghiệp nên nghiên cứu và áp dụng chúng để không bị tụt hậu cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.

Trong bài viết này, Bizfly đã tổng hợp 6 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho các ứng dụng thương mại điện tử mới nhất trong năm 2023. Các nhà phát triển và tiếp thị nên tìm hiểu và áp dụng ngay.

Tiềm năng và xu hướng phát triển app thương mại điện tử năm 2023

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2023 (EBI 2023) được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố ngày 18/4/2023 cho thấy, lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm 2023 - 2025.

Một báo cáo năm 2021 của Business Of Apps cũng cho biết, doanh thu thương mại điện tử trên thiết bị di động đã đạt 3,7 nghìn tỷ USD trên toàn cầu, chiếm hơn một nửa tổng doanh số chung của ngành thương mại điện tử. Ngoài ra, theo Báo cáo Xu hướng ứng dụng di động 2022 (Mobile app trends 2022) của Adjust, số lượt cài đặt ứng dụng thương mại điện tử đã tăng 12% so với năm 2021.

Tỷ lệ doanh nghiệp có app bán hàng tăng dần qua các năm từ 2018 - 2022 (Theo khảo sát của Vecom)

Tỷ lệ doanh nghiệp có app bán hàng tăng dần qua các năm từ 2018 - 2022 (Theo khảo sát của Vecom)

Có thế thấy, sự bùng nổ của các thiết bị smartphone hiện nay cùng các công nghệ mới được ra mắt đã và đang khiến cho ngành thương mại điện tử có những bước phát triển mạnh mẽ. Việc nắm bắt các xu hướng công nghệ và ứng dụng vào trong phát triển app thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp đó đầu xu hướng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm gia tăng chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Dưới đây là một số những dự đoán xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho các app thương mại điện tử năm 2023 mà những nhà tiếp thị nên biết:

1. Mua hàng Livestream

Mua sắm trực tiếp trên mạng xã hội cũng như trên app thương mại điện tử đã có bước chuyển mình lớn kể từ sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là khi xuất hiện các nền tảng Livestream như Tiktok live, Facebook live, Instagram live, Shopee live,... Trong quá trình livestream, thương hiệu hoặc người bán sẽ trực tiếp giới thiệu một sản phẩm, sau đó ghim sản phẩm lên đầu tiên và cho phép người xem nhấn vào ghim rồi thêm mặt hàng vào giỏ hàng.

Theo nhiều thống kê tính đến năm 2021, tỷ lệ chuyển đổi từ livestream cao gấp 10 lần so với các định dạng thương mại điện tử khác và sẽ tiếp tục tăng lên. Các chuyên gia cũng dự báo rằng lĩnh vực mua sắm livestream sẽ trị giá tới 35 tỷ USD vào năm 2024 chỉ tính riêng  ở Hoa Kỳ.

Mua hàng livestream đang là xu hướng nổi bật thúc đẩy tăng trưởng cho ngành thương mại điện tử

Mua hàng livestream đang là xu hướng nổi bật thúc đẩy tăng trưởng cho ngành thương mại điện tử

Một số ứng dụng cũng đã được phát triển nhằm ăn theo xu hướng này như Ownit Connected Checkout, một ứng dụng hỗ trợ cho app thương mại điện tử, cung cấp khả năng mua sắm trên livestream mà không làm gián đoạn trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên các trang social media.

2. Dịch vụ mua trước trả sau (BNPL)

Mua trước trả sau (Buy now pay later - BNPL) là một hình thức cho phép khách hàng mua sắm ngay lập tức, và sau đó hóa thanh toán đơn sau thành nhiều khoản nhỏ. Dịch vụ này tương tự như gói vay trả góp của thẻ tín dụng, nhưng phương thức thanh toán nhành dễ dàng và linh hoạt hơn so với thẻ tín dụng. Theo một thông tin từ VietnamFinance tháng 8/2022 đã cho biết, thanh toán mua trước trả sau (BNPL) tại Việt Nam có thể tăng 126,4% hàng năm và đạt 1.123,9 triệu USD trong năm 2022.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng BNPL vào thương mại điện tử. Ví dụ điển hình như: Dịch vụ Apple Pay Later của Apple cho phép người tiêu dùng chia nhỏ chi phí mua hàng thành bốn phần và thanh toán tương đương trong 6 tuần, không tính lãi và phí. Năm 2020, PayPal cũng đã cung cấp dịch vụ BNPL, cho phép người dùng PayPal thanh toán thành 4 lần.

Tại Việt Nam, ứng dụng Shopee cũng đã cung cấp dịch vụ BNPL thông qua dịch vụ SPayLater, cho phép người dùng mua trước trả sau trên sàn thương mại điện tử Shopee thông qua hình thức thẻ tín dụng phi vật lý.

Dịch vụ SPayLater trên ứng dụng Shopee

Dịch vụ SPayLater trên ứng dụng Shopee

3. Trải nghiệm Audio

Các chương trình truyền hình đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1950 thay thế cho chương trình phát thanh và radio. Tuy vậy, audio vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nhiều ứng dụng audio đã được phát triển trên điện thoại di động phục vụ nhiều mục đích khác nhau của người dùng.

Theo nhiều thống kê, nhờ có đại dịch Covid-19 mà audio đã có những bước chuyển mình lớn, tính riêng về thị trường podcast toàn cầu đạt tốc độ CAGR là 31,5%, các ứng dụng audio như Clubhouse, Spoon đã tạo nên tiếng vang lớn trên trên thị trường. Các ứng dụng audio mới hiện nay đã phát triển các tính năng giúp tăng trải nghiệm âm thanh. Ví dụ: Hinge - một app hẹn hò mới đây đã cập nhật thêm tính năng audio, trong đó người dùng có tùy chọn tải các đoạn audio từ 30 giây lên hồ sơ của họ. Spotify cũng đang cho thử nghiệm các công cụ tạo podcast, cho phép người dùng tạo podcast của riêng họ trong ứng dụng.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, trải nghiệm Audio được dự đoán trở thành một xu hướng quan trọng trong năm 2023. Doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc áp dụng vào Q&A trong mô hình C2C, chứng thực của khách hàng, hoặc hỗ trợ khách hàng,...

Trải nghiệm Audio có thể sẽ trở thành xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho E-commerce App

Trải nghiệm Audio có thể sẽ trở thành xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho E-commerce App

Theo Bobby Koscheski - Giám đốc toàn cầu về thanh toán đa kênh (Omnichannel) tại ACI Worldwide trong một cuộc phỏng vấn với PYMNTS đã đề cập rằng, audio sẽ sớm được sử dụng để nhắc các ưu đãi đã được cá nhân hóa trong ứng dụng dành cho mobile app.

Xem thêm: Cá nhân hóa ứng dụng là gì? 8 mẹo tăng tương tác ứng dụng nhờ cá nhân hóa

4. Quảng cáo CTV

Quảng cáo truyền hình được kết nối TV (CTV Advertising) là một xu hướng và sự phát triển của ngành công nghiệp mà nhiều nhà tiếp thị ứng dụng đang khai thác, bao gồm cả thương mại điện tử.

Theo thống kê, có tới trên 40% người trưởng thành mỗi ngày xem video qua CTV và nhiều nhà tiếp thị đã nhận thấy sự tăng trưởng lớn về số lượt xem CTV. Báo cáo của Adweek vào năm 2022 đã đưa ra nhận định rằng, chi tiêu cho quảng cáo CTV có thể đạt đạt 21,2 tỷ đô la, và tăng trưởng 39% so với năm 2021.

Ví dụ về CTV Advertising tiêu biểu như nền tảng Streaming Roku đã công bố khi người dùng nhìn thấy quảng cáo thương mại điện tử từ Walmart, họ có thể mua trực tiếp trên smart TV Roku hoặc thiết bị CTV và thanh toán qua ứng dụng Roku Pay. Hoặc ví dụ như dịch vụ CTV Advertising - Quảng cáo Connected TV của Media Lad tại Việt Nam.

Quảng cáo CTV của Media Lab

Quảng cáo CTV của Media Lab

5. Headless commerce

Headless commerce - là một kiến trúc phần mềm trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ngày nay, nhằm mục đích đáp ứng những thay đổi không ngừng trong hành vi của người tiêu dùng, những người bán hàng đã chuyển sang sử dụng công nghệ Headless giúp người dùng có được trải nghiệm không đứt quãng trên tất cả các kênh. Trong vòng chưa tới 2 năm, họ đã huy động được khoản tài trợ khủng trị giá 1,65 tỷ đô la cho các công nghệ Headless.

Kiến trúc Headless sử dụng API để gửi thông tin theo thời gian thực (real-time) giữa người tiêu dùng hoặc giao diện người dùng kỹ thuật số hướng tới người tiêu dùng và các quy trình, công cụ, hệ thống phụ trợ. Nhờ đó, có thêm khả năng tích hợp và quản lý nhiều kênh dễ dàng, giú loại bỏ nhu cầu về các quy trình rắc rối và các công cụ riêng biệt.

Ví dụ: Twitter đã công bố quan hệ hợp tác giữa Twitter và Shopify - một phần mềm thương mại điện tử, điều này đã cho phép người bán liên kết tài khoản Twitter của họ thông qua nền tảng mạng xã hội Shopping Manager và sử dụng các tính năng của nó. 

6. Hỗ trợ thực tế tăng cường (AR)

Hỗ trợ của thực tế tăng cường (AR) trong shopping app không phải là mới, nhưng nó sẽ là xu hướng phát triển trong năm 2023. Một báo cáo của Valuates cho biết rằng AR toàn cầu trong thị trường bán lẻ giai đoạn 2022-2028 sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 20%.

Hiện nay, có nhiều ứng dụng thương mại điện tử đã chuyển sang thực tế tăng cường (AR) để cho phép người mua hàng dùng thử sản phẩm trong ứng dụng. Trong trường hợp này, AR thêm sản phẩm bằng kỹ thuật số vào chế độ xem thực tế và thu hút được khách hàng qua smartphone.

Ví dụ: Amazon Fashion đã phát hành thử nghiệm ảo (Virtual Try-on) bằng Shopping app với sản phẩm giày. Tính năng này sử dụng AR cho phép khách hàng ở nhà cũng có thể xem được hình dáng đôi giày mình chọn khi lên chân trông sẽ thế nào qua mọi góc độ.  Sephora cũng cho ra đời ứng dụng của mình có chức năng gọi là makeup ảo (Virtual Artist) , chức năng này sử dụng nhận diện khuôn mặt để người mua thử các dạng make-up trên app mà không cần tới cửa hàng.

Ví dụ về công nghệ AR đã được ứng dụng với tính năng Virtual Artist của Sephora

Ví dụ về công nghệ AR đã được ứng dụng trong thương mại điện tử với tính năng Virtual Artist của Sephora

Trong bài viết trên, Bizfly đã chia sẻ tới bạn 6 xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ứng dụng thương mai điện tử trong năm 2023. Hy vọng với những thông tin Bizfly cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng để có những chiến lược tiếp thị phù hợp và phát triển vượt bậc trong tương lai.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế app, làm lại app, tích hợp tính năng app, hoặc cần hỗ trợ các giải pháp app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đặc biệt, Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem trong: https://bizfly.vn/giai-phap/dich-vu-thiet-ke-app-mobile.html

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly